“Con đường PPP” không như lý thuyết
Nhiều đơn vị đang lạm dụng thuật ngữ “đúng quy trình”, nhưng nhưng kết quả cuối cùng lại rất tồi
“Những quy định, chính sách liên quan đến hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) được ví như những con đường đẹp, lát gạch đẹp đẽ, song thực tiễn thì những doanh nghiệp, nhà đầu tư và thậm chí là các cơ quan quản lý vẫn phải đi trên những con đường đất, đầy cỏ dại xấu xí”.
Ví von trên được Chánh văn phòng PPP, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Trần Việt Dũng đưa ra để phác họa những vướng mắc của hệ thống luật pháp liên quan đến PPP.
Nhiều bất cập
Tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2015 và Nghị định 30/2015 của Chính phủ do Cục Đấu thầu tổ chức ngày 23/2, ông Dũng cho hay hiện cơ quan này đang rốt ráo lấy ý kiến các bộ ngành và các đơn vị liên quan nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định sao cho sát với thực tiễn, đồng thời cũng tạo ra hấp lực mới thu hút các nhà đầu tư ngoài Nhà nước tham gia vào các dự án kinh tế - xã hội, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước ngày càng eo hẹp.
Theo ông Dũng, sở dĩ phải sớm sửa đổi, bổ sung bởi cả hai nghị định đều chứa đựng khá nhiều quy định ngược với thực tiễn, gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý.
Và, nếu phải sửa đổi, bổ sung thì hầu hết các quy định, nhóm vấn đề liên quan đến phạm vi, đối tượng; thủ tục quy trình, cho đến các tiêu chính đánh giá lựa chọn nhà đầu tư cho đến các chế tài xử lý vi phạm trong đầu tư PPP… đều phải được “làm mới” lại với không ít các quy định mang tính sống còn đối và nhà đầu tư lẫn hiệu quả dự án.
Một ví dụ được ông Dũng đưa ra là quy định về nguồn vốn thanh toán, thể hiện sự không đồng nhất giữa quy định và thực tiễn.
Bởi theo quy định hiện hành, phần vốn góp của Nhà nước vào các dự án là từ nguồn vốn đầu tư phát triển, có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn chi cho đầu tư phát triển lại thường hạn hẹp, chỉ lập kế hoạch trong 5 năm trong khi các dự án PPP có thể kéo dài 20 – 30 năm, đặc biệt là các dự án dưới dạng xây dựng - thuê lại dịch vụ - chuyển giao (BLT) hoặc BTL.
Tại Nghị định 30/2015 về lựa chọn nhà đầu tư cũng bộc lộ không ít những bất cập, đặc biệt là quy định về phạm vi điều chỉnh, trong đó nêu rõ “là dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư”.
Thế nhưng, theo phản ánh của các bên liên quan, thực tế quỹ đất có giá trị thương mại là một khái niệm khá “chung chung”, nó không đồng nhất được nếu so sánh giữa đô thị lớn và các địa phương kém phát triển. Đồng thời, thời gian lựa chọn nhà đầu tư cũng quá dài, quá lâu, có khi kéo dài trong nhiều năm.
Trong khi đó, theo Phó vụ trưởng Vụ PPP của Bộ Giao thông Vận tải, ông Vũ Tuấn Anh, tính đến nay, Bộ đã triển khai được được 80 dự án PPP và BOT, tổng vốn huy động được trên 200 nghìn tỷ.
Đáng chú ý, từ khi các Nghị định 78, Nghị định 108 và Nghị định 15 ra đời thì cơ chế đã rõ hơn, nhưng vướng mắc vẫn khá nhiều.
“Chúng tôi đã có văn bản góp ý, nhưng có những nội dung có thể góp ý chỉnh sửa được nhưng có những nội dung không biết góp ý như thế nào cho phù hợp”, ông Tuấn Anh cho hay.
Vị này cũng lấy dẫn chứng, đối với dự án đường cao tốc Bắc - Nam, theo quy định từ khi đề xuất đến trình Quốc hội là 9 tháng, cộng với các bước tiếp theo là mất 35 tháng.
Nếu áp dụng theo các quy định hiện hành thì quá dài, nhanh nhất phải đến 2020 mới khởi công được. Do đó phải có cơ chế đặc thù.
Đặc biệt, luật hiện hành quy định về vấn đề bảo lãnh Chính phủ là không phù hợp với thực tiễn, khiến cho việc bảo lãnh rất khó, phần lớn các dự án không thể chạm đến điều này.
“Luật định các dự án phải có kết quả tốt trong 5 năm đầu, trong khi hầu hết dự án BOT đều lỗ trong 5 năm đầu là một quy định bất hợp lý”, ông Vũ Tuấn Anh nói.
“Đúng quy trình nhưng kết quả rất tồi”
Theo các chuyên gia, một số quy định về lãi vay, quy định về số thành viên trong liên doanh PPP, quy định về chuyển nhượng dự án cũng khá bất cập.
Đại diện Bộ Xây dựng cũng thẳng thắn nhìn nhận sự bất hợp lý của các quy định trong hai nghị định trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính “bình đẳng” giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với đó, một khái niệm hiện được hầu hết các cơ quan khai thác, sử dụng chính là thuật ngữ “đúng quy trình”, nhưng nhưng kết quả cuối cùng lại rất tồi. Các quy trình của một dự án hiện đang bị hành chính hóa.
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng nêu vướng mắc trong việc duyệt chủ trương dùng vốn ngân sách trong dự án PPP.
“Trường hợp địa phương triển khai dự án có dùng một phần vốn ngân sách của địa phương nhưng lại quy định là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng thì làm khó cho địa phương quá”.
Ông Nguyễn Tuấn Anh (Tổng cục Năng lượng) cho hay, các dự án hiện nay đa phần vướng mắc về Luật Đất đai, bởi theo quy định: dự án BOT có chủ đầu tư nước ngoài thì được áp theo luật nước ngoài. Nhưng hiện cả hai Bộ Công Thương lẫn Kế hoạch và Đầu tư cũng không thống nhất được luật nước ngoài là luật gì, như thế nào.
Chẳng hạn, một nghị định nêu rõ: ngoài vấn đề liên quan đến đất đai phải theo luật pháp Việt Nam, còn lại nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì được áp theo luật nước ngoài.
“Thế nhưng, Luật Đất đai mới quy định thêm, ngoài đất đai còn có cả “tài sản gắn liền với đất”. Đối với các dự án PPP, ngoài đất đai thì phần còn lại chính là dự án, là tài sản, vậy thì còn gì để áp theo luật nước ngoài nữa”, đại diện Tổng cục Năng lượng nói.
Theo đại diện Cục Quản lý đấu thầu, cơ quan này sẽ phải tổ chức thêm một buổi lấy ý kiến các bộ ngành và các bên liên quan về các nội dung còn vướng mắc của hai nghị định nói trên, trước khi chính thức bắt tay vào sửa đổi, trình Bộ và Chính phủ phê duyệt.
Ví von trên được Chánh văn phòng PPP, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Trần Việt Dũng đưa ra để phác họa những vướng mắc của hệ thống luật pháp liên quan đến PPP.
Nhiều bất cập
Tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2015 và Nghị định 30/2015 của Chính phủ do Cục Đấu thầu tổ chức ngày 23/2, ông Dũng cho hay hiện cơ quan này đang rốt ráo lấy ý kiến các bộ ngành và các đơn vị liên quan nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định sao cho sát với thực tiễn, đồng thời cũng tạo ra hấp lực mới thu hút các nhà đầu tư ngoài Nhà nước tham gia vào các dự án kinh tế - xã hội, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước ngày càng eo hẹp.
Theo ông Dũng, sở dĩ phải sớm sửa đổi, bổ sung bởi cả hai nghị định đều chứa đựng khá nhiều quy định ngược với thực tiễn, gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý.
Và, nếu phải sửa đổi, bổ sung thì hầu hết các quy định, nhóm vấn đề liên quan đến phạm vi, đối tượng; thủ tục quy trình, cho đến các tiêu chính đánh giá lựa chọn nhà đầu tư cho đến các chế tài xử lý vi phạm trong đầu tư PPP… đều phải được “làm mới” lại với không ít các quy định mang tính sống còn đối và nhà đầu tư lẫn hiệu quả dự án.
Một ví dụ được ông Dũng đưa ra là quy định về nguồn vốn thanh toán, thể hiện sự không đồng nhất giữa quy định và thực tiễn.
Bởi theo quy định hiện hành, phần vốn góp của Nhà nước vào các dự án là từ nguồn vốn đầu tư phát triển, có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn chi cho đầu tư phát triển lại thường hạn hẹp, chỉ lập kế hoạch trong 5 năm trong khi các dự án PPP có thể kéo dài 20 – 30 năm, đặc biệt là các dự án dưới dạng xây dựng - thuê lại dịch vụ - chuyển giao (BLT) hoặc BTL.
Tại Nghị định 30/2015 về lựa chọn nhà đầu tư cũng bộc lộ không ít những bất cập, đặc biệt là quy định về phạm vi điều chỉnh, trong đó nêu rõ “là dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư”.
Thế nhưng, theo phản ánh của các bên liên quan, thực tế quỹ đất có giá trị thương mại là một khái niệm khá “chung chung”, nó không đồng nhất được nếu so sánh giữa đô thị lớn và các địa phương kém phát triển. Đồng thời, thời gian lựa chọn nhà đầu tư cũng quá dài, quá lâu, có khi kéo dài trong nhiều năm.
Trong khi đó, theo Phó vụ trưởng Vụ PPP của Bộ Giao thông Vận tải, ông Vũ Tuấn Anh, tính đến nay, Bộ đã triển khai được được 80 dự án PPP và BOT, tổng vốn huy động được trên 200 nghìn tỷ.
Đáng chú ý, từ khi các Nghị định 78, Nghị định 108 và Nghị định 15 ra đời thì cơ chế đã rõ hơn, nhưng vướng mắc vẫn khá nhiều.
“Chúng tôi đã có văn bản góp ý, nhưng có những nội dung có thể góp ý chỉnh sửa được nhưng có những nội dung không biết góp ý như thế nào cho phù hợp”, ông Tuấn Anh cho hay.
Vị này cũng lấy dẫn chứng, đối với dự án đường cao tốc Bắc - Nam, theo quy định từ khi đề xuất đến trình Quốc hội là 9 tháng, cộng với các bước tiếp theo là mất 35 tháng.
Nếu áp dụng theo các quy định hiện hành thì quá dài, nhanh nhất phải đến 2020 mới khởi công được. Do đó phải có cơ chế đặc thù.
Đặc biệt, luật hiện hành quy định về vấn đề bảo lãnh Chính phủ là không phù hợp với thực tiễn, khiến cho việc bảo lãnh rất khó, phần lớn các dự án không thể chạm đến điều này.
“Luật định các dự án phải có kết quả tốt trong 5 năm đầu, trong khi hầu hết dự án BOT đều lỗ trong 5 năm đầu là một quy định bất hợp lý”, ông Vũ Tuấn Anh nói.
“Đúng quy trình nhưng kết quả rất tồi”
Theo các chuyên gia, một số quy định về lãi vay, quy định về số thành viên trong liên doanh PPP, quy định về chuyển nhượng dự án cũng khá bất cập.
Đại diện Bộ Xây dựng cũng thẳng thắn nhìn nhận sự bất hợp lý của các quy định trong hai nghị định trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính “bình đẳng” giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với đó, một khái niệm hiện được hầu hết các cơ quan khai thác, sử dụng chính là thuật ngữ “đúng quy trình”, nhưng nhưng kết quả cuối cùng lại rất tồi. Các quy trình của một dự án hiện đang bị hành chính hóa.
Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng nêu vướng mắc trong việc duyệt chủ trương dùng vốn ngân sách trong dự án PPP.
“Trường hợp địa phương triển khai dự án có dùng một phần vốn ngân sách của địa phương nhưng lại quy định là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng thì làm khó cho địa phương quá”.
Ông Nguyễn Tuấn Anh (Tổng cục Năng lượng) cho hay, các dự án hiện nay đa phần vướng mắc về Luật Đất đai, bởi theo quy định: dự án BOT có chủ đầu tư nước ngoài thì được áp theo luật nước ngoài. Nhưng hiện cả hai Bộ Công Thương lẫn Kế hoạch và Đầu tư cũng không thống nhất được luật nước ngoài là luật gì, như thế nào.
Chẳng hạn, một nghị định nêu rõ: ngoài vấn đề liên quan đến đất đai phải theo luật pháp Việt Nam, còn lại nếu là nhà đầu tư nước ngoài thì được áp theo luật nước ngoài.
“Thế nhưng, Luật Đất đai mới quy định thêm, ngoài đất đai còn có cả “tài sản gắn liền với đất”. Đối với các dự án PPP, ngoài đất đai thì phần còn lại chính là dự án, là tài sản, vậy thì còn gì để áp theo luật nước ngoài nữa”, đại diện Tổng cục Năng lượng nói.
Theo đại diện Cục Quản lý đấu thầu, cơ quan này sẽ phải tổ chức thêm một buổi lấy ý kiến các bộ ngành và các bên liên quan về các nội dung còn vướng mắc của hai nghị định nói trên, trước khi chính thức bắt tay vào sửa đổi, trình Bộ và Chính phủ phê duyệt.