Có thể sửa Hiến pháp ngay cuối năm nay
Đại biểu đề nghị Quốc hội cần đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi một cách cơ bản, căn cơ một số điều của Hiến pháp năm 1992
Chưa sửa đổi một cách căn cơ nhưng rất có thể phải sửa Hiến pháp ngay trong kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phát biểu cuối phiên thảo luận sáng nay của Quốc hội.
Theo ông Thuận, nếu trong kỳ họp cuối năm nay tổng kết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại 10 tỉnh, thành vừa rồi, nếu Quốc hội đồng ý không tổ chức nữa và được phép của Ban chấp hành Trung ương thì có thể chúng ta phải sửa Hiến pháp. Song, cũng chỉ sửa những nội dung liên quan đến tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, “với điều kiện là Quốc hội phải đồng ý”, ông Thuận nhấn mạnh.
Chắc chắn trong nhiệm kỳ Quốc hội sau vẫn phải sửa đổi một cách căn cơ hơn các quy định của Hiến pháp để thực hiện cho được những đổi mới trong các văn kiện, các nghị quyết của Đảng về mặt thể chế cũng như về các nội dung khác, Chủ nhiệm Thuận nói.
Tại dự kiến dự kiến chương trình xây dựng luật năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung vào chương trình chuẩn bị dự thảo nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Ngay từ phiên thảo luận tổ, một số vị đại biểu đã tỏ ra sốt ruột khi sửa Hiến pháp là vấn đề rất hệ trọng nhưng việc tham mưu vẫn hết sức lúng túng.
Thảo luận tại hội trường hôm nay, một số ý kiến cũng đề nghị Quốc hội cần đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi một cách cơ bản, căn cơ một số điều của Hiến pháp năm 1992 để làm cơ sở cho việc sửa đổi các luật khác như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân…
“Nếu chúng ta sửa đổi một cách cơ bản, căn cơ một số điều trong Hiến pháp thì chúng ta mới có cơ sở sửa đổi những luật tiếp theo”, đại biểu Đặng Văn Khanh phát biểu.
Đại biểu Ngô Văn Minh đề nghị phải tập trung sửa Hiến pháp ngay trong kỳ họp thứ 9 chứ không thể để đến nhiệm kỳ sau mới sửa.
Đưa vào cấp thiết, rút ra nhẹ nhàng
Thời gian chậm, hồ sơ thiếu, đưa vào cấp thiết, rút ra nhẹ nhàng…, đại biểu “phê” cả Chính phủ và “tự phê” chính Quốc hội khi công tác xây dựng pháp luật còn quá nhiều hạn chế.
Đại biểu Chu Sơn Hà nêu thực tế, một số bộ gửi các dự thảo luật tới các cơ quan thẩm tra, tới Quốc hội quá chậm. Cá biệt có dự thảo luật gửi tới tay đại biểu Quốc hội sau ngày khai mạc kỳ họp nhiều ngày. Ngay tại kỳ họp này, Luật Tố tụng hành chính - một dự án luật rất lớn - nhưng sau 8 ngày kể từ ngày khai mạc đại biểu Quốc hội mới được tiếp cận với dự án luật.
Theo phân tích của đại biểu Hồ Trọng Ngũ thì các cơ quan của Quốc hội trong quá trình làm luật đã làm thay cho các cơ quan của Chính phủ nhiều quá. Được đưa sang cơ quan của Quốc hội qua một quá trình thảo luận xong rất nhiều đạo luật hầu như thay đổi cả chính sách lẫn hình hài ban đầu.
Điều đó chứng tỏ quá trình chuẩn bị của Chính phủ và sự thẩm định của Bộ Tư pháp là chưa được kỹ càng, đại biểu Ngũ nói.
Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh thì than thở “không biết sẽ giải thích với cử tri như thế nào” vì trước khi đi họp Quốc hội, tất cả các đoàn đại biểu Quốc hội đã báo cáo trước cử tri cả nước là kỳ này sẽ thông qua Luật biển, Luật thủ đô và một số luật khác nữa. Nhưng khi họp thì Quốc hội lại không thông qua những luật đó được.
Theo đại biểu Hà, hành vi không chấp hành nghiêm luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội diễn ra kéo dài và liên tục, lặp đi lặp lại không một tổ chức nào, cá nhân nào xem xét xử lý trách nhiệm nên chủ thể mặc nhiên vi phạm.
Đại biểu cũng chưa tỏ rõ thái độ của mình khi Chính phủ hay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rút ra một dự án luật, đại biểu Trịnh Thị Nga nhận xét. Chúng ta phải kiểm điểm trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, bà Nga đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, với tư cách đứng đầu một bộ giúp cho Chính phủ để quản lý thống nhất về công tác xây dựng pháp luật đã “xin lỗi các đại biểu Quốc hội vì làm ảnh hưởng đến chương trình của Quốc hội”.
"Xin được tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội", Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những thể chế mới trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đưa vào chương trình những dự án luật khả thi, đầy đủ hồ sơ, thật sự cần thiết. Việc điều chỉnh bổ sung chương trình chỉ thực hiện mỗi năm 2 lần trước mỗi kỳ họp của Quốc hội.
Theo ông Thuận, nếu trong kỳ họp cuối năm nay tổng kết việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại 10 tỉnh, thành vừa rồi, nếu Quốc hội đồng ý không tổ chức nữa và được phép của Ban chấp hành Trung ương thì có thể chúng ta phải sửa Hiến pháp. Song, cũng chỉ sửa những nội dung liên quan đến tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, “với điều kiện là Quốc hội phải đồng ý”, ông Thuận nhấn mạnh.
Chắc chắn trong nhiệm kỳ Quốc hội sau vẫn phải sửa đổi một cách căn cơ hơn các quy định của Hiến pháp để thực hiện cho được những đổi mới trong các văn kiện, các nghị quyết của Đảng về mặt thể chế cũng như về các nội dung khác, Chủ nhiệm Thuận nói.
Tại dự kiến dự kiến chương trình xây dựng luật năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung vào chương trình chuẩn bị dự thảo nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Ngay từ phiên thảo luận tổ, một số vị đại biểu đã tỏ ra sốt ruột khi sửa Hiến pháp là vấn đề rất hệ trọng nhưng việc tham mưu vẫn hết sức lúng túng.
Thảo luận tại hội trường hôm nay, một số ý kiến cũng đề nghị Quốc hội cần đặc biệt quan tâm đến việc sửa đổi một cách cơ bản, căn cơ một số điều của Hiến pháp năm 1992 để làm cơ sở cho việc sửa đổi các luật khác như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân…
“Nếu chúng ta sửa đổi một cách cơ bản, căn cơ một số điều trong Hiến pháp thì chúng ta mới có cơ sở sửa đổi những luật tiếp theo”, đại biểu Đặng Văn Khanh phát biểu.
Đại biểu Ngô Văn Minh đề nghị phải tập trung sửa Hiến pháp ngay trong kỳ họp thứ 9 chứ không thể để đến nhiệm kỳ sau mới sửa.
Đưa vào cấp thiết, rút ra nhẹ nhàng
Thời gian chậm, hồ sơ thiếu, đưa vào cấp thiết, rút ra nhẹ nhàng…, đại biểu “phê” cả Chính phủ và “tự phê” chính Quốc hội khi công tác xây dựng pháp luật còn quá nhiều hạn chế.
Đại biểu Chu Sơn Hà nêu thực tế, một số bộ gửi các dự thảo luật tới các cơ quan thẩm tra, tới Quốc hội quá chậm. Cá biệt có dự thảo luật gửi tới tay đại biểu Quốc hội sau ngày khai mạc kỳ họp nhiều ngày. Ngay tại kỳ họp này, Luật Tố tụng hành chính - một dự án luật rất lớn - nhưng sau 8 ngày kể từ ngày khai mạc đại biểu Quốc hội mới được tiếp cận với dự án luật.
Theo phân tích của đại biểu Hồ Trọng Ngũ thì các cơ quan của Quốc hội trong quá trình làm luật đã làm thay cho các cơ quan của Chính phủ nhiều quá. Được đưa sang cơ quan của Quốc hội qua một quá trình thảo luận xong rất nhiều đạo luật hầu như thay đổi cả chính sách lẫn hình hài ban đầu.
Điều đó chứng tỏ quá trình chuẩn bị của Chính phủ và sự thẩm định của Bộ Tư pháp là chưa được kỹ càng, đại biểu Ngũ nói.
Còn đại biểu Trần Ngọc Vinh thì than thở “không biết sẽ giải thích với cử tri như thế nào” vì trước khi đi họp Quốc hội, tất cả các đoàn đại biểu Quốc hội đã báo cáo trước cử tri cả nước là kỳ này sẽ thông qua Luật biển, Luật thủ đô và một số luật khác nữa. Nhưng khi họp thì Quốc hội lại không thông qua những luật đó được.
Theo đại biểu Hà, hành vi không chấp hành nghiêm luật, pháp lệnh và nghị quyết của Quốc hội diễn ra kéo dài và liên tục, lặp đi lặp lại không một tổ chức nào, cá nhân nào xem xét xử lý trách nhiệm nên chủ thể mặc nhiên vi phạm.
Đại biểu cũng chưa tỏ rõ thái độ của mình khi Chính phủ hay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rút ra một dự án luật, đại biểu Trịnh Thị Nga nhận xét. Chúng ta phải kiểm điểm trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, bà Nga đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, với tư cách đứng đầu một bộ giúp cho Chính phủ để quản lý thống nhất về công tác xây dựng pháp luật đã “xin lỗi các đại biểu Quốc hội vì làm ảnh hưởng đến chương trình của Quốc hội”.
"Xin được tiếp thu đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội", Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những thể chế mới trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đưa vào chương trình những dự án luật khả thi, đầy đủ hồ sơ, thật sự cần thiết. Việc điều chỉnh bổ sung chương trình chỉ thực hiện mỗi năm 2 lần trước mỗi kỳ họp của Quốc hội.