Thủ tướng: Có Luật Biểu tình để đảm bảo quyền của dân
Luật Biểu tình và chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa là hai nội dung trả lời chất vấn quan trọng của Thủ tướng sáng 25/11
Khép lại hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội, sáng 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trình bày báo cáo, giải trình thêm một số nội dung mà nhiều đại biểu và đồng bào cả nước quan tâm chất vấn.
Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng khẳng định sẽ giảm dần lãi suất theo mức giảm của lạm phát, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và bảo đảm giá trị của đồng tiền Việt Nam. Có giải pháp thích hợp để hỗ trợ phục hồi lành mạnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh là thông điệp quan trọng được Thủ tướng nhấn mạnh. Ông nói, theo thẩm quyền, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế và đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp.
Với băn khoăn về phương thức và lộ trình tổ chức thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Thủ tướng đã giải trình thêm một số nội dung về cơ cấu lại đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng. Ông cho biết, sẽ có phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.
Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội, Thủ tướng nói.
10h30 phút, Thủ tướng bắt đầu trả lời chất vấn trực tiếp.
20 đại biểu đăng ký chất vấn nhưng thời gian chỉ còn có 40 phút, nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu hỏi một câu trong một phút.
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh muốn được nghe quan điểm của Thủ tướng về bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, những giải pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quan điểm và chủ trương của Chính phủ với việc người dân biểu thị lòng yêu nước trước việc chủ quyền bị vi phạm.
Cơ sở nào để Chính phủ đề nghị có Luật Biểu tình cũng là điều đại biểu Đỗ Văn Vẻ muốn chất vấn Thủ tướng.
Giải pháp của Chính phủ để ngư dân yên tâm bám biển Đông, nhất là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là câu hỏi của đại biểu Đặng Ngọc Tùng.
Đại biểu Trần Văn Minh chất vấn, cử tri rất quan tâm đến vụ việc của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả xử lý trách nhiệm.
Chủ tịch Quốc hội nói, vấn đề này đã có báo cáo riêng, nếu Thủ tướng thấy cần thiết thì sẽ nói thêm.
Các nội dung khác được đại biểu chất vấn Thủ tướng còn liên quan đến vấn đề tài cơ cấu nền kinh tế, sự chậm trễ trong xây nhà Quốc hội, quyết tâm khắc phục các vấn đề xã hội bức xúc...
Đặt vấn đề liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Văn Phúc muốn biết quan điểm của người đứng đầu Chính phủ về ý kiến và đề nghị của một số chuyên gia rằng trước hết cần phải tái cơ cấu chính bộ máy thực thi nhiệm vụ này, cần có một thiết chế mới, một cơ quan của Chính phủ đó là Ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ hoặc một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch và sẽ giao cho Ủy ban này những thẩm quyền đặc biệt so với thẩm quyền của cơ quan hiện hành.
Sau khi tất cả vị đại biểu Quốc hội dừng đặt câu hỏi, Thủ tướng bắt đầu trả lời. Ông nói, các vấn đề đặt ra đều quan trọng, xin cố gắng trình bày từng vấn đề.
Ông nêu rõ, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời, vùng biển 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.
"Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỷ 17, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào, và chúng ta đã làm chủ liên tục trên thực tế", ông nói.
Theo Thủ tướng, năm 1956, Trung Quốc đã chiếm đóng một số nơi tại Hoàng Sa, năm 1974 thì đánh chiếm toàn bộ, vào thời điểm đó, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên án và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Lập trường nhất quán là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử để khẳng định điều này, nhưng chủ trương dùng biện pháp hòa bình để giải quyết.
Thủ tướng cũng cho biết, tại quần đảo Trường Sa thì Trung Quốc, Đài Loan, Philipinnes hiện đang chiếm giữ một số đảo, tuy nhiên Việt Nam có số đảo đang nắm giữ nhiều nhất so với các bên có đòi hỏi chủ quyền, cũng là bên duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống.
Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và các thỏa thuận mới đây đã ký kết, không làm phức tạp thêm tình hình, các bên giữ nguyên trạng, không gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định khu vực, Thủ tướng nói.
Đồng thời, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng và tăng cường khả năng tự vệ, có các cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào trong khu vực này.
Về căn cứ yêu cầu xây dựng Luật Biểu tình, Thủ tướng nêu rõ, thứ nhất là thực hiện theo Hiến pháp, với quy định công dân dược biểu tình theo pháp luật, ta chưa có luật thì nên xây dựng luật. Thứ hai, thực tế có nhiều cuộc tụ tập của đồng bào để bày tỏ ý kiến nguyện vọng với chính quyền, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý vấn đề này, nên khó cho dân và khó cho cả chính quyền, nảy sinh lúng túng trong quản lý, và từ đó xuất hiện biểu hiện lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã báo cáo và Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định để quản lý, nhưng hiệu lực của nghị định chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế, nên Chính phủ kiến nghị xem xét để có Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như điều kiện của Việt Nam, đảm bảo quyền của dân, ngăn chặn các hành vi gây xâm hại đến lợi ích của xã hội.
Ông khẳng định, chủ trương nhất quán của Chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương khen thưởng xứng đáng và khuyến khích mọi việc làm vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm những hành vi có động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước và bảo vệ chủ quyền để gây phương hại cho đất nước...
11h17, Thủ tướng nhìn đồng hồ. Ông nói, còn nhiều vấn đề chưa trả lời, nhưng do hết thời gian nên các vấn đề còn lại sẽ trả lời bằng văn bản, sẽ công bố trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đồng bào biết rõ.
Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhấn mạnh các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng khẳng định sẽ giảm dần lãi suất theo mức giảm của lạm phát, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu và bảo đảm giá trị của đồng tiền Việt Nam. Có giải pháp thích hợp để hỗ trợ phục hồi lành mạnh thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh là thông điệp quan trọng được Thủ tướng nhấn mạnh. Ông nói, theo thẩm quyền, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế và đề nghị Quốc hội xem xét việc miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp ở mức phù hợp.
Với băn khoăn về phương thức và lộ trình tổ chức thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Thủ tướng đã giải trình thêm một số nội dung về cơ cấu lại đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng. Ông cho biết, sẽ có phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an toàn hệ thống, không làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.
Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội, Thủ tướng nói.
10h30 phút, Thủ tướng bắt đầu trả lời chất vấn trực tiếp.
20 đại biểu đăng ký chất vấn nhưng thời gian chỉ còn có 40 phút, nên Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đại biểu hỏi một câu trong một phút.
Đại biểu Lê Bộ Lĩnh muốn được nghe quan điểm của Thủ tướng về bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, những giải pháp cụ thể để bảo vệ chủ quyền biển đảo, quan điểm và chủ trương của Chính phủ với việc người dân biểu thị lòng yêu nước trước việc chủ quyền bị vi phạm.
Cơ sở nào để Chính phủ đề nghị có Luật Biểu tình cũng là điều đại biểu Đỗ Văn Vẻ muốn chất vấn Thủ tướng.
Giải pháp của Chính phủ để ngư dân yên tâm bám biển Đông, nhất là ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là câu hỏi của đại biểu Đặng Ngọc Tùng.
Đại biểu Trần Văn Minh chất vấn, cử tri rất quan tâm đến vụ việc của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả xử lý trách nhiệm.
Chủ tịch Quốc hội nói, vấn đề này đã có báo cáo riêng, nếu Thủ tướng thấy cần thiết thì sẽ nói thêm.
Các nội dung khác được đại biểu chất vấn Thủ tướng còn liên quan đến vấn đề tài cơ cấu nền kinh tế, sự chậm trễ trong xây nhà Quốc hội, quyết tâm khắc phục các vấn đề xã hội bức xúc...
Đặt vấn đề liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, đại biểu Nguyễn Văn Phúc muốn biết quan điểm của người đứng đầu Chính phủ về ý kiến và đề nghị của một số chuyên gia rằng trước hết cần phải tái cơ cấu chính bộ máy thực thi nhiệm vụ này, cần có một thiết chế mới, một cơ quan của Chính phủ đó là Ủy ban tái cơ cấu nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ hoặc một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch và sẽ giao cho Ủy ban này những thẩm quyền đặc biệt so với thẩm quyền của cơ quan hiện hành.
Sau khi tất cả vị đại biểu Quốc hội dừng đặt câu hỏi, Thủ tướng bắt đầu trả lời. Ông nói, các vấn đề đặt ra đều quan trọng, xin cố gắng trình bày từng vấn đề.
Ông nêu rõ, Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời, vùng biển 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.
"Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỷ 17, khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào, và chúng ta đã làm chủ liên tục trên thực tế", ông nói.
Theo Thủ tướng, năm 1956, Trung Quốc đã chiếm đóng một số nơi tại Hoàng Sa, năm 1974 thì đánh chiếm toàn bộ, vào thời điểm đó, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên án và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Lập trường nhất quán là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử để khẳng định điều này, nhưng chủ trương dùng biện pháp hòa bình để giải quyết.
Thủ tướng cũng cho biết, tại quần đảo Trường Sa thì Trung Quốc, Đài Loan, Philipinnes hiện đang chiếm giữ một số đảo, tuy nhiên Việt Nam có số đảo đang nắm giữ nhiều nhất so với các bên có đòi hỏi chủ quyền, cũng là bên duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống.
Chủ trương của chúng ta là nghiêm túc thực hiện tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 và các thỏa thuận mới đây đã ký kết, không làm phức tạp thêm tình hình, các bên giữ nguyên trạng, không gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định khu vực, Thủ tướng nói.
Đồng thời, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng và tăng cường khả năng tự vệ, có các cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào trong khu vực này.
Về căn cứ yêu cầu xây dựng Luật Biểu tình, Thủ tướng nêu rõ, thứ nhất là thực hiện theo Hiến pháp, với quy định công dân dược biểu tình theo pháp luật, ta chưa có luật thì nên xây dựng luật. Thứ hai, thực tế có nhiều cuộc tụ tập của đồng bào để bày tỏ ý kiến nguyện vọng với chính quyền, nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý vấn đề này, nên khó cho dân và khó cho cả chính quyền, nảy sinh lúng túng trong quản lý, và từ đó xuất hiện biểu hiện lợi dụng kích động xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã báo cáo và Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định để quản lý, nhưng hiệu lực của nghị định chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế, nên Chính phủ kiến nghị xem xét để có Luật Biểu tình, phù hợp với Hiến pháp và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như điều kiện của Việt Nam, đảm bảo quyền của dân, ngăn chặn các hành vi gây xâm hại đến lợi ích của xã hội.
Ông khẳng định, chủ trương nhất quán của Chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương khen thưởng xứng đáng và khuyến khích mọi việc làm vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm những hành vi có động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước và bảo vệ chủ quyền để gây phương hại cho đất nước...
11h17, Thủ tướng nhìn đồng hồ. Ông nói, còn nhiều vấn đề chưa trả lời, nhưng do hết thời gian nên các vấn đề còn lại sẽ trả lời bằng văn bản, sẽ công bố trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để đồng bào biết rõ.