Chữ “nhẫn” của Đại tướng
Ông đã trải qua nhiều thử thách vô cùng khó khăn, bất ngờ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vĩnh biệt chúng ta trong sự tiếc thương vô hạn của đồng bào và chiến sĩ cả nước cũng như trong sự ngưỡng mộ và tôn vinh của thế giới. Các chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến dịch đánh máy bay B52 tháng 12/1972, đại thắng mùa xuân tháng 4/1975, chiến đấu chống quân xâm lược tháng 2/1979 mãi mãi ghi tên ông vào sử sách giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Là một người có đóng góp to lớn cho đất nước như vậy nhưng ông cũng nêu một tấm gương lớn về chữ “nhẫn” vì đại nghĩa của dân tộc và đất nước theo đúng lời ông nói: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch đã ủy quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh quân đội, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Chủ tịch còn giao quyền “tướng quân tại ngoại”, ông được quyết định tại mặt trận và báo cáo sau. Ông đã thực hiện quyền hạn của mình với trách nhiệm cao nhất và phát huy tài năng quân sự của mình.
Song, trong chiến dịch Mậu Thân 1968 ông được cử đi nghỉ ở Hungary, và chỉ về nước theo chỉ thị của Bác Hồ khi chiến dịch đã bắt đầu. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới, nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Trong chiến dịch Quảng Trị 1972, ý kiến của ông về chiến lược và chiến thuật bị bác bỏ. Tổn thất to lớn trong chiến dịch Quảng Trị là một bài học đau xót. Sau đó, ông vẫn đóng vai trò to lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lúc đó ông mới 64 tuổi.
Năm 1982, ông được cử làm Phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật và Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, những lĩnh vực rất xa lạ với cuộc đời binh nghiệp của ông.
Nhưng, việc nào ông cũng làm một cách rất nghiêm túc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Những đóng góp của ông về chính sách khoa học - công nghệ được tất cả nhà khoa học ghi nhận.
Ông đã trải qua nhiều thử thách vô cùng khó khăn, bất ngờ. Trong tất cả những trường hợp đó, ông luôn thể hiện thái độ rất bình tĩnh, tự tin, gương mẫu thực hiện đúng kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên trên hết như tinh thần “chí công vi thượng” mà Bác Hồ đã dặn ông ở hang Pắc Bó mà ông vẫn thường nhắc lại với chúng tôi.
Trong suốt thời gian dài được biết ông, làm việc, trao đổi về rất nhiều lĩnh vực, tôi chưa bao giờ nghe ông than phiền một lời nào về anh A, anh B hay về cách đối xử đối với cá nhân mình.
Ông chỉ bảo vệ danh dự và sự thật về mình. Để bảo vệ sức khỏe về thể lực và trí tuệ, ông tập thể dục, đi bộ, tập thiền và đánh đàn piano. Ông tiếp tục sống bình thản, làm việc, phân tích tình hình, gặp gỡ các người giúp việc, ngủ ngon giấc, làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên và khâm phục.
Mặc dầu đã về hưu, tuổi đã cao nhưng ông vẫn luôn quan tâm đến tình hình kinh tế-xã hội của nước nhà và thể hiện sự minh mẫn khác thường, tư duy độc lập về nhiều vấn đề chiến lược của dân tộc. Ông có kiến thức rất sâu rộng về nhiều vấn đề, mỗi lần gửi thư, phát biểu ý kiến công khai về những vấn đề quan trọng của đất nước như dự án khoáng sản ở Tây Nguyên, dự án xây dựng tòa nhà Quốc hội, về giáo dục... ông đều làm việc, bàn thảo rất kỹ lưỡng với anh em cán bộ, cân nhắc từng câu, từng chữ. Tất cả đều thể hiện lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước dân tộc, không kể tuổi tác.
Mặc dầu không được chấp nhận, nhưng ông vẫn kiên trì đóng góp ý kiến với tấm lòng hướng tới toàn thể đồng bào, đồng chí của ông.
Cuộc đời của Đại tướng không chỉ vẻ vang về những chiến công hiển hách. Chữ “nhẫn” trong cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng thể hiện một nhân cách cao đẹp, tinh thần trách nhiệm của ông với sự nghiệp của đất nước.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
Là một người có đóng góp to lớn cho đất nước như vậy nhưng ông cũng nêu một tấm gương lớn về chữ “nhẫn” vì đại nghĩa của dân tộc và đất nước theo đúng lời ông nói: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chủ tịch đã ủy quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh quân đội, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Chủ tịch còn giao quyền “tướng quân tại ngoại”, ông được quyết định tại mặt trận và báo cáo sau. Ông đã thực hiện quyền hạn của mình với trách nhiệm cao nhất và phát huy tài năng quân sự của mình.
Song, trong chiến dịch Mậu Thân 1968 ông được cử đi nghỉ ở Hungary, và chỉ về nước theo chỉ thị của Bác Hồ khi chiến dịch đã bắt đầu. Chiến dịch Mậu Thân làm suy yếu ý chí xâm lược của Mỹ, thúc đẩy phong trào phản chiến ở Mỹ và trên khắp thế giới, nhưng về quân sự có những tổn thất không đáng có và có nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm.
Trong chiến dịch Quảng Trị 1972, ý kiến của ông về chiến lược và chiến thuật bị bác bỏ. Tổn thất to lớn trong chiến dịch Quảng Trị là một bài học đau xót. Sau đó, ông vẫn đóng vai trò to lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, lúc đó ông mới 64 tuổi.
Năm 1982, ông được cử làm Phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật và Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, những lĩnh vực rất xa lạ với cuộc đời binh nghiệp của ông.
Nhưng, việc nào ông cũng làm một cách rất nghiêm túc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Những đóng góp của ông về chính sách khoa học - công nghệ được tất cả nhà khoa học ghi nhận.
Ông đã trải qua nhiều thử thách vô cùng khó khăn, bất ngờ. Trong tất cả những trường hợp đó, ông luôn thể hiện thái độ rất bình tĩnh, tự tin, gương mẫu thực hiện đúng kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên trên hết như tinh thần “chí công vi thượng” mà Bác Hồ đã dặn ông ở hang Pắc Bó mà ông vẫn thường nhắc lại với chúng tôi.
Trong suốt thời gian dài được biết ông, làm việc, trao đổi về rất nhiều lĩnh vực, tôi chưa bao giờ nghe ông than phiền một lời nào về anh A, anh B hay về cách đối xử đối với cá nhân mình.
Ông chỉ bảo vệ danh dự và sự thật về mình. Để bảo vệ sức khỏe về thể lực và trí tuệ, ông tập thể dục, đi bộ, tập thiền và đánh đàn piano. Ông tiếp tục sống bình thản, làm việc, phân tích tình hình, gặp gỡ các người giúp việc, ngủ ngon giấc, làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên và khâm phục.
Mặc dầu đã về hưu, tuổi đã cao nhưng ông vẫn luôn quan tâm đến tình hình kinh tế-xã hội của nước nhà và thể hiện sự minh mẫn khác thường, tư duy độc lập về nhiều vấn đề chiến lược của dân tộc. Ông có kiến thức rất sâu rộng về nhiều vấn đề, mỗi lần gửi thư, phát biểu ý kiến công khai về những vấn đề quan trọng của đất nước như dự án khoáng sản ở Tây Nguyên, dự án xây dựng tòa nhà Quốc hội, về giáo dục... ông đều làm việc, bàn thảo rất kỹ lưỡng với anh em cán bộ, cân nhắc từng câu, từng chữ. Tất cả đều thể hiện lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm của ông trước dân tộc, không kể tuổi tác.
Mặc dầu không được chấp nhận, nhưng ông vẫn kiên trì đóng góp ý kiến với tấm lòng hướng tới toàn thể đồng bào, đồng chí của ông.
Cuộc đời của Đại tướng không chỉ vẻ vang về những chiến công hiển hách. Chữ “nhẫn” trong cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng thể hiện một nhân cách cao đẹp, tinh thần trách nhiệm của ông với sự nghiệp của đất nước.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)