Chứng khoán thế giới: Mỹ tăng, Á giảm
Sau bốn ngày tăng điểm liên tục và một ngày cuối tuần nghỉ ngơi, chứng khoán Mỹ có phiên đầu tuần đầy hứng khởi
Sau bốn ngày tăng điểm liên tục và một ngày cuối tuần nghỉ ngơi, chứng khoán Mỹ có phiên đầu tuần đầy hứng khởi.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á giao dịch buồn tẻ, hầu hết các thị trường lớn đều mất điểm trừ Trung Quốc.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ khởi đầu phiên giao dịch tuần thứ hai của tháng 12 với kết quả rất khả quan. Dẫn đầu là cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty kinh doanh nhà hàng. Kết quả này có được sau khi các nhà đầu tư ở Singapore và Trung Đông đồng ý mua 11,5 tỉ USD trái phiếu chuyển đổi của UBS Agnes.
“Rõ ràng là nguồn vốn này sẽ chèo chống được cơn nguy kịch của các công ty tài chính. Nếu cảm thấy không tự tin, thì những đồng tiền này đã không tìm đường đến” Gerard Sullivan, giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại American Century Investments bình luận.
Đóng cửa phiên đầu tuần, Standard & Poor 500 tăng 11,3 điểm (0,75%), lên mức 1.515,96; Dow thêm 101,45 điểm (0,74%), đạt 13.727,03 điểm; Nasdaq leo thêm 12,79 điểm (0.47%), đạt 2.718,95 điểm.
Các cổ phiếu tài chính trong S&P 500 leo lên mức cao nhất trong một tháng, dẫn đầu là JP Morgan Chase & CO., Citigroup Inc và Bank of America.
Cổ phiếu của JPMorgan tăng 54 cent, lên mức 46,62 USD sau khi Jamie Dimonm tổng giám đốc điều hành của ngân hàng này cho biết: “Ngân hàng có thể chống chọi được với những khoản lỗ trên các thị trường tín dụng nhờ những nguồn thu phi ngân hàng”.
Citigroup, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tăng 80 cent, đạt 35,11 USD. Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai của nước này lên 99 cent, đạt 46,36 USD. Cổ phiếu của UBS phục hồi 1,23USD, đạt 51,71USD sau khi ngân hàng này cho biết sẽ được bổ sung vốn sau khoản thua lỗ 10 tỷ USD.
Lars Kreckel, nhà tư vấn chiến lược vốn tại Exane BNP Paribas ở London bình luận: “Những tin tức tiêu cực từ ngành ngân hàng không còn gây sốc nhiều như thế. Vấn đề bây giờ là thời điểm thích hợp để mua lại những cổ phiếu ngân hàng”
Châu Á, thất vọng phiên đầu tuần
Sau bốn ngày tăng liên tục, các thị trường chứng khoán châu Á có phiên đầu tuần sụt giảm, ngoại trừ Trung Quốc. Thông tin có ảnh hưởng đến khu vực thị trường này là UBS Agnes, một ông chủ cho vay lớn ở Châu Âu, thua lỗ 10 tỉ USD.
Chịu thiệt hại nặng nhất là cổ phiếu ngành tài chính – ngân hàng, điển hình là HSBC Holdings Plc và Bank of China Ltd. Bank of China, ông chủ cho vay lớn thứ hai Trung Quốc trượt 1,2%. HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, mất 2,1%, mức giảm lớn nhất của chỉ số này trong hai tuần qua.
“Subprime sẽ còn gây ra những “cơn đau đầu” dai dẳng cho thị trường. Câu hỏi là tác động tổng thể của nó ở mức độ nào, và câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.” Jacky Choi, chuyên viên quản lý quỹ tại Value Partners Ltd. ở Hồng-Kông bình luận.
Chỉ số Châu Á - Thái Bình Dương MSCI giảm 0,6%, còn ở mức 163,59 điểm sau ba ngày phục hồi ở mức 1,4%. Nikkei 225 của Nhật “cài số lùi” 0,2%, đứng ở mức 15.924,39 điểm.
“Chúng tôi rất lo lắng về tín dụng subprime và ước đoán, sẽ còn nhiều tác động ngược chiều ở phía trước. 25 điểm cơ bản là mức cắt giảm ít hay nhiều cũng có tác dụng. Câu hỏi tiếp theo là, sau đấy điều gì sẽ đến?”, Leslie Phan, nhà phân tích quỹ đầu tư tại Commonwealth Private Bank ở Singapore nhận xét.
CSI 300 của Trung Quốc là hàn thử biểu tăng điểm tốt nhất của khu vực châu Á sau khi China Petroleum & Chemical Corp. ký thỏa thuận hợp tác trị giá 2 tỷ USD để phát triển một khu vực khai thác dầu ở Iran.
Các cổ phiếu của Trung Quốc cũng tăng điểm sau khi Ủy ban Ngoại hối của nước này cho biết sẽ tăng gấp ba số tiền mà các tổ chức đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào các chứng khoán và trái phiếu mệnh giá Nhân dân tệ lên con số 30 tỉ USD ngày 9/12.
Các chỉ số khác của thị trường cũng đều mất điểm. Hang Seng của Hồng Kông mất 341,37 điểm (1.18%), Kospi của Hàn Quốc mất 27,9 điểm (1.44%).
Trong khi đó, chứng khoán châu Á giao dịch buồn tẻ, hầu hết các thị trường lớn đều mất điểm trừ Trung Quốc.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ khởi đầu phiên giao dịch tuần thứ hai của tháng 12 với kết quả rất khả quan. Dẫn đầu là cổ phiếu của các ngân hàng và các công ty kinh doanh nhà hàng. Kết quả này có được sau khi các nhà đầu tư ở Singapore và Trung Đông đồng ý mua 11,5 tỉ USD trái phiếu chuyển đổi của UBS Agnes.
“Rõ ràng là nguồn vốn này sẽ chèo chống được cơn nguy kịch của các công ty tài chính. Nếu cảm thấy không tự tin, thì những đồng tiền này đã không tìm đường đến” Gerard Sullivan, giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại American Century Investments bình luận.
Đóng cửa phiên đầu tuần, Standard & Poor 500 tăng 11,3 điểm (0,75%), lên mức 1.515,96; Dow thêm 101,45 điểm (0,74%), đạt 13.727,03 điểm; Nasdaq leo thêm 12,79 điểm (0.47%), đạt 2.718,95 điểm.
Các cổ phiếu tài chính trong S&P 500 leo lên mức cao nhất trong một tháng, dẫn đầu là JP Morgan Chase & CO., Citigroup Inc và Bank of America.
Cổ phiếu của JPMorgan tăng 54 cent, lên mức 46,62 USD sau khi Jamie Dimonm tổng giám đốc điều hành của ngân hàng này cho biết: “Ngân hàng có thể chống chọi được với những khoản lỗ trên các thị trường tín dụng nhờ những nguồn thu phi ngân hàng”.
Citigroup, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tăng 80 cent, đạt 35,11 USD. Bank of America, ngân hàng lớn thứ hai của nước này lên 99 cent, đạt 46,36 USD. Cổ phiếu của UBS phục hồi 1,23USD, đạt 51,71USD sau khi ngân hàng này cho biết sẽ được bổ sung vốn sau khoản thua lỗ 10 tỷ USD.
Lars Kreckel, nhà tư vấn chiến lược vốn tại Exane BNP Paribas ở London bình luận: “Những tin tức tiêu cực từ ngành ngân hàng không còn gây sốc nhiều như thế. Vấn đề bây giờ là thời điểm thích hợp để mua lại những cổ phiếu ngân hàng”
Châu Á, thất vọng phiên đầu tuần
Sau bốn ngày tăng liên tục, các thị trường chứng khoán châu Á có phiên đầu tuần sụt giảm, ngoại trừ Trung Quốc. Thông tin có ảnh hưởng đến khu vực thị trường này là UBS Agnes, một ông chủ cho vay lớn ở Châu Âu, thua lỗ 10 tỉ USD.
Chịu thiệt hại nặng nhất là cổ phiếu ngành tài chính – ngân hàng, điển hình là HSBC Holdings Plc và Bank of China Ltd. Bank of China, ông chủ cho vay lớn thứ hai Trung Quốc trượt 1,2%. HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, mất 2,1%, mức giảm lớn nhất của chỉ số này trong hai tuần qua.
“Subprime sẽ còn gây ra những “cơn đau đầu” dai dẳng cho thị trường. Câu hỏi là tác động tổng thể của nó ở mức độ nào, và câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.” Jacky Choi, chuyên viên quản lý quỹ tại Value Partners Ltd. ở Hồng-Kông bình luận.
Chỉ số Châu Á - Thái Bình Dương MSCI giảm 0,6%, còn ở mức 163,59 điểm sau ba ngày phục hồi ở mức 1,4%. Nikkei 225 của Nhật “cài số lùi” 0,2%, đứng ở mức 15.924,39 điểm.
“Chúng tôi rất lo lắng về tín dụng subprime và ước đoán, sẽ còn nhiều tác động ngược chiều ở phía trước. 25 điểm cơ bản là mức cắt giảm ít hay nhiều cũng có tác dụng. Câu hỏi tiếp theo là, sau đấy điều gì sẽ đến?”, Leslie Phan, nhà phân tích quỹ đầu tư tại Commonwealth Private Bank ở Singapore nhận xét.
CSI 300 của Trung Quốc là hàn thử biểu tăng điểm tốt nhất của khu vực châu Á sau khi China Petroleum & Chemical Corp. ký thỏa thuận hợp tác trị giá 2 tỷ USD để phát triển một khu vực khai thác dầu ở Iran.
Các cổ phiếu của Trung Quốc cũng tăng điểm sau khi Ủy ban Ngoại hối của nước này cho biết sẽ tăng gấp ba số tiền mà các tổ chức đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào các chứng khoán và trái phiếu mệnh giá Nhân dân tệ lên con số 30 tỉ USD ngày 9/12.
Các chỉ số khác của thị trường cũng đều mất điểm. Hang Seng của Hồng Kông mất 341,37 điểm (1.18%), Kospi của Hàn Quốc mất 27,9 điểm (1.44%).