Cuộc chiến với giấy phép con: Cắt xong, lại mọc
Cuộc chiến với giấy phép con được tiến hành từ nhiều năm nay đang đứng trước nguy cơ… kéo dài nhiều năm nữa
Cuộc chiến với giấy phép con được tiến hành từ nhiều năm nay đang đứng trước nguy cơ… kéo dài nhiều năm nữa, vì sự xuất hiện của hàng loạt giấy phép con mới.
Điều đáng nói là các giấy phép con xuất hiện trở lại trong bối cảnh Đề án 30 của Chính phủ về cải cách hành chính đang được triển khai một cách quyết liệt chưa từng có.
Thông tư 14 của Bộ Giao thông Vận tải về điều kiện kinh doanh vận tải ôtô được ban hành mới đây có thể coi là một điển hình cho xu hướng này. Theo thông tư này, doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép, hoặc thực hiện thêm một số thủ tục mới.
Trước đây, Bộ Giao thông Vận tải đã cho công bố khoảng 500 điểm đón trả khách trên toàn quốc. Nhưng theo quy định trong Thông tư 14, xe khách chỉ được “đón khách tại bến đi và trả khách tại bến đến”.
“Trong bối cảnh địa hình phức tạp và hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh của Việt Nam, quy định này thực sự là một quy định “đánh đố” doanh nghiệp vận tải”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô nhận xét.
Một quy định cũng nhiêu khê không kém là quy định về “sổ nhật trình”. Theo quy định trong Thông tư 14, sổ nhật trình sẽ phải do sở giao thông vận tải địa phương cấp theo phương tiện đã được chấp thuận khai thác.
Hiệp hội Vận tải ôtô đặt câu hỏi: vì sao trong thời điểm đến hóa đơn tài chính doanh nghiệp cũng có thể tự in, thì tại sao ngành giao thông vẫn “ôm” việc cấp phát “sổ nhật trình” hệt như thời bao cấp?
Bộ Giao thông Vận tải là một trong số những cơ quan có phản ứng khá sớm với Nghị quyết 25 của Chính phủ về việc cải cách 258 thủ tục hành chính ưu tiên. Nghị quyết 25 được ký ban hành trong tháng 6/2010 thì đến tháng 7/2010, Bộ đã có quyết định bổ sung, hủy bỏ, sửa đổi hàng loạt thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý.
Nhưng với những văn bản như Thông tư 14, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn có lý do để “băn khoăn” về hiệu lực cải cách hành chính của Bộ.
Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cũng đang bày tỏ sự lo lắng thật sự đối với sự quay lại của các giấy phép con.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam nói trong khi Đề án 30 vẫn còn đang được thực hiện thì dường như các thủ tục hành chính khác lại được đưa ra, và điều đó ảnh hưởng đến mục tiêu của đề án.
Chẳng hạn, Thông tư số 24/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương về “cấp phép nhập khẩu tự động” có hiệu lực từ ngày 12/07/2010, yêu cầu các nhà nhập khẩu khi nhập hàng với số lượng lớn cần phải đăng ký nhập khẩu tự động từ cơ quan hải quan.
Nhưng, việc cấp phép này lại được phép kéo dài tới 7 ngày, và được thực hiện thông qua đường thư thường, khiến doanh nghiệp có thể mất tới 10 ngày để có giấy phép.
Trong khi đó, đăng ký này lại chỉ có giá trị trong 30 ngày, dẫn tới việc doanh nghiệp phải đăng ký lại khi có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến đơn hàng.
Thông tư 122/2010/TT-BCT về quản lý giá cũng có thể xem là một điển hình cho việc phát sinh thủ tục mới. Theo thông tư này, các nhà sản xuất các mặt hàng như sữa, dầu, gas, xi măng, thép, phân bón… phải khai báo giá của sản phẩm, bao gồm giá nhập khẩu, giá thương mại, giá bán lẻ và giá bán lẻ đề xuất.
Eurocham cho rằng Thông tư 122 là một gánh nặng cho doanh nghiệp, và tổ chức này thậm chí còn đề nghị bãi bỏ ngay văn bản mới chỉ có hiệu lực hai tháng nay.
“Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều yêu cầu hành chính mới, và điều đó đi ngược lại tinh thần và mục tiêu của Đề án 30 và tạo thêm nhiều chi phí không rõ ràng cho doanh nghiệp tư nhân. Chúng tôi tin rằng nguyên tắc đầu tiên của bình ổn giá là để thị trường quyết định dựa trên quy luật cung cầu”, bản kiến nghị mới nhất về môi trường kinh doanh của Eurocham gửi lên Chính phủ Việt Nam, viết.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, sự kiện sẽ được Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng phối hợp tổ chức tuần này tại Hà Nội, đã ghi nhận hàng loạt kiến nghị liên quan đến việc phát sinh các thủ tục hành chính mới.
Đề án 30 của Chính phủ đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, nhưng như thừa nhận của nhiều chuyên gia về lĩnh vực này, quan trọng nhất không phải chỉ là cắt giảm thuần túy mà là phải xây dựng một cơ chế để kiểm soát sự phát sinh của các thủ tục mới, để tránh tình trạng “cắt xong lại mọc” như lâu nay.
Điều đáng nói là các giấy phép con xuất hiện trở lại trong bối cảnh Đề án 30 của Chính phủ về cải cách hành chính đang được triển khai một cách quyết liệt chưa từng có.
Thông tư 14 của Bộ Giao thông Vận tải về điều kiện kinh doanh vận tải ôtô được ban hành mới đây có thể coi là một điển hình cho xu hướng này. Theo thông tư này, doanh nghiệp sẽ phải xin giấy phép, hoặc thực hiện thêm một số thủ tục mới.
Trước đây, Bộ Giao thông Vận tải đã cho công bố khoảng 500 điểm đón trả khách trên toàn quốc. Nhưng theo quy định trong Thông tư 14, xe khách chỉ được “đón khách tại bến đi và trả khách tại bến đến”.
“Trong bối cảnh địa hình phức tạp và hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh của Việt Nam, quy định này thực sự là một quy định “đánh đố” doanh nghiệp vận tải”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô nhận xét.
Một quy định cũng nhiêu khê không kém là quy định về “sổ nhật trình”. Theo quy định trong Thông tư 14, sổ nhật trình sẽ phải do sở giao thông vận tải địa phương cấp theo phương tiện đã được chấp thuận khai thác.
Hiệp hội Vận tải ôtô đặt câu hỏi: vì sao trong thời điểm đến hóa đơn tài chính doanh nghiệp cũng có thể tự in, thì tại sao ngành giao thông vẫn “ôm” việc cấp phát “sổ nhật trình” hệt như thời bao cấp?
Bộ Giao thông Vận tải là một trong số những cơ quan có phản ứng khá sớm với Nghị quyết 25 của Chính phủ về việc cải cách 258 thủ tục hành chính ưu tiên. Nghị quyết 25 được ký ban hành trong tháng 6/2010 thì đến tháng 7/2010, Bộ đã có quyết định bổ sung, hủy bỏ, sửa đổi hàng loạt thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý.
Nhưng với những văn bản như Thông tư 14, cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn có lý do để “băn khoăn” về hiệu lực cải cách hành chính của Bộ.
Trong khi đó, cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài cũng đang bày tỏ sự lo lắng thật sự đối với sự quay lại của các giấy phép con.
Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam nói trong khi Đề án 30 vẫn còn đang được thực hiện thì dường như các thủ tục hành chính khác lại được đưa ra, và điều đó ảnh hưởng đến mục tiêu của đề án.
Chẳng hạn, Thông tư số 24/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương về “cấp phép nhập khẩu tự động” có hiệu lực từ ngày 12/07/2010, yêu cầu các nhà nhập khẩu khi nhập hàng với số lượng lớn cần phải đăng ký nhập khẩu tự động từ cơ quan hải quan.
Nhưng, việc cấp phép này lại được phép kéo dài tới 7 ngày, và được thực hiện thông qua đường thư thường, khiến doanh nghiệp có thể mất tới 10 ngày để có giấy phép.
Trong khi đó, đăng ký này lại chỉ có giá trị trong 30 ngày, dẫn tới việc doanh nghiệp phải đăng ký lại khi có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến đơn hàng.
Thông tư 122/2010/TT-BCT về quản lý giá cũng có thể xem là một điển hình cho việc phát sinh thủ tục mới. Theo thông tư này, các nhà sản xuất các mặt hàng như sữa, dầu, gas, xi măng, thép, phân bón… phải khai báo giá của sản phẩm, bao gồm giá nhập khẩu, giá thương mại, giá bán lẻ và giá bán lẻ đề xuất.
Eurocham cho rằng Thông tư 122 là một gánh nặng cho doanh nghiệp, và tổ chức này thậm chí còn đề nghị bãi bỏ ngay văn bản mới chỉ có hiệu lực hai tháng nay.
“Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều yêu cầu hành chính mới, và điều đó đi ngược lại tinh thần và mục tiêu của Đề án 30 và tạo thêm nhiều chi phí không rõ ràng cho doanh nghiệp tư nhân. Chúng tôi tin rằng nguyên tắc đầu tiên của bình ổn giá là để thị trường quyết định dựa trên quy luật cung cầu”, bản kiến nghị mới nhất về môi trường kinh doanh của Eurocham gửi lên Chính phủ Việt Nam, viết.
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, sự kiện sẽ được Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng phối hợp tổ chức tuần này tại Hà Nội, đã ghi nhận hàng loạt kiến nghị liên quan đến việc phát sinh các thủ tục hành chính mới.
Đề án 30 của Chính phủ đang đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, nhưng như thừa nhận của nhiều chuyên gia về lĩnh vực này, quan trọng nhất không phải chỉ là cắt giảm thuần túy mà là phải xây dựng một cơ chế để kiểm soát sự phát sinh của các thủ tục mới, để tránh tình trạng “cắt xong lại mọc” như lâu nay.