Có thể mua cổ phần ở nước ngoài?
Ông bầu của Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai vừa tuyên bố "sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Câu lạc bộ Arsenal"
Sau hàng loạt bước hợp tác với Arsenal như: hợp tác đào tạo bóng đá trẻ, đặt bảng quảng cáo tại sân Emirates (của Câu lạc bộ Arsenal)..., bầu Đức đang "mơ” đến việc trở thành cổ đông lớn nhất của Câu lạc bộ Arsenal.
Sáng 12/2, thông tin "sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Câu lạc bộ Arsenal" vừa được ông Đoàn Nguyên Đức, ông bầu của Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, tuyên bố đã trở thành đề tài "nóng" tại các sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia và cả những người trong cuộc, mục tiêu đầy tham vọng này khó trở thành hiện thực. Dưới đây là một số ý kiến.
Phải cần thời gian
(Ông Đoàn Nguyên Đức, ông bầu của Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai)
Tôi đã ủy thác cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nghiên cứu, thẩm định báo cáo tài chính của Câu lạc bộ Arsenal cũng như khả năng sinh lợi khi đầu tư vào câu lạc bộ này trước khi đi đến quyết định đầu tư. Sau khi nghiên cứu xong, chúng tôi sẽ trình hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, ý đồ và cả bước đi cụ thể của tôi cho việc hiện thực hóa mục tiêu này đã có, còn việc thực hiện giao dịch này như thế nào, có thành công hay không còn đòi hỏi phải có thời gian.
Riêng về mặt chính sách, theo tôi được biết, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào để điều chỉnh hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong vòng hai ba năm tới, chắc chắn những văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này sẽ được xây dựng và ban hành.
Đang xây dựng hành lang pháp lý
(Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Thời gian qua có một số doanh nghiệp hỏi về thủ tục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài qua hình thức mua cổ phần của các công ty nước ngoài. Nhưng cho đến nay doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư là bị tắc vì chưa có cơ sở pháp lý để cấp phép.
Đối với những trường hợp như vậy chúng tôi chỉ làm đầu mối tiếp nhận rồi chuyển cho Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài, và Bộ Tài chính đang soạn thảo thông tư liên tịch để hướng dẫn hoạt động này.
Chưa có luật cho mua cổ phiếu ở nước ngoài
(Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Cho đến nay, các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực chứng khoán của Việt Nam chỉ mới đề cập việc niêm yết cổ phiếu và huy động vốn ở nước ngoài, chứ chưa có bất cứ điều luật nào đề cập việc một công ty trong nước đầu tư mua cổ phiếu của một công ty khác ở nước ngoài.
Chúng ta cũng nên tính tới việc xây dựng các cơ chế chính sách liên quan đến vấn đề đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cụ thể ở đây là làm thế nào để một công ty trong nước có thể tham gia mua cổ phần, cổ phiếu của một công ty khác ở nước ngoài.
Hơi bị… khó
(Một chuyên gia chứng khoán)
Với chính sách quản lý ngoại hối khá chặt chẽ của Việt Nam hiện nay, hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam rất khó thực hiện. Việc một công ty hay một cá nhân nào của Việt Nam, dù có đủ tiềm lực về tài chính để có thể sở hữu đến 25% cổ phần của một đơn vị tầm cỡ như Câu lạc bộ Arsenal, với giá trị vốn hóa trên thị trường lên tới hàng tỉ đôla cũng khó thực hiện, nếu xét về mặt cơ chế.
Về năng lực tài chính, khó có thể tin rằng một cá nhân hay một công ty Việt Nam nào đủ khả năng thực hiện giao dịch thâu tóm để trở thành cổ đông lớn đối với một Câu lạc bộ như Arsenal. Bởi lẽ trong giao dịch thâu tóm, giá đưa ra thương lượng phải cao hơn rất nhiều lần so với giá thị trường. Chẳng hạn, mới đây Microsoft đã đưa ra mức giá cao hơn 81% so với giá thị trường để thương lượng mua lại Yahoo! nhưng cũng chưa đến đâu.
Tóm lại, kể cả khi chính sách ngoại hối được Nhà nước mở đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì các công ty lớn của Việt Nam cũng khó có đủ "nội lực" để giao dịch thâu tóm đến 25% cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal, chứ chưa nói gì đến một cá nhân.
Có dễ mua được cổ phiếu của Arsenal?
Arsenal Holdings Plc, công ty mẹ của Câu lạc bộ Arsenal - là một công ty TNHH, chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hiện chỉ có 62.217 cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal được phát hành ra công chúng.
Tính đến thời điểm 15/1/2008, giá bình quân cổ phần của Arsenal là 8.550 bảng Anh/cổ phần (tương đương 16.648 USD/cổ phần). Tính ra giá trị của Câu lạc bộ này trên thị trường lên tới 531,97 triệu bảng Anh (tương đương 1,035 tỉ USD hay 16.560 tỉ đồng Việt Nam).
Ban giám đốc Arsenal đã đồng ý không xem xét bán cổ phần của họ cho những "cá nhân không được phép mua" cho đến tháng 4/2009, và sự lựa chọn đầu tiên đối với việc bán cổ phần này sẽ chỉ xảy ra khoảng tháng 10-2012.
Ai đang nắm giữ cổ phần của Arsenal?
Ban giám đốc Arsenal hiện đang nắm giữ 45% cổ phần của Câu lạc bộ này, trong đó cổ đông lớn nhất là Danny Fiszman - một nhà mua bán kim cương ở London - nắm giữ 24,1% và Nina Bracewell - Smith (vợ của cháu nội cựu chủ tịch Câu lạc bộ này) giữ 15,9%.
Ông trùm thể thao người Mỹ Stan Kroenke, thông qua Công ty Kroenke Sports Enterprises ở Anh, hiện đang nắm giữ 7.584 cổ phần, chiếm 12,2% cổ phần của Câu lạc bộ này.
Phần sở hữu lớn nhất trong Câu lạc bộ này của một cổ đông không phải là thành viên ban giám đốc thuộc về công ty chứng khoán Red & White, chiếm 23%. (Công ty này do tỉ phú người Nga Alisher Usmanov và nhà tài chính thành London Farhad Moshiri sở hữu).
(Nguồn: Wikipedia)
Sáng 12/2, thông tin "sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của Câu lạc bộ Arsenal" vừa được ông Đoàn Nguyên Đức, ông bầu của Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai, tuyên bố đã trở thành đề tài "nóng" tại các sàn chứng khoán.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia và cả những người trong cuộc, mục tiêu đầy tham vọng này khó trở thành hiện thực. Dưới đây là một số ý kiến.
Phải cần thời gian
(Ông Đoàn Nguyên Đức, ông bầu của Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai)
Tôi đã ủy thác cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) nghiên cứu, thẩm định báo cáo tài chính của Câu lạc bộ Arsenal cũng như khả năng sinh lợi khi đầu tư vào câu lạc bộ này trước khi đi đến quyết định đầu tư. Sau khi nghiên cứu xong, chúng tôi sẽ trình hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, ý đồ và cả bước đi cụ thể của tôi cho việc hiện thực hóa mục tiêu này đã có, còn việc thực hiện giao dịch này như thế nào, có thành công hay không còn đòi hỏi phải có thời gian.
Riêng về mặt chính sách, theo tôi được biết, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào để điều chỉnh hình thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, trong vòng hai ba năm tới, chắc chắn những văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này sẽ được xây dựng và ban hành.
Đang xây dựng hành lang pháp lý
(Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Thời gian qua có một số doanh nghiệp hỏi về thủ tục đầu tư gián tiếp ra nước ngoài qua hình thức mua cổ phần của các công ty nước ngoài. Nhưng cho đến nay doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư là bị tắc vì chưa có cơ sở pháp lý để cấp phép.
Đối với những trường hợp như vậy chúng tôi chỉ làm đầu mối tiếp nhận rồi chuyển cho Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mà cụ thể là Cục Đầu tư nước ngoài, và Bộ Tài chính đang soạn thảo thông tư liên tịch để hướng dẫn hoạt động này.
Chưa có luật cho mua cổ phiếu ở nước ngoài
(Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Cho đến nay, các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực chứng khoán của Việt Nam chỉ mới đề cập việc niêm yết cổ phiếu và huy động vốn ở nước ngoài, chứ chưa có bất cứ điều luật nào đề cập việc một công ty trong nước đầu tư mua cổ phiếu của một công ty khác ở nước ngoài.
Chúng ta cũng nên tính tới việc xây dựng các cơ chế chính sách liên quan đến vấn đề đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cụ thể ở đây là làm thế nào để một công ty trong nước có thể tham gia mua cổ phần, cổ phiếu của một công ty khác ở nước ngoài.
Hơi bị… khó
(Một chuyên gia chứng khoán)
Với chính sách quản lý ngoại hối khá chặt chẽ của Việt Nam hiện nay, hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam rất khó thực hiện. Việc một công ty hay một cá nhân nào của Việt Nam, dù có đủ tiềm lực về tài chính để có thể sở hữu đến 25% cổ phần của một đơn vị tầm cỡ như Câu lạc bộ Arsenal, với giá trị vốn hóa trên thị trường lên tới hàng tỉ đôla cũng khó thực hiện, nếu xét về mặt cơ chế.
Về năng lực tài chính, khó có thể tin rằng một cá nhân hay một công ty Việt Nam nào đủ khả năng thực hiện giao dịch thâu tóm để trở thành cổ đông lớn đối với một Câu lạc bộ như Arsenal. Bởi lẽ trong giao dịch thâu tóm, giá đưa ra thương lượng phải cao hơn rất nhiều lần so với giá thị trường. Chẳng hạn, mới đây Microsoft đã đưa ra mức giá cao hơn 81% so với giá thị trường để thương lượng mua lại Yahoo! nhưng cũng chưa đến đâu.
Tóm lại, kể cả khi chính sách ngoại hối được Nhà nước mở đối với hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thì các công ty lớn của Việt Nam cũng khó có đủ "nội lực" để giao dịch thâu tóm đến 25% cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal, chứ chưa nói gì đến một cá nhân.
Có dễ mua được cổ phiếu của Arsenal?
Arsenal Holdings Plc, công ty mẹ của Câu lạc bộ Arsenal - là một công ty TNHH, chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Hiện chỉ có 62.217 cổ phần của Câu lạc bộ Arsenal được phát hành ra công chúng.
Tính đến thời điểm 15/1/2008, giá bình quân cổ phần của Arsenal là 8.550 bảng Anh/cổ phần (tương đương 16.648 USD/cổ phần). Tính ra giá trị của Câu lạc bộ này trên thị trường lên tới 531,97 triệu bảng Anh (tương đương 1,035 tỉ USD hay 16.560 tỉ đồng Việt Nam).
Ban giám đốc Arsenal đã đồng ý không xem xét bán cổ phần của họ cho những "cá nhân không được phép mua" cho đến tháng 4/2009, và sự lựa chọn đầu tiên đối với việc bán cổ phần này sẽ chỉ xảy ra khoảng tháng 10-2012.
Ai đang nắm giữ cổ phần của Arsenal?
Ban giám đốc Arsenal hiện đang nắm giữ 45% cổ phần của Câu lạc bộ này, trong đó cổ đông lớn nhất là Danny Fiszman - một nhà mua bán kim cương ở London - nắm giữ 24,1% và Nina Bracewell - Smith (vợ của cháu nội cựu chủ tịch Câu lạc bộ này) giữ 15,9%.
Ông trùm thể thao người Mỹ Stan Kroenke, thông qua Công ty Kroenke Sports Enterprises ở Anh, hiện đang nắm giữ 7.584 cổ phần, chiếm 12,2% cổ phần của Câu lạc bộ này.
Phần sở hữu lớn nhất trong Câu lạc bộ này của một cổ đông không phải là thành viên ban giám đốc thuộc về công ty chứng khoán Red & White, chiếm 23%. (Công ty này do tỉ phú người Nga Alisher Usmanov và nhà tài chính thành London Farhad Moshiri sở hữu).
(Nguồn: Wikipedia)