Cổ phần hóa và mặt trái của “chạy theo tiến độ”
Nguyên Chủ tịch TKV: “Những người muốn làm chu đáo cẩn thận thì lại không đạt được tiến độ theo chỉ đạo”
Bị thúc ép về thời gian, nên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã phải bỏ qua câu chuyện tìm cổ đông chiến lược và vì thế cổ phần hóa không thành công, nguyên Chủ tịch TKV, đại biểu Quốc hội Trần Xuân Hòa nêu quan điểm với VnEconomy bên hành lang Quốc hội, sáng 20/5.
Trước đó, trên nghị trường, Chính phủ xác định mục tiêu trong năm nay, phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2011-2015.
Là thành viên của Ủy ban Kinh tế, ông có đồng tình với nhận định của Ủy ban là việc cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước còn chậm nên khó có thể hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2014-2015?
Còn 6 tháng nữa thôi thì làm sao mà thực hiện được cổ phần hóa đến 289 doanh nghiệp. Nhưng tôi thấy đặt mục tiêu là hơn 400 mà đã thực hiện hơn 100 cũng là tiến bộ lớn rồi.
Có điều, phải đánh giá ở thực chất chứ không nên đánh giá trên đầu số lượng. Tức là phải xem có đạt mục tiêu sau cổ phần hóa đổi mới quản trị doanh nghiệp không.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng là cổ phần hóa thành công cần có đối tác chiến lược, mà muốn có đối tác chiến lược thì phải có đủ thời gian để chuẩn bị, chứ không thể đòi hỏi có ngay được.
Cho nên vừa rồi TKV cổ phần hóa, tôi nghĩ là không thành công, vì mặc dù tiến độ đạt nhưng bán ra được có 0,2% vốn thì là không thành công.
Ví dụ Tổng công ty Điện lực Vinacomin bán được có 14 tỷ đồng trên vốn điều lệ 6.800 tỷ, hay Tổng công ty Khoáng sản Vinacomin cũng bán được có 12 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 2.000 tỷ.
Như thế thì là quá thấp, và thực tế không có gì thay đổi trong quản trị cả.
Có thể nhìn thấy trước là không thành công, vậy sao TKV vẫn tiến hành cổ phần hóa, thưa ông?
Vì mục tiêu đặt ra là rất quyết liệt, nếu anh nào không thực hiện cổ phần hóa đúng tiến độ thì sẽ xem xét kỷ luật, nên anh nào cũng chạy theo tiến độ.
Ban đầu Hội đồng Thành viên TKV đã bàn đến câu chuyện là phải kiếm được đối tác chiến lược.
Nhưng để tìm đối tác thì cần có thời gian chứ, anh phải đi, phải tiếp xúc, phải làm cho đối tác hiểu kỹ về anh, chứ chỉ giới thiệu sơ qua thì làm sao họ hiểu được. Chưa kể còn kiểm toán, đánh giá tài sản nữa, cũng mất rất nhiều thời gian.
Thế cho nên đặt mục tiêu rồi, nhưng cuối cùng bị thúc ép bởi thời gian, lãnh đạo nào chả phải lo, nên mới bỏ qua câu chuyện tìm cổ đông chiến lược, và vì thế cổ phần hóa không có ý nghĩa nhiều.
Tôi nhắc lại là tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Đinh La Thăng, là những đơn vị đặc thù phải kiếm được đối tác chiến lược, còn nếu không làm được thế thì coi như thất bại.
Vậy quan điểm của ông là không nên đặt ra giới hạn về thời gian?
Tất nhiên việc giới hạn thời gian cũng có hai mặt của vấn đề. Như báo chí phản ánh thì chắc chắn có những lãnh đạo doanh nghiệp không muốn cổ phần hóa.
Nhưng còn một mặt nữa, là những người muốn làm chu đáo cẩn thận thì lại không đạt được tiến độ theo chỉ đạo, nên rõ ràng là họ có phần bị chi phối bởi mệnh lệnh hành chính.
Nguyên nhân theo tôi là do giữa tham mưu của các cơ quan liên quan và thực tế còn cách xa nhau quá.
Bản thân bộ phận tham mưu ở các bộ hiện nay thì những người am hiểu về sản xuất là không có nhiều. Trước đây ở trên bộ thì tham mưu phải là những người đã tham gia quá trình sản xuất điều hành, còn bây giờ cũng có những anh thiếu kinh nghiệm để tham mưu.
Vì thế nên nhiều cái tham mưu cho Chính phủ tôi nghĩ là chưa được chính xác, chưa bám sát thực tế lắm. Tóm lại là giữa chính sách và thực hiện còn có khoảng cách.
Từ kinh nghiệm của chính mình, theo ông nên tiến hành cổ phần hóa như thế nào để đảm bảo thực chất?
Theo tôi thì mỗi tập đoàn Nhà nước nên chọn một số đơn vị thí điểm để triển khai, và cần có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ để làm bằng được.
Từ hai ví dụ của TKV đã nêu trên, tôi thấy trong chỉ đạo cần có sự phân biệt, còn nếu cứ như nhau hết thì khó đạt mục tiêu.
Trước đó, trên nghị trường, Chính phủ xác định mục tiêu trong năm nay, phải cổ phần hóa 289 doanh nghiệp để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn 2011-2015.
Là thành viên của Ủy ban Kinh tế, ông có đồng tình với nhận định của Ủy ban là việc cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước còn chậm nên khó có thể hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2014-2015?
Còn 6 tháng nữa thôi thì làm sao mà thực hiện được cổ phần hóa đến 289 doanh nghiệp. Nhưng tôi thấy đặt mục tiêu là hơn 400 mà đã thực hiện hơn 100 cũng là tiến bộ lớn rồi.
Có điều, phải đánh giá ở thực chất chứ không nên đánh giá trên đầu số lượng. Tức là phải xem có đạt mục tiêu sau cổ phần hóa đổi mới quản trị doanh nghiệp không.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng là cổ phần hóa thành công cần có đối tác chiến lược, mà muốn có đối tác chiến lược thì phải có đủ thời gian để chuẩn bị, chứ không thể đòi hỏi có ngay được.
Cho nên vừa rồi TKV cổ phần hóa, tôi nghĩ là không thành công, vì mặc dù tiến độ đạt nhưng bán ra được có 0,2% vốn thì là không thành công.
Ví dụ Tổng công ty Điện lực Vinacomin bán được có 14 tỷ đồng trên vốn điều lệ 6.800 tỷ, hay Tổng công ty Khoáng sản Vinacomin cũng bán được có 12 tỷ đồng trên vốn điều lệ là 2.000 tỷ.
Như thế thì là quá thấp, và thực tế không có gì thay đổi trong quản trị cả.
Có thể nhìn thấy trước là không thành công, vậy sao TKV vẫn tiến hành cổ phần hóa, thưa ông?
Vì mục tiêu đặt ra là rất quyết liệt, nếu anh nào không thực hiện cổ phần hóa đúng tiến độ thì sẽ xem xét kỷ luật, nên anh nào cũng chạy theo tiến độ.
Ban đầu Hội đồng Thành viên TKV đã bàn đến câu chuyện là phải kiếm được đối tác chiến lược.
Nhưng để tìm đối tác thì cần có thời gian chứ, anh phải đi, phải tiếp xúc, phải làm cho đối tác hiểu kỹ về anh, chứ chỉ giới thiệu sơ qua thì làm sao họ hiểu được. Chưa kể còn kiểm toán, đánh giá tài sản nữa, cũng mất rất nhiều thời gian.
Thế cho nên đặt mục tiêu rồi, nhưng cuối cùng bị thúc ép bởi thời gian, lãnh đạo nào chả phải lo, nên mới bỏ qua câu chuyện tìm cổ đông chiến lược, và vì thế cổ phần hóa không có ý nghĩa nhiều.
Tôi nhắc lại là tôi rất đồng tình với Bộ trưởng Đinh La Thăng, là những đơn vị đặc thù phải kiếm được đối tác chiến lược, còn nếu không làm được thế thì coi như thất bại.
Vậy quan điểm của ông là không nên đặt ra giới hạn về thời gian?
Tất nhiên việc giới hạn thời gian cũng có hai mặt của vấn đề. Như báo chí phản ánh thì chắc chắn có những lãnh đạo doanh nghiệp không muốn cổ phần hóa.
Nhưng còn một mặt nữa, là những người muốn làm chu đáo cẩn thận thì lại không đạt được tiến độ theo chỉ đạo, nên rõ ràng là họ có phần bị chi phối bởi mệnh lệnh hành chính.
Nguyên nhân theo tôi là do giữa tham mưu của các cơ quan liên quan và thực tế còn cách xa nhau quá.
Bản thân bộ phận tham mưu ở các bộ hiện nay thì những người am hiểu về sản xuất là không có nhiều. Trước đây ở trên bộ thì tham mưu phải là những người đã tham gia quá trình sản xuất điều hành, còn bây giờ cũng có những anh thiếu kinh nghiệm để tham mưu.
Vì thế nên nhiều cái tham mưu cho Chính phủ tôi nghĩ là chưa được chính xác, chưa bám sát thực tế lắm. Tóm lại là giữa chính sách và thực hiện còn có khoảng cách.
Từ kinh nghiệm của chính mình, theo ông nên tiến hành cổ phần hóa như thế nào để đảm bảo thực chất?
Theo tôi thì mỗi tập đoàn Nhà nước nên chọn một số đơn vị thí điểm để triển khai, và cần có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ để làm bằng được.
Từ hai ví dụ của TKV đã nêu trên, tôi thấy trong chỉ đạo cần có sự phân biệt, còn nếu cứ như nhau hết thì khó đạt mục tiêu.