Cuộc chiến chống thời trang “nhái”
Trong kỷ nguyên Internet, tình trạng ăn cắp bản quyền trong ngành công nghiệp thời trang của Mỹ đã trở thành vấn đề nhức nhối
Tuần lễ thời trang New York nổi tiếng vừa khai mạc hôm 4/9. Đại diện từ các hãng bán lẻ hàng đầu tại Mỹ tới đây để biết xem khách hàng của họ sẽ muốn mua những bộ trang phục ra sao vào mùa xuân tới. Nhưng Seema Anand thì theo dõi sự kiện này theo một cách khác và với một mục đích khác.
Chuyên theo dõi các cuộc trình diễn thời trang qua những bức ảnh trên Internet, Anand là một nhà thiết kế chẳng mấy ai biết tới. Nhưng quần áo do công ty thời trang Simona Fashions của bà sản xuất lại là trang phục của nhiều người hơn sản phẩm của phần lớn những nhà thiết kế nổi tiếng khác ở Mỹ.
Nhanh hơn và rẻ hơn
“Nếu tôi thích một mẫu nào đó trên Style.com, việc mà tôi làm là gửi bức ảnh mẫu đó tới nhà máy của tôi và yêu cầu làm một bộ quần áo tương tự,” Anand cho biết. Và nhà máy với 2.000 công nhân của bà ở Jaipur, Ấn Độ sẽ tung ra những bộ quần áo y chang nhanh hơn sản phẩm của nhà thiết kế đến hàng tháng trời.
Những bộ sưu tập thời trang mùa xuân được trình diễn trong Tuần lễ thời trang New York vừa khai mạc sẽ không có mặt trên thị trường trước tháng Giêng năm sau. Nhưng nhà máy của bà Anand thì có thể tung ra những mẫu tương tự trong vòng 4 hoặc 6 tuần sau khi được đặt hàng.
Anand so sánh một bộ váy màu vàng do bà sản xuất với một bộ tương tự của nhà thiết kế lừng danh Tory Burch. Bà cho biết, hãng bán lẻ Bloomingdale đã yêu cầu bà sản xuất hàng trăm bộ như vậy cho nhãn hiệu Aqua của họ. Bộ váy của Tory Burch có giá 750 USD còn bộ váy do Anand sản xuất chỉ có giá 260 USD. Hiện ở Mỹ có tới hàng trăm công ty như công ty của bà Anand.
Trong kỷ nguyên Internet, tình trạng ăn cắp bản quyền trong ngành công nghiệp thời trang của Mỹ đã trở nên nhức nhối đến nỗi việc chống copy đã trở thành ưu tiên số 1 của Hội đồng Các nhà thiết kế thời trang nước này. Cơ quan này đang vận động Quốc hội Mỹ tăng cường hoạt động bảo vệ bản quyền đối với các thiết kế thời trang.
Thống kê cho thấy, thời trang ăn cắp bản quyền hiện chiếm 5% trên thị trường hàng may mặc trị giá 181 tỷ USD của Mỹ. Tuy nhiên, khó mà có thể có được một con số thật chính xác về doanh số của hàng thời trang copy vì các nhà thiết kế và các hãng bán lẻ không đạt được quan điểm thống nhất xem những mẫu quần áo nào là hàng “nhái” và đâu là những mẫu “lấy cảm hứng” từ một xu hướng, một phần rất bình thường của ngành công nghiệp thời trang.
Đây rõ ràng sẽ là một cuộc chiến gian nan vì nhiều người mua hàng coi việc mua hàng copy chẳng có gì là sai, đặc biệt là khi giá sản phẩm của các nhà thiết kế cao vút tận trời mây. Một số người thậm chí còn cho rằng, việc copy là tốt cho ngành thời trang vì khuyến khích các nhà thiết kế không ngừng sáng tạo những mẫu mới để có thể tồn tại và phát triển.
“Đối với tôi, vấn đề không chỉ là chuyện copy mẫu mã. Những mẫu copy đó còn được tung ra thị trường trước cả những nguyên mẫu do chúng tôi thiết kế,” Anna Sui, một nhà thiết kế thời trang danh tiếng nói.
Không vi phạm pháp luật
Anna Sui là một trong số 20 nhà thiết kế Mỹ đã phát đơn kiện Forever 21, một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo đang phát triển mạnh nhất ở Mỹ vì hành vi copy các thiết kế của họ. Các nhà thiết kế này cho biết, nếu tình trạng copy không bị kiểm soát, công việc kinh doanh của họ sẽ rơi vào thảm họa.
Đơn kiện của các nhà thiết kế này nhằm vào những mẫu quần áo trông giống thiết kế của họ nhưng được bán dưới thương hiệu của các công ty khác. Họ muốn những quy định của pháp luật bảo vệ bản quyền được mở rộng sang các mẫu quần áo. Hiện pháp luật bản quyền của Mỹ mới chỉ cấm những mẫu túi xách và kính mắt “nhái” được gắn logo nhà thiết kế mà chưa bảo vệ chi tiết của những mẫu quần áo. Doanh số của các loại túi xách và kính mắt “nhái” hiện đạt doanh thu khoảng 12 tỷ USD mỗi năm tại thị trường Mỹ.
Đi sâu vào hoạt động của một số nhà máy chuyên sản xuất hàng thời trang cho thương hiệu riêng của các hãng bán lẻ cho thấy đây là một hệ thống có độ cạnh tranh rất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để thực hiện ý tưởng của các nhà thiết kế với tốc độ cực nhanh chóng. Nhưng rõ ràng, theo pháp luật hiện hành của Mỹ, việc copy này là không phạm pháp.
Theo bà Anand, phần lớn các thiết kế của công ty bà là do họ tự sáng tạo ra, hoặc lấy cảm hứng từ các xu hướng thị trường. Bà cho rằng, sản phẩm của mình đã được thay đổi đủ để không vi phạm bản quyền của nhà thiết kế. “Chúng tôi chẳng copy thứ gì cả,” bà nói. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận việc rất nhiều mẫu quần áo do bà sản xuất ra trông đúng là hàng “nhái”.
Có cung, ắt có cầu
“Đây là yêu cầu của thị trường thôi. Nếu một khách hàng nói với chúng tôi điều họ cần, chúng tôi sẽ thực hiện yêu cầu đó. Và đó là công việc làm ăn của chúng tôi,” bà Anand nói.
Công ty Simonia Fashions của bà Anand do mẹ bà là Shashi Anand, một phụ nữ Ấn Độ, sáng lập vào năm 1990. Bà Sashi Anand đã từng được nhận nhiều giải thưởng dành cho nữ doanh nhân châu Á thành công, bao gồm một giải thưởng do cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trao tặng.
Với doanh số 20 triệu USD mỗi năm, công ty này cung cấp 80% sản phẩm sản xuất cho các hãng bán lẻ lớn như Bloomingdale’s và Macy’s và các chuỗi cửa hàng thời trang như Forever 21, Rampage và Urban Outfitters. Ngoài ra, công ty cũng có dòng thời trang thiết kế riêng mang tên Blue Plate.
Không ai trong số người mua sắm thời trang tại một cửa hàng của Forever 21 ở khu Manhattan được hỏi cho biết sẽ không mua một bộ quần áo nếu biết đó là đồ copy. “Một số người không muốn phải chi tới 300 USD để mua một chiếc quần jean chỉ vì thương hiệu của chiếc quần đó. Chiếc quần có thể trông rất tuyệt nhưng chẳng có lý do gì để phải bỏ ra 300 USD khi mà bạn có thể tới Forever 21 và mua một chiếc quần giống y chang với giá chỉ 30 USD,” Siovhan McGeary, một thanh niên 16 tuổi nói.
Theo bà Anand, công việc bà đang làm đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng, những người không có nhiều tiền để mua được hàng thời trang của các nhà thiết kế lớn. “Nhất là những cô gái trẻ, họ không có nhiều tiền nhưng muốn có những bộ đồ thật mốt. Họ muốn mình trông thật sang trọng, và đó là quyền của họ,” bà nói.
(Theo NYT)
Chuyên theo dõi các cuộc trình diễn thời trang qua những bức ảnh trên Internet, Anand là một nhà thiết kế chẳng mấy ai biết tới. Nhưng quần áo do công ty thời trang Simona Fashions của bà sản xuất lại là trang phục của nhiều người hơn sản phẩm của phần lớn những nhà thiết kế nổi tiếng khác ở Mỹ.
Nhanh hơn và rẻ hơn
“Nếu tôi thích một mẫu nào đó trên Style.com, việc mà tôi làm là gửi bức ảnh mẫu đó tới nhà máy của tôi và yêu cầu làm một bộ quần áo tương tự,” Anand cho biết. Và nhà máy với 2.000 công nhân của bà ở Jaipur, Ấn Độ sẽ tung ra những bộ quần áo y chang nhanh hơn sản phẩm của nhà thiết kế đến hàng tháng trời.
Những bộ sưu tập thời trang mùa xuân được trình diễn trong Tuần lễ thời trang New York vừa khai mạc sẽ không có mặt trên thị trường trước tháng Giêng năm sau. Nhưng nhà máy của bà Anand thì có thể tung ra những mẫu tương tự trong vòng 4 hoặc 6 tuần sau khi được đặt hàng.
Anand so sánh một bộ váy màu vàng do bà sản xuất với một bộ tương tự của nhà thiết kế lừng danh Tory Burch. Bà cho biết, hãng bán lẻ Bloomingdale đã yêu cầu bà sản xuất hàng trăm bộ như vậy cho nhãn hiệu Aqua của họ. Bộ váy của Tory Burch có giá 750 USD còn bộ váy do Anand sản xuất chỉ có giá 260 USD. Hiện ở Mỹ có tới hàng trăm công ty như công ty của bà Anand.
Trong kỷ nguyên Internet, tình trạng ăn cắp bản quyền trong ngành công nghiệp thời trang của Mỹ đã trở nên nhức nhối đến nỗi việc chống copy đã trở thành ưu tiên số 1 của Hội đồng Các nhà thiết kế thời trang nước này. Cơ quan này đang vận động Quốc hội Mỹ tăng cường hoạt động bảo vệ bản quyền đối với các thiết kế thời trang.
Thống kê cho thấy, thời trang ăn cắp bản quyền hiện chiếm 5% trên thị trường hàng may mặc trị giá 181 tỷ USD của Mỹ. Tuy nhiên, khó mà có thể có được một con số thật chính xác về doanh số của hàng thời trang copy vì các nhà thiết kế và các hãng bán lẻ không đạt được quan điểm thống nhất xem những mẫu quần áo nào là hàng “nhái” và đâu là những mẫu “lấy cảm hứng” từ một xu hướng, một phần rất bình thường của ngành công nghiệp thời trang.
Đây rõ ràng sẽ là một cuộc chiến gian nan vì nhiều người mua hàng coi việc mua hàng copy chẳng có gì là sai, đặc biệt là khi giá sản phẩm của các nhà thiết kế cao vút tận trời mây. Một số người thậm chí còn cho rằng, việc copy là tốt cho ngành thời trang vì khuyến khích các nhà thiết kế không ngừng sáng tạo những mẫu mới để có thể tồn tại và phát triển.
“Đối với tôi, vấn đề không chỉ là chuyện copy mẫu mã. Những mẫu copy đó còn được tung ra thị trường trước cả những nguyên mẫu do chúng tôi thiết kế,” Anna Sui, một nhà thiết kế thời trang danh tiếng nói.
Không vi phạm pháp luật
Anna Sui là một trong số 20 nhà thiết kế Mỹ đã phát đơn kiện Forever 21, một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo đang phát triển mạnh nhất ở Mỹ vì hành vi copy các thiết kế của họ. Các nhà thiết kế này cho biết, nếu tình trạng copy không bị kiểm soát, công việc kinh doanh của họ sẽ rơi vào thảm họa.
Đơn kiện của các nhà thiết kế này nhằm vào những mẫu quần áo trông giống thiết kế của họ nhưng được bán dưới thương hiệu của các công ty khác. Họ muốn những quy định của pháp luật bảo vệ bản quyền được mở rộng sang các mẫu quần áo. Hiện pháp luật bản quyền của Mỹ mới chỉ cấm những mẫu túi xách và kính mắt “nhái” được gắn logo nhà thiết kế mà chưa bảo vệ chi tiết của những mẫu quần áo. Doanh số của các loại túi xách và kính mắt “nhái” hiện đạt doanh thu khoảng 12 tỷ USD mỗi năm tại thị trường Mỹ.
Đi sâu vào hoạt động của một số nhà máy chuyên sản xuất hàng thời trang cho thương hiệu riêng của các hãng bán lẻ cho thấy đây là một hệ thống có độ cạnh tranh rất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để thực hiện ý tưởng của các nhà thiết kế với tốc độ cực nhanh chóng. Nhưng rõ ràng, theo pháp luật hiện hành của Mỹ, việc copy này là không phạm pháp.
Theo bà Anand, phần lớn các thiết kế của công ty bà là do họ tự sáng tạo ra, hoặc lấy cảm hứng từ các xu hướng thị trường. Bà cho rằng, sản phẩm của mình đã được thay đổi đủ để không vi phạm bản quyền của nhà thiết kế. “Chúng tôi chẳng copy thứ gì cả,” bà nói. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận việc rất nhiều mẫu quần áo do bà sản xuất ra trông đúng là hàng “nhái”.
Có cung, ắt có cầu
“Đây là yêu cầu của thị trường thôi. Nếu một khách hàng nói với chúng tôi điều họ cần, chúng tôi sẽ thực hiện yêu cầu đó. Và đó là công việc làm ăn của chúng tôi,” bà Anand nói.
Công ty Simonia Fashions của bà Anand do mẹ bà là Shashi Anand, một phụ nữ Ấn Độ, sáng lập vào năm 1990. Bà Sashi Anand đã từng được nhận nhiều giải thưởng dành cho nữ doanh nhân châu Á thành công, bao gồm một giải thưởng do cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trao tặng.
Với doanh số 20 triệu USD mỗi năm, công ty này cung cấp 80% sản phẩm sản xuất cho các hãng bán lẻ lớn như Bloomingdale’s và Macy’s và các chuỗi cửa hàng thời trang như Forever 21, Rampage và Urban Outfitters. Ngoài ra, công ty cũng có dòng thời trang thiết kế riêng mang tên Blue Plate.
Không ai trong số người mua sắm thời trang tại một cửa hàng của Forever 21 ở khu Manhattan được hỏi cho biết sẽ không mua một bộ quần áo nếu biết đó là đồ copy. “Một số người không muốn phải chi tới 300 USD để mua một chiếc quần jean chỉ vì thương hiệu của chiếc quần đó. Chiếc quần có thể trông rất tuyệt nhưng chẳng có lý do gì để phải bỏ ra 300 USD khi mà bạn có thể tới Forever 21 và mua một chiếc quần giống y chang với giá chỉ 30 USD,” Siovhan McGeary, một thanh niên 16 tuổi nói.
Theo bà Anand, công việc bà đang làm đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng, những người không có nhiều tiền để mua được hàng thời trang của các nhà thiết kế lớn. “Nhất là những cô gái trẻ, họ không có nhiều tiền nhưng muốn có những bộ đồ thật mốt. Họ muốn mình trông thật sang trọng, và đó là quyền của họ,” bà nói.
(Theo NYT)