Khi nào mới sửa được Hiến pháp?
Quốc hội sốt ruột trước tình trạng làm luật theo kiểu "bắc nước chờ gạo" gây tốn kém, lãng phí
Sửa Hiến pháp là vấn đề rất hệ trọng nhưng việc tham mưu vẫn hết sức lúng túng thì đến khi nào mới sửa được, đại biểu Nguyễn Đình Quyền sốt ruột khi thảo luận tại tổ về dự kiến chương trình xây dựng luật năm 2011.
Tại dự kiến chương trình này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung vào chương trình chuẩn bị dự thảo nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Việc làm này nhằm tạo cơ sở cho việc sừa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sau khi có chủ trương của Ban chấp hành Trung ương và việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Tuy nhiên, theo phân tích của đại biểu Quyền, muốn sửa được Hiến pháp thì phải có sự tham mưu, nghiên cứu. Các cơ quan nhà nước phải rà soát lại để kiến nghị các điểm cần sửa đổi có liên quan đến Hiến pháp.
Nhưng “đến nay vẫn hết sức lúng túng, chưa có cơ quan nào tham mưu về vấn đề này nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có định hướng sớm”, đại biểu Quyền đề nghị.
Đại biểu Đặng Văn Khanh cho rằng, nếu chưa sửa Hiến pháp thì khó có thể sửa đổi căn cơ nhiều luật, nhất là các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước. Nhưng sao “chưa thấy dự án nào về sửa đổi Hiến pháp, lúc nào mới sửa hay luật cứ sửa trước rồi mới sửa Hiến pháp”, vị đại biểu này nêu hàng loạt câu hỏi.
Nhiều ý kiến khác cũng tỏ ra hết sức sốt ruột, vì theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận thì . lần trước sửa Hiến pháp mất 8 năm, vì phải tính toán toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà nước, chức năng nhiệm vụ, Quốc hội chuyên trách đến mức nào, giám sát đến đâu, quy trình lấy ý kiến nhân dân...
“Sửa một câu trong Hiến pháp phải sửa cả 4, 5 luật liên quan. Chúng tôi kiến nghị ngay từ đầu nhiệm kỳ là phải sửa Hiến pháp rồi. Nhưng ý kiến của chúng tôi không được chấp nhận”, ông Thuận nói.
Không riêng việc chuẩn bị sửa Hiến pháp, mà theo phân tích của nhiều vị đại biểu thì tình trạng Quốc hội làm luật theo kiểu “bắc nước chờ gạo’ như hiện nay có nguyên nhân ở cả Chính phủ và Quốc hội.
Những người viết được luật bên Chính phủ không nhiều, sáng làm luật hàng hải, tối làm luật ngân hàng vẫn cùng một nhóm, mai phải xong báo cáo thẩm tra hôm nay mới đưa dự án thì có mà thánh làm, một đại biểu có ý kiến.
Đại biểu Chu Sơn Hà nhấn mạnh, nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các bộ nhận thức chưa đầy đủ về công tác xây dựng luật.
Đáng chú ý, theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Đặng Văn Chiến: "lợi ích cục bộ "cài cắm" làm mất nhiều thời gian của cơ quan thẩm tra. Vì có những vụ việc mà ba bộ đến họp, tranh luận, cuối cùng "sập" cả dự án".
Theo nhiều vị đại biểu nhận xét, việc chậm trễ của nhiều dự án luật như Luật Biển Việt Nam, Luật Đầu tư công, Luật Tiếp cận thông tin… không chỉ ảnh hưởng đến kỷ cương trong Quốc hội, Chính phủ mà còn tốn không biết bao nhiêu tiền. Vì để làm luật, ban soạn thảo phải tổ chức các cuộc hội thảo, rồi đi nước ngoài học tập kinh nghiệm….
Đại biểu Vũ Hồng Anh đề nghị những dự án luật nào đã đưa vào chương trình rồi mà cơ quan soạn thảo không thực hiện được thì phải đứng trước diễn đàn Quốc hội giải trình lý do xin rút chứ không thể chỉ bằng tờ trình như hiện nay.
Tại dự kiến chương trình này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bổ sung vào chương trình chuẩn bị dự thảo nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.
Việc làm này nhằm tạo cơ sở cho việc sừa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 sau khi có chủ trương của Ban chấp hành Trung ương và việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Tuy nhiên, theo phân tích của đại biểu Quyền, muốn sửa được Hiến pháp thì phải có sự tham mưu, nghiên cứu. Các cơ quan nhà nước phải rà soát lại để kiến nghị các điểm cần sửa đổi có liên quan đến Hiến pháp.
Nhưng “đến nay vẫn hết sức lúng túng, chưa có cơ quan nào tham mưu về vấn đề này nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có định hướng sớm”, đại biểu Quyền đề nghị.
Đại biểu Đặng Văn Khanh cho rằng, nếu chưa sửa Hiến pháp thì khó có thể sửa đổi căn cơ nhiều luật, nhất là các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước. Nhưng sao “chưa thấy dự án nào về sửa đổi Hiến pháp, lúc nào mới sửa hay luật cứ sửa trước rồi mới sửa Hiến pháp”, vị đại biểu này nêu hàng loạt câu hỏi.
Nhiều ý kiến khác cũng tỏ ra hết sức sốt ruột, vì theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận thì . lần trước sửa Hiến pháp mất 8 năm, vì phải tính toán toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà nước, chức năng nhiệm vụ, Quốc hội chuyên trách đến mức nào, giám sát đến đâu, quy trình lấy ý kiến nhân dân...
“Sửa một câu trong Hiến pháp phải sửa cả 4, 5 luật liên quan. Chúng tôi kiến nghị ngay từ đầu nhiệm kỳ là phải sửa Hiến pháp rồi. Nhưng ý kiến của chúng tôi không được chấp nhận”, ông Thuận nói.
Không riêng việc chuẩn bị sửa Hiến pháp, mà theo phân tích của nhiều vị đại biểu thì tình trạng Quốc hội làm luật theo kiểu “bắc nước chờ gạo’ như hiện nay có nguyên nhân ở cả Chính phủ và Quốc hội.
Những người viết được luật bên Chính phủ không nhiều, sáng làm luật hàng hải, tối làm luật ngân hàng vẫn cùng một nhóm, mai phải xong báo cáo thẩm tra hôm nay mới đưa dự án thì có mà thánh làm, một đại biểu có ý kiến.
Đại biểu Chu Sơn Hà nhấn mạnh, nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các bộ nhận thức chưa đầy đủ về công tác xây dựng luật.
Đáng chú ý, theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Đặng Văn Chiến: "lợi ích cục bộ "cài cắm" làm mất nhiều thời gian của cơ quan thẩm tra. Vì có những vụ việc mà ba bộ đến họp, tranh luận, cuối cùng "sập" cả dự án".
Theo nhiều vị đại biểu nhận xét, việc chậm trễ của nhiều dự án luật như Luật Biển Việt Nam, Luật Đầu tư công, Luật Tiếp cận thông tin… không chỉ ảnh hưởng đến kỷ cương trong Quốc hội, Chính phủ mà còn tốn không biết bao nhiêu tiền. Vì để làm luật, ban soạn thảo phải tổ chức các cuộc hội thảo, rồi đi nước ngoài học tập kinh nghiệm….
Đại biểu Vũ Hồng Anh đề nghị những dự án luật nào đã đưa vào chương trình rồi mà cơ quan soạn thảo không thực hiện được thì phải đứng trước diễn đàn Quốc hội giải trình lý do xin rút chứ không thể chỉ bằng tờ trình như hiện nay.