“Có dự án, sản phẩm nhà ở đủ dùng đến 2020”
Sẽ có phương thức kiểm soát tín dụng cho bất động sản cao cấp, kiểm tra lại các dự án sử dụng nhiều đất
“Nhìn chung chưa có biến động lớn về thị trường bất động sản trong năm 2017 và đầu 2018, nhưng thị trường đang có biểu hiện thừa biệt thự, resort. Tới đây, Bộ sẽ có những khuyến cáo cụ thể hơn để các doanh nghiệp có sự điều chỉnh cho phù hợp”.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại buổi làm việc giữa cơ quan này với Tổ công tác của Thủ tướng, ngày 17/2.
Tính kiểm soát dụng cho bất động sản cao cấp
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Tổ trưởng Tổ công tác), cho hay, trước khi làm việc với Bộ Xây dựng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ phải giải trình 6 vấn đề, trong đó có việc xây dựng thể chế, công tác quy hoạch, phát triển nhà ở, quản lý thị trường bất động sản…
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đối với việc quản lý thị trường bất động sản, dù Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đã nhiều lần báo cáo Chính phủ về việc nếu không cẩn trọng thì có thể dẫn tới cung thừa cầu, song Bộ vẫn cần phải tiếp tục cảnh báo để lường đón.
Bộ cũng cần quan tâm đánh giá đúng yếu tố cung - cầu của thị trường, đảm bảo phát triển lành mạnh bởi thị trường nhà ở liên quan đến sự an toàn của hệ thống tín dụng, ngân hàng.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cần đặc biệt quan tâm vấn đề nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở đô thị, không dồn nén dân cư vào trung tâm các thành phố, xây quá nhiều nhà cao tầng trong nội đô.
“Hiện nhà ở xã hội mới giải quyết được khoảng 28% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển nhờ ở quốc gia. Vậy những khó khăn, vướng mắc về nhà ở xã hội do đâu? Bộ Xây dựng có những chiến lược gì hoặc có tham mưu, đề xuất gì với Chính phủ, Thủ tướng để phát triển nhà ở xã hội đạt chỉ tiêu đề ra?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Phản hồi với Tổ công tác, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay, đúng là thị trường đang có dấu hiệu lệch pha cung - cầu, trong đó rõ nhất là thiếu phân khúc nhà trung bình, giá rẻ, thừa nguồn cung hạng sang, cao cấp.
“Theo tính toán của chúng tôi, có những sản phẩm, dự án đã đủ dùng đến năm 2020. Chúng tôi đang bàn với các bộ, ngành để có phương thức kiểm soát tín dụng với bất động sản cao cấp, bàn với các địa phương để kiểm soát tốt phân khúc cao cấp ở địa phương. Chúng tôi cũng đang kiểm tra các dự án sử dụng nhiều đất”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay.
Với thực tế đó, người đứng đầu ngành xây dựng “hứa” với Tổ công tác rằng, tới đây Bộ sẽ quyết liệt hơn trong việc giải quyết tồn tại này, đồng thời đang xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, đề xuất giải pháp, cơ chế quản lý để thị trường phát triển bền vững, có hiệu quả, thông suốt hơn.
“Không để doanh nghiệp xếp hàng lên Bộ”
Cũng tại buổi làm việc, một số tồn tại khác của Bộ Xây dựng cũng được Tổ công tác đề cập, trong đó có việc ì ạch và thiếu thực chất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp.
Cụ thể là vẫn còn tỷ lệ rất lớn doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp, so với tỷ lệ chung của cả nước là 8%.
Đến nay, Bộ Xây dựng mới chỉ thực hiện thoái vốn được 77/170 danh mục cần thực hiện. Tổng số vốn Nhà nước thoái bớt và bán cổ phần là 4.124 tỷ đồng trên tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng là 35.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng cũng rất “sốt ruột” với những phản ánh của người dân, doanh nghiệp về việc đình đốn, ách tắc, chậm tiến độ dự án do các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
“Việc thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công các công trình cao tầng… trước đây thuộc Sở Xây dựng, nhưng chúng ta lại tạo ra thủ tục và những quy định khiến người dân, doanh nghiệp phải xếp hàng làm thủ tục tại Bộ Xây dựng. Điều chỉnh tý xíu cũng phải lên Bộ Xây dựng. Gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, gây lãng phí”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói và cho biết, Thủ tướng lưu ý Bộ cần hết sức quan tâm sát vấn đề này để có điều chỉnh lại.
Theo Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng, tinh thần là phải mạnh dạn phân cấp hơn, tư tưởng là phân cấp chứ không phải là bao cấp, ôm đồm.
Riêng về quản lý quy hoạch, những cái gì không hợp lý, gây lãng phí cho doanh nghiệp thì phải bỏ. “Yêu cầu khu nông nghiệp công nghệ cao phải có quy hoạch 1/500 thì rất khó cho doanh nghiệp. Không lẽ phải ghi rõ là chỗ này trồng dưa, chỗ này trồng rau?”.
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại buổi làm việc giữa cơ quan này với Tổ công tác của Thủ tướng, ngày 17/2.
Tính kiểm soát dụng cho bất động sản cao cấp
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Tổ trưởng Tổ công tác), cho hay, trước khi làm việc với Bộ Xây dựng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ phải giải trình 6 vấn đề, trong đó có việc xây dựng thể chế, công tác quy hoạch, phát triển nhà ở, quản lý thị trường bất động sản…
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, đối với việc quản lý thị trường bất động sản, dù Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đã nhiều lần báo cáo Chính phủ về việc nếu không cẩn trọng thì có thể dẫn tới cung thừa cầu, song Bộ vẫn cần phải tiếp tục cảnh báo để lường đón.
Bộ cũng cần quan tâm đánh giá đúng yếu tố cung - cầu của thị trường, đảm bảo phát triển lành mạnh bởi thị trường nhà ở liên quan đến sự an toàn của hệ thống tín dụng, ngân hàng.
Cùng với đó, Bộ Xây dựng cần đặc biệt quan tâm vấn đề nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở đô thị, không dồn nén dân cư vào trung tâm các thành phố, xây quá nhiều nhà cao tầng trong nội đô.
“Hiện nhà ở xã hội mới giải quyết được khoảng 28% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển nhờ ở quốc gia. Vậy những khó khăn, vướng mắc về nhà ở xã hội do đâu? Bộ Xây dựng có những chiến lược gì hoặc có tham mưu, đề xuất gì với Chính phủ, Thủ tướng để phát triển nhà ở xã hội đạt chỉ tiêu đề ra?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Phản hồi với Tổ công tác, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay, đúng là thị trường đang có dấu hiệu lệch pha cung - cầu, trong đó rõ nhất là thiếu phân khúc nhà trung bình, giá rẻ, thừa nguồn cung hạng sang, cao cấp.
“Theo tính toán của chúng tôi, có những sản phẩm, dự án đã đủ dùng đến năm 2020. Chúng tôi đang bàn với các bộ, ngành để có phương thức kiểm soát tín dụng với bất động sản cao cấp, bàn với các địa phương để kiểm soát tốt phân khúc cao cấp ở địa phương. Chúng tôi cũng đang kiểm tra các dự án sử dụng nhiều đất”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho hay.
Với thực tế đó, người đứng đầu ngành xây dựng “hứa” với Tổ công tác rằng, tới đây Bộ sẽ quyết liệt hơn trong việc giải quyết tồn tại này, đồng thời đang xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, đề xuất giải pháp, cơ chế quản lý để thị trường phát triển bền vững, có hiệu quả, thông suốt hơn.
“Không để doanh nghiệp xếp hàng lên Bộ”
Cũng tại buổi làm việc, một số tồn tại khác của Bộ Xây dựng cũng được Tổ công tác đề cập, trong đó có việc ì ạch và thiếu thực chất của việc cổ phần hóa doanh nghiệp.
Cụ thể là vẫn còn tỷ lệ rất lớn doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ bán vốn Nhà nước rất thấp, so với tỷ lệ chung của cả nước là 8%.
Đến nay, Bộ Xây dựng mới chỉ thực hiện thoái vốn được 77/170 danh mục cần thực hiện. Tổng số vốn Nhà nước thoái bớt và bán cổ phần là 4.124 tỷ đồng trên tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng là 35.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng cũng rất “sốt ruột” với những phản ánh của người dân, doanh nghiệp về việc đình đốn, ách tắc, chậm tiến độ dự án do các quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
“Việc thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công các công trình cao tầng… trước đây thuộc Sở Xây dựng, nhưng chúng ta lại tạo ra thủ tục và những quy định khiến người dân, doanh nghiệp phải xếp hàng làm thủ tục tại Bộ Xây dựng. Điều chỉnh tý xíu cũng phải lên Bộ Xây dựng. Gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, gây lãng phí”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói và cho biết, Thủ tướng lưu ý Bộ cần hết sức quan tâm sát vấn đề này để có điều chỉnh lại.
Theo Tổ trưởng Tổ công tác Mai Tiến Dũng, tinh thần là phải mạnh dạn phân cấp hơn, tư tưởng là phân cấp chứ không phải là bao cấp, ôm đồm.
Riêng về quản lý quy hoạch, những cái gì không hợp lý, gây lãng phí cho doanh nghiệp thì phải bỏ. “Yêu cầu khu nông nghiệp công nghệ cao phải có quy hoạch 1/500 thì rất khó cho doanh nghiệp. Không lẽ phải ghi rõ là chỗ này trồng dưa, chỗ này trồng rau?”.