Chứng khoán thế giới phục hồi
Hàng loạt các bản báo cáo doanh thu quý 3 không tốt đẹp đã đẩy chứng khoán thế giới vào những khúc quanh khó khăn nhất
Tháng 10, thị trường khởi sắc mạnh mẽ đầu tháng với những mốc kỷ lục liên tục bị phá vỡ.
Dow Jones vượt qua thang điểm 14.000, Hang Seng liên tục xác lập những độ cao mới: 28.000 điểm, 29.000 điểm rồi 30.000 điểm. Thế nhưng, hàng loạt các bản báo cáo doanh thu quý 3 không tốt đẹp đã đẩy chứng khoán thế giới vào những khúc quanh khó khăn nhất.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố con số 166.000 việc làm trong tháng 10, gần gấp đôi dự đoán của các nhà kinh tế trong một điều tra của Bloomberg.
Điều này là liều thuốc giúp chỉ số S&P 500 phục hồi sau khi bị sụt giảm 2,6% trong phiên giao dịch ngày đầu tháng. Mark Bronzo, chuyên viên quản lý quỹ của Nationwide Separate Accounts tại New York bình luận: “Con số này giúp mọi người thấy nhẹ nhõm khi nghĩ rằng nền kinh tế quốc gia sẽ không tồi tệ đi”.
Ngày 2/11, S&P 500 tăng 1,21 điểm (0,1%), lên mức 1.509,65 điểm trong khi Dow tăng 27,23 điểm (0,2%), lên mức 13.595,1 điểm và Nasdaq thêm 15,55 điểm (0,6%), đạt 2.810,38 điểm. 18:17 là tỷ lệ giữa cổ phiếu tăng giá so với cổ phiếu giảm giá trong phiên giao dịch cuối tuần qua trên thị trường New York. Tính cả tuần, chỉ số S&P 500 đã mất 1,7%, Dow phục hồi được 1,5% và Nasdaq thêm 0,2%.
Triển vọng về tăng trưởng việc làm sẽ thúc đẩy mức tăng tiêu dùng và hỗ trợ nền kinh tế chống lại cuộc suy thoái đã giúp cổ phiếu của các công ty máy tính và công nghệ leo dốc.
Cổ phiếu của Apple, nhà sản xuất iPod và iPhone, thêm 43 cent, lên mức 187,87 USD. Cổ phiếu của Google, bộ máy tìm kiếm thông dụng nhất thế giới, phục hồi 8,04 USD, lại tiếp tục lên đỉnh cao mới 711,25 USD. cổ phiếu của Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, leo thêm 30 cent, lên mức 26,8 USD.
Ngược lại, Merrill Lynch & Co. dẫn các cổ phiếu tài chính xuống mức giảm hai ngày mạnh nhất kể từ năm 2002 khi thị trường kết thúc tuần thứ hai suy giảm trong hai tháng. Ngành tài chính được đánh giá là hoạt động kém nhất trong 10 ngành kinh tế sau khi các khoản thế chấp vỡ nợ kéo doanh thu trung bình của những tập đoàn này giảm 22% trong quý 3.
Trong 10 tháng đầu năm nay, chỉ số S&P 500-Tài chính đã mất 14%. cổ phiếu của Merrill Lynch mất 4,91 USD (7,9%), xuống ở mức 56,28 USD, mức sụt giảm lớn nhất kể từ 17/9/2001. Deutsche Bank hạ thấp đánh giá của cổ phiếu này từ “mua” xuống “giữ” và cho biết rằng giá trị tài sản của công ty này có thể bị suy giảm đến 10 tỉ USD vì những khoản nợ ký quỹ.
Các nhà phân tích của Deutsche Bank, bao gồm cả Mike Mayo cũng đã giảm mức định giá đối với cổ phiếu Citigroup từ 40USD xuống 34USD và nhận xét rằng Tập đoàn này “có thể phải đối mặt với tình trạng thâm hụt còn tồi tệ hơn dự đoán ở những sản phẩm nghĩa vụ nợ ký quỹ (CDOs) và các sản phẩm chuyển dịch rủi ro khác”.
Cổ phiếu của Citigroup mất 78 cent (2%), còn ở mức 37,73 USD sau mức sụt giảm 8,1% hôm 1/11 do bị tác động chính từ báo cáo của các nhà phân tích thị trường thế giới CIBC, cho biết rằng ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này có thể phải cắt giảm cổ tức.
“Cả ngành tài chính đang đặt một gánh nặng lên thị trường. Đáy tận cùng của khủng hoảng subprime là ở đâu? Chừng nào các bạn còn chưa chắc chắn thì mọi người sẽ tiếp tục “xả” chứng khoán trong lĩnh vực này” Anthony Conroy, Trưởng Bộ phận giao dịch tại BNY ConvergEx Group ở New York nhận xét như vậy.
Ngày 2/11, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm, mất 1.024,54 điểm (3,3%), đóng cửa ở mức 30.468,34 điểm, lung lay niềm tin thị trường sau tuần thứ 8 liên tiếp toả sáng.
Cổ phiếu của Ngân hàng HSBC mất 3,7 HK$ (2,4%), còn ở mức 148,3 HK$, mức sụt giảm lớn nhất kể từ 22/10. Doanh thu của Ngân hàng này trong nửa năm đầu giảm 35% vì các khoản vỡ nợ có tên subprime.
Cổ phiếu của Bank of China, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, mất 13 cent (2,5%), còn ở mức 5,06 HK$, tạm dừng mức tăng 15% trong 6 ngày qua. Ngày 30/10, ông chủ cho vay này cho biết, tăng trưởng doanh thu trong quý 3 này chỉ còn ở mức 22%, giảm so với mức 51% trong nửa năm đầu, sau khi khoản tiền 322 triệu USD bị chôn vùi do đầu tư vào các chứng khoán của Mỹ có liên quan đến subprime.
Chỉ số Hang Seng được đánh giá cao 21 lần so với doanh thu và chỉ số doanh nghiệp Hang Seng China ở mức 28 lần, điều này làm thị trường Hồng Kông trở thành một trong ba thị trường đắt đỏ nhất ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Các chứng khoán của Đài Loan cũng giảm ở mức sâu nhất trong 11 tuần với lo ngại doanh thu bán hàng nước ngoài sẽ suy giảm khi cuộc suy thoái thị trường nhà ở của Mỹ sẽ “xà xẻo” nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Tại Đài Bắc, chỉ số Taiex mất 325,14 điểm (3,4%), đóng cửa ở mức 9.273,09 điểm. Đây là mức tụt dốc lớn nhất của chỉ số này kể từ 16/8. và cũng là hàn thử biểu có mức giao động lớn nhất thế giới trong phiên giao dịch ngày 2/11.
Hàng loạt các thị trường châu Á khác cũng giảm sút mạnh. Tại thị trường Tokyo-Nhật Bản, Nikkei 225 của giảm 352,09 điểm (2,09%) xuống ở mức 16.517,48 điểm, Topix mất 2,18% xuống còn 1.600,17 điểm vào lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/11.
Dow Jones vượt qua thang điểm 14.000, Hang Seng liên tục xác lập những độ cao mới: 28.000 điểm, 29.000 điểm rồi 30.000 điểm. Thế nhưng, hàng loạt các bản báo cáo doanh thu quý 3 không tốt đẹp đã đẩy chứng khoán thế giới vào những khúc quanh khó khăn nhất.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố con số 166.000 việc làm trong tháng 10, gần gấp đôi dự đoán của các nhà kinh tế trong một điều tra của Bloomberg.
Điều này là liều thuốc giúp chỉ số S&P 500 phục hồi sau khi bị sụt giảm 2,6% trong phiên giao dịch ngày đầu tháng. Mark Bronzo, chuyên viên quản lý quỹ của Nationwide Separate Accounts tại New York bình luận: “Con số này giúp mọi người thấy nhẹ nhõm khi nghĩ rằng nền kinh tế quốc gia sẽ không tồi tệ đi”.
Ngày 2/11, S&P 500 tăng 1,21 điểm (0,1%), lên mức 1.509,65 điểm trong khi Dow tăng 27,23 điểm (0,2%), lên mức 13.595,1 điểm và Nasdaq thêm 15,55 điểm (0,6%), đạt 2.810,38 điểm. 18:17 là tỷ lệ giữa cổ phiếu tăng giá so với cổ phiếu giảm giá trong phiên giao dịch cuối tuần qua trên thị trường New York. Tính cả tuần, chỉ số S&P 500 đã mất 1,7%, Dow phục hồi được 1,5% và Nasdaq thêm 0,2%.
Triển vọng về tăng trưởng việc làm sẽ thúc đẩy mức tăng tiêu dùng và hỗ trợ nền kinh tế chống lại cuộc suy thoái đã giúp cổ phiếu của các công ty máy tính và công nghệ leo dốc.
Cổ phiếu của Apple, nhà sản xuất iPod và iPhone, thêm 43 cent, lên mức 187,87 USD. Cổ phiếu của Google, bộ máy tìm kiếm thông dụng nhất thế giới, phục hồi 8,04 USD, lại tiếp tục lên đỉnh cao mới 711,25 USD. cổ phiếu của Intel, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, leo thêm 30 cent, lên mức 26,8 USD.
Ngược lại, Merrill Lynch & Co. dẫn các cổ phiếu tài chính xuống mức giảm hai ngày mạnh nhất kể từ năm 2002 khi thị trường kết thúc tuần thứ hai suy giảm trong hai tháng. Ngành tài chính được đánh giá là hoạt động kém nhất trong 10 ngành kinh tế sau khi các khoản thế chấp vỡ nợ kéo doanh thu trung bình của những tập đoàn này giảm 22% trong quý 3.
Trong 10 tháng đầu năm nay, chỉ số S&P 500-Tài chính đã mất 14%. cổ phiếu của Merrill Lynch mất 4,91 USD (7,9%), xuống ở mức 56,28 USD, mức sụt giảm lớn nhất kể từ 17/9/2001. Deutsche Bank hạ thấp đánh giá của cổ phiếu này từ “mua” xuống “giữ” và cho biết rằng giá trị tài sản của công ty này có thể bị suy giảm đến 10 tỉ USD vì những khoản nợ ký quỹ.
Các nhà phân tích của Deutsche Bank, bao gồm cả Mike Mayo cũng đã giảm mức định giá đối với cổ phiếu Citigroup từ 40USD xuống 34USD và nhận xét rằng Tập đoàn này “có thể phải đối mặt với tình trạng thâm hụt còn tồi tệ hơn dự đoán ở những sản phẩm nghĩa vụ nợ ký quỹ (CDOs) và các sản phẩm chuyển dịch rủi ro khác”.
Cổ phiếu của Citigroup mất 78 cent (2%), còn ở mức 37,73 USD sau mức sụt giảm 8,1% hôm 1/11 do bị tác động chính từ báo cáo của các nhà phân tích thị trường thế giới CIBC, cho biết rằng ngân hàng lớn nhất nước Mỹ này có thể phải cắt giảm cổ tức.
“Cả ngành tài chính đang đặt một gánh nặng lên thị trường. Đáy tận cùng của khủng hoảng subprime là ở đâu? Chừng nào các bạn còn chưa chắc chắn thì mọi người sẽ tiếp tục “xả” chứng khoán trong lĩnh vực này” Anthony Conroy, Trưởng Bộ phận giao dịch tại BNY ConvergEx Group ở New York nhận xét như vậy.
Ngày 2/11, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm, mất 1.024,54 điểm (3,3%), đóng cửa ở mức 30.468,34 điểm, lung lay niềm tin thị trường sau tuần thứ 8 liên tiếp toả sáng.
Cổ phiếu của Ngân hàng HSBC mất 3,7 HK$ (2,4%), còn ở mức 148,3 HK$, mức sụt giảm lớn nhất kể từ 22/10. Doanh thu của Ngân hàng này trong nửa năm đầu giảm 35% vì các khoản vỡ nợ có tên subprime.
Cổ phiếu của Bank of China, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, mất 13 cent (2,5%), còn ở mức 5,06 HK$, tạm dừng mức tăng 15% trong 6 ngày qua. Ngày 30/10, ông chủ cho vay này cho biết, tăng trưởng doanh thu trong quý 3 này chỉ còn ở mức 22%, giảm so với mức 51% trong nửa năm đầu, sau khi khoản tiền 322 triệu USD bị chôn vùi do đầu tư vào các chứng khoán của Mỹ có liên quan đến subprime.
Chỉ số Hang Seng được đánh giá cao 21 lần so với doanh thu và chỉ số doanh nghiệp Hang Seng China ở mức 28 lần, điều này làm thị trường Hồng Kông trở thành một trong ba thị trường đắt đỏ nhất ở châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Các chứng khoán của Đài Loan cũng giảm ở mức sâu nhất trong 11 tuần với lo ngại doanh thu bán hàng nước ngoài sẽ suy giảm khi cuộc suy thoái thị trường nhà ở của Mỹ sẽ “xà xẻo” nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Tại Đài Bắc, chỉ số Taiex mất 325,14 điểm (3,4%), đóng cửa ở mức 9.273,09 điểm. Đây là mức tụt dốc lớn nhất của chỉ số này kể từ 16/8. và cũng là hàn thử biểu có mức giao động lớn nhất thế giới trong phiên giao dịch ngày 2/11.
Hàng loạt các thị trường châu Á khác cũng giảm sút mạnh. Tại thị trường Tokyo-Nhật Bản, Nikkei 225 của giảm 352,09 điểm (2,09%) xuống ở mức 16.517,48 điểm, Topix mất 2,18% xuống còn 1.600,17 điểm vào lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/11.