Công nghiệp hỗ trợ: Bao giờ chấm dứt thập kỷ “tay không”?
TS. Trần Du Lịch: “Bàn bạc bao nhiêu, cuối cùng cũng chỉ là những tài liệu cất trong hộc bàn”
Từ khi bắt đầu bàn bạc về phát triển công nghiệp hỗ trợ, đến nay đã hơn 10 năm và ròng rã trong cả hai nhiệm kỳ Quốc hội qua, TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cho hay nhiều lần ông muốn phát khóc khi nói ở nghị trường về sự “tay không” của ngành này...
“Bàn bạc bao nhiêu, cuối cùng cũng chỉ là những tài liệu cất trong hộc bàn”, ông Lịch nói.
Vào năm 2007, Chính phủ phê duyệt hẳn một “quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, với nhiều chỉ tiêu khá hoành tráng mà đến giờ, ông Lịch cũng như nhiều người trong giới chuyên gia vẫn không khỏi băn khoăn là căn cứ vào đâu để đề ra những con số đó.
Như đối với ngành lắp ráp ôtô, theo quy hoạch, đến 2010, hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước là 65%, xe con là 15%; đến 2020 cho xe khách là 75%, xe tải là 85% và xe con là 30%... Kết quả là đến nay, tỷ lệ nội địa của ngành lắp ráp ôtô chưa tới... 10%.
Loay hay tìm chính danh
Nhiều tâm huyết, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, TS. Phạm Xuân Đương trở nên đặc biệt sôi nổi khi nói về vị trí của ngành công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa và theo ông Đương, “muốn phát triển ngành này, phải bắt đầu trước hết từ tính chính danh, thể hiện qua cách gọi tên, phải là ngành hỗ trợ công nghiệp mới chính xác, chứ không phải là ngành công nghiệp hỗ trợ”.
Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp - Ban Kinh tế Trung ương, TS. Nguyễn Phú Hoa cũng cho rằng vấn đề về khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” đang rất thiếu thống nhất.
Ông Hoa cho biết, khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” ở nước ta, ban đầu là “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng chính thức từ năm 2004. Khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” được thể hiện rõ nhất tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
“Danh chưa chính”, nên chính sách cho phát triển của ngành này, như theo nhận định của GS.TS Võ Thanh Thu, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, là “chưa rõ ràng”.
Vị chuyên gia này nói: “Việt Nam sắp đi hết chặng đường 30 năm đổi mới kinh tế, nhưng chỉ mới xây dựng được nền công nghiệp gia công mang tính phụ thuộc. Nền kinh tế Việt Nam đứng trước một nghịch lý đó là nguyên liệu trong nước có khả năng cung cấp được thì hầu hết xuất khẩu thô, như nông sản, than đá, nhiều năm xuất khẩu dầu thô... Các ngành công nghiệp chủ lực, mang lại ngoại tệ cho đất nước chủ yếu gia công lắp ráp từ nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Chủ trương phát triển công nghiệp hỗ trợ có từ 2007 nhưng đến nay ngành này vẫn chưa đâu vào đâu”.
Đến lúc phải “xắn tay”
Nhưng không còn nhiều băn khoăn gì nữa, khi dự đoán rằng đã đến thời của công nghiệp hỗ trợ.
Bởi kể từ thời điểm tháng 5, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam thì cụm từ “công nghiệp hỗ trợ” luôn được nhắc đến, như là một yếu tố quan trọng dẫn dắt nền kinh tế đi ra khỏi sự ảnh hưởng, lệ thuộc.
Mới đây, khi ký ban hành 4 quyết định phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Thủ tướng cũng nêu lên việc phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp điện tử là vấn đề hàng đầu trong số 6 vấn đề chiến lược cần tập trung thực hiện.
Hiện, Bộ Công Thương cũng đang xây dựng nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, dự kiến nghị định này sẽ được trình Chính phủ và ban hành vào quý 4/2014, trong đó, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như được miễn thuế tiền đất và mặt nước trong thời gian xây dựng và 11 năm kể từ khi dự án hoạt động; giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại cụm công nghiệp hỗ trợ...
Dù vậy, nói như ông Kyoshiro Ichikawa, Điều phối viên Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO): “Từ khi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được đưa ra bàn bạc, trao đổi, cho đến nay đã trải qua 10 năm, giờ là lúc phải xắn tay vào thực hiện chứ không phải là bàn bạc nữa”.
Vị chuyên gia đến từ Nhật Bản này nhấn mạnh “cần có chính sách phát triển, hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp Việt Nam”.
Giám đốc điều hành Văn phòng JETRO Tp.HCM, ông Hirotaka Yasuzumi nói: “Để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam phải hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp của mình. Nếu chỉ thu hút các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp hỗ trợ thì không thể mong đợi nhiều ngành công nghiệp này sẽ phát triển ở Việt Nam”.
Tại Nhật Bản, ngành công nghiệp hỗ trợ có tầm quan trọng đặc biệt để phát triển nền công nghiệp trong nước, là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhật xây dựng sản phẩm chủ lực quốc gia, để từ đó định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và xem phát triển ngành này là ngành công nghiệp gốc, công nghiệp cốt lõi nhằm tạo ra công nghiệp nền tảng cho quốc gia.
Trong khi đó, Việt Nam chưa xác định được sản phẩm chủ lực để định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp, làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể...
“Bàn bạc bao nhiêu, cuối cùng cũng chỉ là những tài liệu cất trong hộc bàn”, ông Lịch nói.
Vào năm 2007, Chính phủ phê duyệt hẳn một “quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, với nhiều chỉ tiêu khá hoành tráng mà đến giờ, ông Lịch cũng như nhiều người trong giới chuyên gia vẫn không khỏi băn khoăn là căn cứ vào đâu để đề ra những con số đó.
Như đối với ngành lắp ráp ôtô, theo quy hoạch, đến 2010, hoàn thiện các mẫu xe tải, xe khách với tỷ lệ sử dụng linh phụ kiện sản xuất trong nước là 65%, xe con là 15%; đến 2020 cho xe khách là 75%, xe tải là 85% và xe con là 30%... Kết quả là đến nay, tỷ lệ nội địa của ngành lắp ráp ôtô chưa tới... 10%.
Loay hay tìm chính danh
Nhiều tâm huyết, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, TS. Phạm Xuân Đương trở nên đặc biệt sôi nổi khi nói về vị trí của ngành công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa và theo ông Đương, “muốn phát triển ngành này, phải bắt đầu trước hết từ tính chính danh, thể hiện qua cách gọi tên, phải là ngành hỗ trợ công nghiệp mới chính xác, chứ không phải là ngành công nghiệp hỗ trợ”.
Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp - Ban Kinh tế Trung ương, TS. Nguyễn Phú Hoa cũng cho rằng vấn đề về khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” đang rất thiếu thống nhất.
Ông Hoa cho biết, khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” ở nước ta, ban đầu là “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng chính thức từ năm 2004. Khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” được thể hiện rõ nhất tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.
“Danh chưa chính”, nên chính sách cho phát triển của ngành này, như theo nhận định của GS.TS Võ Thanh Thu, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, là “chưa rõ ràng”.
Vị chuyên gia này nói: “Việt Nam sắp đi hết chặng đường 30 năm đổi mới kinh tế, nhưng chỉ mới xây dựng được nền công nghiệp gia công mang tính phụ thuộc. Nền kinh tế Việt Nam đứng trước một nghịch lý đó là nguyên liệu trong nước có khả năng cung cấp được thì hầu hết xuất khẩu thô, như nông sản, than đá, nhiều năm xuất khẩu dầu thô... Các ngành công nghiệp chủ lực, mang lại ngoại tệ cho đất nước chủ yếu gia công lắp ráp từ nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài; công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Chủ trương phát triển công nghiệp hỗ trợ có từ 2007 nhưng đến nay ngành này vẫn chưa đâu vào đâu”.
Đến lúc phải “xắn tay”
Nhưng không còn nhiều băn khoăn gì nữa, khi dự đoán rằng đã đến thời của công nghiệp hỗ trợ.
Bởi kể từ thời điểm tháng 5, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam thì cụm từ “công nghiệp hỗ trợ” luôn được nhắc đến, như là một yếu tố quan trọng dẫn dắt nền kinh tế đi ra khỏi sự ảnh hưởng, lệ thuộc.
Mới đây, khi ký ban hành 4 quyết định phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Thủ tướng cũng nêu lên việc phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành công nghiệp điện tử là vấn đề hàng đầu trong số 6 vấn đề chiến lược cần tập trung thực hiện.
Hiện, Bộ Công Thương cũng đang xây dựng nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, dự kiến nghị định này sẽ được trình Chính phủ và ban hành vào quý 4/2014, trong đó, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ như được miễn thuế tiền đất và mặt nước trong thời gian xây dựng và 11 năm kể từ khi dự án hoạt động; giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại cụm công nghiệp hỗ trợ...
Dù vậy, nói như ông Kyoshiro Ichikawa, Điều phối viên Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO): “Từ khi việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được đưa ra bàn bạc, trao đổi, cho đến nay đã trải qua 10 năm, giờ là lúc phải xắn tay vào thực hiện chứ không phải là bàn bạc nữa”.
Vị chuyên gia đến từ Nhật Bản này nhấn mạnh “cần có chính sách phát triển, hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp Việt Nam”.
Giám đốc điều hành Văn phòng JETRO Tp.HCM, ông Hirotaka Yasuzumi nói: “Để phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Chính phủ Việt Nam phải hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp của mình. Nếu chỉ thu hút các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp hỗ trợ thì không thể mong đợi nhiều ngành công nghiệp này sẽ phát triển ở Việt Nam”.
Tại Nhật Bản, ngành công nghiệp hỗ trợ có tầm quan trọng đặc biệt để phát triển nền công nghiệp trong nước, là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nhật xây dựng sản phẩm chủ lực quốc gia, để từ đó định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và xem phát triển ngành này là ngành công nghiệp gốc, công nghiệp cốt lõi nhằm tạo ra công nghiệp nền tảng cho quốc gia.
Trong khi đó, Việt Nam chưa xác định được sản phẩm chủ lực để định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phù hợp, làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể...