“Chúng tôi lo hơn mừng”
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng vừa có cuộc trao đổi với báo giới đầu xuân
Đầu tuần tới (26/2), hai sàn giao dịch Tp.HCM, Hà Nội mở cửa trở lại. Giới đầu tư đang phập phồng dự đoán diễn biến thị trường sẽ ra sao sau hơn 1 tuần nghỉ Tết.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng vừa có cuộc trao đổi với báo giới đầu xuân.
Ông nhận định ra sao về diễn biến thị trường trong thời gian tới?
Điều kiện thuận lợi nhiều hơn khó khăn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc về thị trường chứng khoán mới đây cũng nói "mừng nhiều hơn lo".
Nhưng với chúng tôi, lại lo nhiều hơn mừng bởi công việc quản lý sẽ nhiều hơn trong khi lực lượng cán bộ rất mỏng. Trước mắt, một loạt công việc đang cần giải quyết như hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý, tách hai trung tâm giao dịch, trung tâm lưu ký ra khỏi Ủy ban rồi cổ phần hóa ngay, nâng cao năng lực của tổ chức trung gian, ban hành quy trình kiểm soát rủi ro, đạo đức nghề nghiệp...
Về việc tái cấu trúc thị trường, trong đó có lĩnh vực công nghệ tin học để nâng cấp hệ thống giao dịch tại Hà Nội và Tp.HCM, trước Tết chúng tôi đã họp với Bộ Tài chính và ngay tuần này sẽ bàn lại để tháo gỡ cơ chế.
Nếu như trước đây, để nhập hệ thống máy móc công nghệ về cần sự phê chuẩn của nhiều cấp thì tới đây Bộ Tài chính sẽ ủy quyền Ủy ban Chứng khoán, Ủy ban có thể ủy quyền cho lãnh đạo các trung tâm quyết định một số công việc để Tp.HCM có nhanh chóng thực hiện khớp lệnh liên tục, Hà Nội giao dịch từ xa.
Trước phiên giao dịch đầu năm mới, nhiều nhà đầu tư lo lắng về thông tin Việt Nam có thể kiểm soát vốn nước ngoài. Ông nghĩ sao?
Thị trường phát triển thì rất cần có sự thu hút nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng ta đã hội nhập, đã tham gia WTO thì vận hành thị trường phải bình đẳng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta chưa kiểm soát luồng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán, tôi nói kiểm soát không có nghĩa là ngăn chặn mà là khi họ đăng ký thì phải nắm được thông tin về luồng vốn vào, ra. Hiện nay chế độ báo cáo thông tin về luồng vốn đầu tư này chưa có.
Sau khi Luật Chứng khoán và các quy chế được ban hành thì chúng tôi sẽ có công cụ buộc các văn phòng đại diện của các tổ chức đầu tư nước ngoài phải đăng ký lại, phải vận hành theo đúng nghĩa của văn phòng. Nếu không, phải lập các chi nhánh và ủy thác cho các quỹ đầu tư và tổ chức để cơ quan quản lý nắm được thông tin về luồng vốn vào, ra.
Quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là hoan nghênh cả luồng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước vào thị trường chứng khoán.
Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường thời gian qua phát triển quá nóng, sang 2007, Ủy ban sẽ có những biện pháp gì để thị trường vận hành bền vững hơn?
Như chúng tôi đã công bố, trước mắt Việt Nam chưa tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi sẽ tập trung cảnh báo là chính, tăng cường tính công khai minh bạch, hình thành ban giám sát theo quyết định của Chính phủ, xử phạt kiên quyết hơn.
Có ý kiến đề xuất áp dụng biện pháp can thiệp hành chính, chúng tôi đã nghiên cứu, trao đổi với các nước và thấy rất khó đưa ra giải pháp hành chính can thiệp thị trường mà chủ yếu để thị trường tự điều chỉnh.
Cuối năm ngoái, Ủy ban đã trình Bộ Tài chính đề án phát triển thị trường bền vững, tập trung chủ yếu vào các giải pháp dài hạn ví dụ kiến nghị cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn vì luồng tiền từ thị trường chứng khoán rút ra chủ yếu xuất phát từ tình trạng mất cân đối kinh tế.
Với thị trường chứng khoán, chúng tôi đưa ra các giải pháp công khai hóa, đề xuất các tình huống xử lý khi thị trường sụt giảm sau khi tham khảo kinh nghiệm của các nước. Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu phải đưa ra các giải pháp cụ thể hóa hơn nữa, chẳng hạn khi khủng hoảng, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn thì Chính phủ sẽ làm gì, Ủy ban Chứng khoán làm gì, Bộ Tài chính làm gì
Ông từng tuyên bố lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán sẽ từ chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Vậy có thể hiểu cụ thể là như thế nào?
Tôi không gắn việc này với việc ổn định thị trường vì chứng khoán trồi sụt là chuyện bình thường. Còn trách nhiệm Ủy ban Chứng khoán là kế hoạch phát triển, quản lý thị trường, nếu không hoàn thành thì anh không nên đứng trên cương vị đó.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng vừa có cuộc trao đổi với báo giới đầu xuân.
Ông nhận định ra sao về diễn biến thị trường trong thời gian tới?
Điều kiện thuận lợi nhiều hơn khó khăn. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc về thị trường chứng khoán mới đây cũng nói "mừng nhiều hơn lo".
Nhưng với chúng tôi, lại lo nhiều hơn mừng bởi công việc quản lý sẽ nhiều hơn trong khi lực lượng cán bộ rất mỏng. Trước mắt, một loạt công việc đang cần giải quyết như hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý, tách hai trung tâm giao dịch, trung tâm lưu ký ra khỏi Ủy ban rồi cổ phần hóa ngay, nâng cao năng lực của tổ chức trung gian, ban hành quy trình kiểm soát rủi ro, đạo đức nghề nghiệp...
Về việc tái cấu trúc thị trường, trong đó có lĩnh vực công nghệ tin học để nâng cấp hệ thống giao dịch tại Hà Nội và Tp.HCM, trước Tết chúng tôi đã họp với Bộ Tài chính và ngay tuần này sẽ bàn lại để tháo gỡ cơ chế.
Nếu như trước đây, để nhập hệ thống máy móc công nghệ về cần sự phê chuẩn của nhiều cấp thì tới đây Bộ Tài chính sẽ ủy quyền Ủy ban Chứng khoán, Ủy ban có thể ủy quyền cho lãnh đạo các trung tâm quyết định một số công việc để Tp.HCM có nhanh chóng thực hiện khớp lệnh liên tục, Hà Nội giao dịch từ xa.
Trước phiên giao dịch đầu năm mới, nhiều nhà đầu tư lo lắng về thông tin Việt Nam có thể kiểm soát vốn nước ngoài. Ông nghĩ sao?
Thị trường phát triển thì rất cần có sự thu hút nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chúng ta đã hội nhập, đã tham gia WTO thì vận hành thị trường phải bình đẳng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta chưa kiểm soát luồng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán, tôi nói kiểm soát không có nghĩa là ngăn chặn mà là khi họ đăng ký thì phải nắm được thông tin về luồng vốn vào, ra. Hiện nay chế độ báo cáo thông tin về luồng vốn đầu tư này chưa có.
Sau khi Luật Chứng khoán và các quy chế được ban hành thì chúng tôi sẽ có công cụ buộc các văn phòng đại diện của các tổ chức đầu tư nước ngoài phải đăng ký lại, phải vận hành theo đúng nghĩa của văn phòng. Nếu không, phải lập các chi nhánh và ủy thác cho các quỹ đầu tư và tổ chức để cơ quan quản lý nắm được thông tin về luồng vốn vào, ra.
Quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là hoan nghênh cả luồng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước vào thị trường chứng khoán.
Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường thời gian qua phát triển quá nóng, sang 2007, Ủy ban sẽ có những biện pháp gì để thị trường vận hành bền vững hơn?
Như chúng tôi đã công bố, trước mắt Việt Nam chưa tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về phía cơ quan quản lý, chúng tôi sẽ tập trung cảnh báo là chính, tăng cường tính công khai minh bạch, hình thành ban giám sát theo quyết định của Chính phủ, xử phạt kiên quyết hơn.
Có ý kiến đề xuất áp dụng biện pháp can thiệp hành chính, chúng tôi đã nghiên cứu, trao đổi với các nước và thấy rất khó đưa ra giải pháp hành chính can thiệp thị trường mà chủ yếu để thị trường tự điều chỉnh.
Cuối năm ngoái, Ủy ban đã trình Bộ Tài chính đề án phát triển thị trường bền vững, tập trung chủ yếu vào các giải pháp dài hạn ví dụ kiến nghị cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn vì luồng tiền từ thị trường chứng khoán rút ra chủ yếu xuất phát từ tình trạng mất cân đối kinh tế.
Với thị trường chứng khoán, chúng tôi đưa ra các giải pháp công khai hóa, đề xuất các tình huống xử lý khi thị trường sụt giảm sau khi tham khảo kinh nghiệm của các nước. Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu phải đưa ra các giải pháp cụ thể hóa hơn nữa, chẳng hạn khi khủng hoảng, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn thì Chính phủ sẽ làm gì, Ủy ban Chứng khoán làm gì, Bộ Tài chính làm gì
Ông từng tuyên bố lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán sẽ từ chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ. Vậy có thể hiểu cụ thể là như thế nào?
Tôi không gắn việc này với việc ổn định thị trường vì chứng khoán trồi sụt là chuyện bình thường. Còn trách nhiệm Ủy ban Chứng khoán là kế hoạch phát triển, quản lý thị trường, nếu không hoàn thành thì anh không nên đứng trên cương vị đó.