10:28 06/03/2024

Cùng thúc đẩy mục tiêu "carbon kép", doanh nghiệp Trung Quốc tiến vào thị trường năng lượng xanh tại Việt Nam

Song Hoàng

Viện Thiết kế Điện lực Giang Tây được thành lập vào năm 1958, là lực lượng chính trong công cuộc phát triển ngành năng lượng ở tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) và là đơn vị tiên phong trong thực hiện mục tiêu "carbon kép"...

Mùa thu năm 2023, cả công trường Dự án điện mặt trời Phù Mỹ, tỉnh Bình Định với bãi cát ven biển rộng chừng 325 ha được bao phủ bởi những tấm quang điện trải dài như vô tận, tạo nên một cảnh tượng hoành tráng.

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ là dự án phát điện lớn thứ 2 Việt Nam và lớn nhất miền Trung, với tổng công suất 330 MW, bao gồm hơn 750.000 tấm quang điện được lắp đặt. Tổng thầu của dự án này do Công ty PowerChina Jiangxi Electric Power Engineering Co., Ltd (gọi tắt là Viện Giang Tây) thuộc Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (Powerchina) đảm nhận.

Được biết, Viện Thiết kế Điện lực Giang Tây được thành lập vào năm 1958, là lực lượng chính trong công cuộc phát triển ngành năng lượng ở tỉnh Giang Tây và là đơn vị tiên phong trong thực hiện mục tiêu "carbon kép".

Năm 2020, đơn vị này đã mạnh dạn đứng ra, đi ngược con sóng, vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất, sang Việt Nam ký kết thành công hợp đồng dự án điện mặt trời Phú Mỹ công suất 330 MW.

Ông Nguyễn Hoài Đông, Giám đốc Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ, cho biết từ khi dự án được đưa vào vận hành đến nay đã giúp giảm áp lực tiêu thụ điện ở khu vực miền Trung, mang lại lợi ích kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam.

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ. Nguồn: Zhu Zhaokai.
Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ. Nguồn: Zhu Zhaokai.

Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ là dự án trọng điểm của Tập đoàn BCG Việt Nam. Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch tập đoàn BCG, cho biết: “Đây là một dự án có rất nhiều thách thức. Dự án đã có mặt trên thị trường nhiều năm, nhưng chủ đầu tư ban đầu đã không thể khai thác nó. Khi chúng tôi tiếp quản dự án vào năm 2020, nhận thấy đây là một dự án tiềm năng, chúng tôi đã hợp tác với các đối tác, quỹ đầu tư và tổng thầu là Công ty TNHH Viện Thiết kế Điện Giang Tây để thực hiện dự án. Sự thành công của dự án đã chứng tỏ năng lực đầu tư và quản lý dự án của chúng tôi, cũng khiến chúng tôi trở thành một công ty năng lượng hàng đầu của Việt Nam”.

"Trong quá trình hợp tác thực hiện dự án điện mặt trời Phù Mỹ, chúng tôi đã làm việc với Viện Giang Tây, cùng nhau giải quyết các vướng mắc, vượt qua bao khó khăn, hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ. Trong thời gian dịch bệnh, chúng tôi có thể thấy rõ những nỗ lực to lớn của Viện trong việc thực hiện cam kết với chúng tôi. Thông qua sự hợp tác này, Viện Giang Tây đã trở thành một trong những đối tác đáng tin cậy của chúng tôi, hai bên đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chiến lược với nhau.", ông Phạm Minh Tuấn giải thích.

Trong quá trình xây dựng dự án, Viện Giang Tây đã lập kỷ lục lắp đặt công suất 18 MW trong một ngày. Dự án đã hòa lưới thành công đúng tiến độ và được chủ đầu tư đánh giá cao về chất lượng cũng như tiến độ.

"Mặc dù dự án đã kết thúc, nhưng Viện Giang Tây vẫn để lại những nhân viên kỹ thuật giỏi ở lại phục vụ lâu dài cho dự án, điều này khiến chúng tôi cảm thấy rất yên tâm", ông Nguyễn Hoài Đông nói.

Tháng 11 năm 2021, Viện Giang Tây đã hoàn thành việc xây dựng Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ với chất lượng cao. Nhưng điều khiến chủ đầu tư và người dân địa phương hài lòng hơn nữa là thông qua việc xây dựng dự án, Viện Giang Tây đã đào tạo cho địa phương một đội ngũ công nhân lành nghề, từ đó thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước. Nguyễn Tánh, nhân viên được Viện Giang Tây tuyển dụng, là một ví dụ.

Nguyễn Tánh, 27 tuổi, sau khi tốt nghiệp Đại học Qui Nhơn năm 2018 chuyên ngành tiếng Anh, vào làm giáo viên tiếng Anh tạm thời tại một trường trung học cơ sở ở huyện Phù Mỹ.

Lúc đó, gia đình Tánh đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, bố và anh trai anh đều làm việc tại các nhà máy ở TP.HCM, còn mẹ ở nhà chăm sóc bà ngoại. Nguyễn Tánh muốn làm một cái gì đó có tính thử thách hơn. Năm 2020, Viện Giang Tây đăng tuyển nhân viên tại địa phương, anh đã nộp đơn và thành công nhận được công việc làm phiên dịch viên.

Nguồn: Li Jun
Nguồn: Li Jun

“Công việc này đã thay đổi cuộc đời tôi, thu nhập cũng tốt, tình hình tài chính của gia đình tôi đã cải thiện rất nhiều. Năm ngoái, gia đình tôi xây nhà mới, cuối năm nay tôi sẽ kết hôn. Sau này, tôi muốn trở thành một kỹ sư quản lý kỹ thuật giỏi", Nguyễn Tánh tự tin nói.

Ngoài ra, dự án điện mặt trời Phù Mỹ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Trong giai đoạn cao điểm, dự án tuyển dụng đến 3.000 người làm việc cùng lúc, một số nhân viên kỹ thuật và đại đa số lao động phổ thông đều được ưu tiên tuyển dụng tại chỗ, mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Cùng với những nỗ lực ngày càng lớn trong phát triển năng lượng xanh của Việt Nam, triển vọng hợp tác giữa Viện Giang Tây và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng rộng mở và còn phát triển hơn nữa.