Có thể đến giữa 2015 mới có Luật Biểu tình
Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Quốc hội họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xây dựng pháp luật
Dù đã được Thủ tướng khẳng định sự cần thiết trước Quốc hội và cử tri cả nước từ cuối 2011, song dự kiến vẫn phải đến giữa 2015, dự án Luật Biểu tình mới được trình Quốc hội xem xét thông qua.
Chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.
Mặc dù chưa nằm trong đề nghị của Chính phủ cho năm 2014, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh, các dự án Luật Trưng cầu dân ý và Luật Biểu tình đã thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13.
Đây là hai dự án luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi bổ sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình 2014 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015).
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng việc Chính phủ không đưa mà Ủy ban Pháp luật lại đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình 2014 là không hợp lý, có thể sẽ gây ra khó khăn vì chưa chuẩn bị được gì. Vì thế ông Khoa đề nghị chỉ để dự án luật này ở chương trình chuẩn bị.
Chưa chuẩn bị được dự án Luật Biểu tình, song xác định năm 2014 là năm tập trung cho việc hoàn thiện thể chế sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Chính phủ đề xuất tới 55 dự án luật.
“Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về các dự án luật”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường báo cáo.
Đáng chú ý là Chính phủ đề nghị bổ sung 10 dự án vào chương trình chính thức năm 2013, trong đó có Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi Điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Việc từ tháng 6/2012 đến nay, Chính phủ đã ba lần đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 được Ủy ban Pháp luật phê là “quá nhiều”. Cơ quan này đề nghị Chính phủ cần có kế hoạch, bố trí thời gian, cũng như các điều kiện cần thiết để sớm khắc phục được tình trạng này.
Với số lượng dự án luật được cho là đồ sộ của năm sau, Ủy ban Pháp luật đề nghị đưa 37 dự án vào chương trình chính thức, 21 dự án trong chương trình chuẩn bị và tán thành ưu tiên cho các dự án để phúc đáp yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.
Đó là việc sửa đổi các dự án luật Xây dựng, Phá sản, Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, Hải quan, Đầu tư, Doanh nghiệp, Kinh doanh bất động sản …
Chỉ ra khá nhiều điều chưa ổn của dự kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu không dự kiến chương trình dự bị, mà cứ soạn thảo đạt yêu cầu thì đưa vào chính thức.
Ông cũng yêu cầu rà soát lại theo nguyên tắc đã đưa vào là phải “chắc ăn”, những dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội gác lại mà chưa trình xem tiếp (như dự án Luật Hộ tịch) cũng phải bỏ ra khỏi chương trình.
“Hết Luật Hộ tịch lại đến Luật Căn cước, một người mà không biết bao nhiêu giấy tờ, tôi làm dân tôi cũng sợ các ông lắm rồi đấy”, Chủ tịch nói.
Ông cũng lưu ý, sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua thì ưu tiên nhất là các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Còn dự án Luật Biểu tình cứ tiếp tục chuẩn bị, nếu tốt thì đưa vào chương trình chính thức.
Chiều 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.
Mặc dù chưa nằm trong đề nghị của Chính phủ cho năm 2014, song Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh, các dự án Luật Trưng cầu dân ý và Luật Biểu tình đã thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa 13.
Đây là hai dự án luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi bổ sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình 2014 trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015).
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng việc Chính phủ không đưa mà Ủy ban Pháp luật lại đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình 2014 là không hợp lý, có thể sẽ gây ra khó khăn vì chưa chuẩn bị được gì. Vì thế ông Khoa đề nghị chỉ để dự án luật này ở chương trình chuẩn bị.
Chưa chuẩn bị được dự án Luật Biểu tình, song xác định năm 2014 là năm tập trung cho việc hoàn thiện thể chế sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Chính phủ đề xuất tới 55 dự án luật.
“Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về các dự án luật”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường báo cáo.
Đáng chú ý là Chính phủ đề nghị bổ sung 10 dự án vào chương trình chính thức năm 2013, trong đó có Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi Điều 170 của Luật Doanh nghiệp.
Việc từ tháng 6/2012 đến nay, Chính phủ đã ba lần đề nghị điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 được Ủy ban Pháp luật phê là “quá nhiều”. Cơ quan này đề nghị Chính phủ cần có kế hoạch, bố trí thời gian, cũng như các điều kiện cần thiết để sớm khắc phục được tình trạng này.
Với số lượng dự án luật được cho là đồ sộ của năm sau, Ủy ban Pháp luật đề nghị đưa 37 dự án vào chương trình chính thức, 21 dự án trong chương trình chuẩn bị và tán thành ưu tiên cho các dự án để phúc đáp yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế.
Đó là việc sửa đổi các dự án luật Xây dựng, Phá sản, Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, Hải quan, Đầu tư, Doanh nghiệp, Kinh doanh bất động sản …
Chỉ ra khá nhiều điều chưa ổn của dự kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu không dự kiến chương trình dự bị, mà cứ soạn thảo đạt yêu cầu thì đưa vào chính thức.
Ông cũng yêu cầu rà soát lại theo nguyên tắc đã đưa vào là phải “chắc ăn”, những dự án đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội gác lại mà chưa trình xem tiếp (như dự án Luật Hộ tịch) cũng phải bỏ ra khỏi chương trình.
“Hết Luật Hộ tịch lại đến Luật Căn cước, một người mà không biết bao nhiêu giấy tờ, tôi làm dân tôi cũng sợ các ông lắm rồi đấy”, Chủ tịch nói.
Ông cũng lưu ý, sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua thì ưu tiên nhất là các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Còn dự án Luật Biểu tình cứ tiếp tục chuẩn bị, nếu tốt thì đưa vào chương trình chính thức.