Thủ tướng đề nghị xây dựng Luật Biểu tình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ 13
Không có bộ nào đề nghị cả mà chính Thủ tướng Chính phủ đề nghị cần thiết phải có Luật Biểu tình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 28/9.
Thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với nhiều dự án luật theo đề nghị của Chính phủ, trong đó có dự án Luật Biểu tình.
Đây cũng là dự án luật đã được một số vị đại biểu đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2012 khi thảo luận tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13.
Tại báo cáo thẩm tra, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình, với lý do ban hành luật này là cần thiết nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình. Đồng thời Nhà nước cũng có cơ chế kiểm soát hoạt động biểu tình trên thực tế.
“Tất nhiên, nếu ban hành luật này thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thời điểm xem xét, thông qua, điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng kích động quần chúng biểu tình gây rối an ninh trật tự”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý trình bày.
Tuy nhiên, ngay tại cơ quan thẩm tra cũng có ý kiến đề nghị chưa ban hành luật này và cho rằng nếu ban hành sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, gây khó khăn cho địa phương.
Bên cạnh 115 dự án do Chính phủ đề nghị, tập hợp từ đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Pháp luật kiến nghị đưa 126 dự án, trong đó có 116 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh vào chương trình toàn khóa.
Theo đó, lĩnh vực quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân có 8 dự án luật, trong đó có Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin và Luật biểu tình.
35 dự án thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế có Luật Đất đai (sửa đổi), Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở (sửa đổi)…
Một số dự án luật đã được nhiều vị đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh mẽ qua nhiều kỳ họp cũng đã được đưa vào chương trình. Như Luật Đầu tư mua sắm công, Luật Biển Việt Nam…
Một điều khá đặc biệt là lần này đã có hai vị đại biểu Quốc hội đề xuất dự án luật. Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất ban hành Luật Bảo vệ quyền riêng tư. Còn đại biểu Nguyễn Minh Hồng cùng Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị dự án Luật Nhà văn.
Tuy nhiên, cả hai dự án luật này chưa được đưa vào chương trình dự kiến vì chưa có đủ hồ sơ theo quy định và chưa trình Chính phủ cho ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan, cá nhân liên quan tiếp tục chuẩn bị hồ sơ theo quy định và trình Quốc hội xem xét, quyết định khi có đủ điều kiện cần thiết theo luật định.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng lưu ý, cá nhân đại biểu trình dự án luật cũng phải đầy đủ hồ sơ như các luật khác, ý kiến đề xuất lần này đều ghi nhận nhưng sẽ cân nhắc đưa vào chương trình khi đáp ứng được yêu cầu.
Thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ 13, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với nhiều dự án luật theo đề nghị của Chính phủ, trong đó có dự án Luật Biểu tình.
Đây cũng là dự án luật đã được một số vị đại biểu đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật năm 2012 khi thảo luận tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13.
Tại báo cáo thẩm tra, nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành đưa dự án Luật Biểu tình vào chương trình, với lý do ban hành luật này là cần thiết nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình. Đồng thời Nhà nước cũng có cơ chế kiểm soát hoạt động biểu tình trên thực tế.
“Tất nhiên, nếu ban hành luật này thì cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thời điểm xem xét, thông qua, điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng kích động quần chúng biểu tình gây rối an ninh trật tự”, Chủ nhiệm Phan Trung Lý trình bày.
Tuy nhiên, ngay tại cơ quan thẩm tra cũng có ý kiến đề nghị chưa ban hành luật này và cho rằng nếu ban hành sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, gây khó khăn cho địa phương.
Bên cạnh 115 dự án do Chính phủ đề nghị, tập hợp từ đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Pháp luật kiến nghị đưa 126 dự án, trong đó có 116 dự án luật, 10 dự án pháp lệnh vào chương trình toàn khóa.
Theo đó, lĩnh vực quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân có 8 dự án luật, trong đó có Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin và Luật biểu tình.
35 dự án thuộc lĩnh vực dân sự, kinh tế có Luật Đất đai (sửa đổi), Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở (sửa đổi)…
Một số dự án luật đã được nhiều vị đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh mẽ qua nhiều kỳ họp cũng đã được đưa vào chương trình. Như Luật Đầu tư mua sắm công, Luật Biển Việt Nam…
Một điều khá đặc biệt là lần này đã có hai vị đại biểu Quốc hội đề xuất dự án luật. Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất ban hành Luật Bảo vệ quyền riêng tư. Còn đại biểu Nguyễn Minh Hồng cùng Hội Nhà văn Việt Nam đề nghị dự án Luật Nhà văn.
Tuy nhiên, cả hai dự án luật này chưa được đưa vào chương trình dự kiến vì chưa có đủ hồ sơ theo quy định và chưa trình Chính phủ cho ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan, cá nhân liên quan tiếp tục chuẩn bị hồ sơ theo quy định và trình Quốc hội xem xét, quyết định khi có đủ điều kiện cần thiết theo luật định.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng lưu ý, cá nhân đại biểu trình dự án luật cũng phải đầy đủ hồ sơ như các luật khác, ý kiến đề xuất lần này đều ghi nhận nhưng sẽ cân nhắc đưa vào chương trình khi đáp ứng được yêu cầu.