Vấn nạn “giấy phép con”
Không có thống kê nào cho biết hiện có bao nhiêu giấy phép, “giấy phép con” và cả “giấy phép cháu” đã được ban hành
Không có thống kê nào cho biết hiện có bao nhiêu giấy phép, “giấy phép con” và cả “giấy phép cháu” đã được ban hành.
Kết quả rà soát 300 loại “giấy phép con” mà Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã tiến hành thời gian gần đây cho thấy việc ngăn chặn những giấy phép con không cần thiết còn rất gian nan.
Muôn hình vạn trạng giấy phép con
Việc truy tìm và bãi bỏ những giấy phép con không cần thiết đã được tiến hành ngay từ năm 1998, đến năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành, đã bãi bỏ và chuyển sang điều kiện kinh doanh được 145 giấy phép con, một kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận.
Đáng tiếc là từ đó đến nay, đã có thêm nhiều giấy phép con gây ra biết bao phiền hà cho doanh nghiệp trong kinh doanh - tính ra, trung bình mỗi tuần phát sinh thêm một giấy phép!
Trong thực tế, giấy phép đã có nhiều biến dạng muôn hình muôn vẻ: ngoài giấy phép, có giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký, thẻ, phê duyệt, chứng chỉ, bằng... nhiều khi bằng hình thức quyết định hành chính như văn bản xác nhận, quyết định, giấy xác nhận, văn bản chấp thuận...
Nhìn chung, việc ban hành nhiều loại giấy phép khá tùy tiện; căn cứ pháp lý của nhiều loại giấy phép rất không đầy đủ. Nhiều loại giấy phép chỉ được quy định chung chung trong luật, pháp lệnh, thậm chí không có quy định, thế nhưng khi ban hành giấy phép (bằng các nghị định, thông tư, quyết định), người ta cũng vẫn viện dẫn luật hoặc pháp lệnh làm căn cứ.
Đáng quan tâm nhất là mục đích của việc cấp giấy phép thường không rõ: tại sao lại cần có giấy phép; mục đích là để làm gì; việc cấp giấy phép có cần thiết hay không (giấy phép có phải là công cụ hiệu quả nhất để đạt mục đích quản lý hay không), hoặc có thể thay bằng loại giấy gì (ví dụ điều kiện kinh doanh)...
Chính vì không xác định được đúng mục đích của giấy phép, cho nên trong nhiều trường hợp, người ta đã kê ra những nội dung không rõ ràng, không cần thiết.
Làm sao ngăn chặn?
Trong công tác quản lý, việc đặt ra giấy phép là cần thiết; điều này đã rõ. Đó là một loại công cụ quản lý hành chính nhằm điều tiết, kiểm soát những hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ cần có những điều kiện nhất định để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ và phát triển môi trường, sức khỏe của nhân dân và trật tự, an toàn xã hội.
Điều quan trọng không phải là “càng ít giấy phép càng tốt” xét đơn thuần về số lượng, mà là tác động xã hội, là sự cần thiết của giấy phép. Vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn những loại giấy phép không có căn cứ pháp lý, không rõ mục đích, không cần thiết, thậm chí trở thành rào cản, hạn chế sức phát triển của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Thư ký Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, bên cạnh các tác động tích cực, hệ thống các quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh nói chung và các giấy phép kinh doanh nói riêng cũng đã bộc lộ không ít khiếm khuyết.
Những khiếm khuyết đó một mặt làm giảm hiệu lực của hệ thống giấy phép trong quản lý nhà nước, là một trong những nguyên nhân của tham nhũng phổ biến trên diện rộng ở nước ta hiện nay; mặt khác, đã và đang tạo nên những khó khăn, bất ổn và rào cản hành chính đối với đầu tư và kinh doanh nói riêng, đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nói chung... Những tác động bất lợi này đang ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu...
Theo quy định hiện hành, thông thường các loại giấy phép đó được quy định trong các nghị định và phần lớn là do các bộ quản lý nhà nước đặt ra trên cơ sở các luật, pháp lệnh. Nội dung các quy định này không tránh khỏi thiên hướng tạo thuận lợi cho bộ, ngành, đẩy khó khăn cho doanh nghiệp. Giấy phép thể hiện điều kiện kinh doanh của ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép.
Vì vậy, về mặt pháp lý, những ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được quản lý bằng giấy phép và điều kiện hoặc tiêu chí làm căn cứ để cấp hoặc không cấp giấy phép phải do luật, pháp lệnh hoặc nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều này đã được quy định tại khoản 4, điều 7, Luật Doanh nghiệp: “Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh, bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”.
Tiếp đó, khoản 5 điều 7 Luật Doanh nghiệp đã quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”.
Rất cần tổ chức nghiên cứu nghiêm túc tác động kinh tế, xã hội của mỗi loại giấy phép, qua đó, dự báo những tác động của giấy phép đến các nhóm đối tượng phải thi hành, phân tích những tác động tích cực, tác động tiêu cực, qua đó cân nhắc, so sánh và quyết định. Phương pháp nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội này, thế giới đã có, chúng ta cũng đã có kinh nghiệm áp dụng trong việc nghiên cứu tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trước đây; vấn đề là tổ chức việc thực hiện.
Giấy phép và hệ thống quản lý việc ban hành, theo dõi thực hiện, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ... hoàn chỉnh hệ thống giấy phép là một loại công việc hệ trọng trong chức năng quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước ta. Trước yêu cầu tạo lập môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho kinh doanh, để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, rất cần thiết có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp về thẩm quyền quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
Việc thành lập một tổ chức có đủ năng lực và thẩm quyền để tiếp tục duy trì và phát huy những nỗ lực trong việc cải cách và hoàn thiện hệ thống giấy phép cũng rất cần thiết, khắc phục những tùy tiện trong lĩnh vực này, bảo đảm cho giấy phép thực hiện đúng chức năng trong quản lý kinh tế.
Can thiệp quá mức và không cần thiết
Trường hợp sau đây là một trong rất nhiều dẫn chứng về những yêu cầu không cần thiết của một loại giấy phép con.
Theo điều 12 Nghị định 19/2005-NĐ-CP liên quan đến giấy phép giới thiệu việc làm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm phải có:
- Địa điểm và trụ sở ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp;
- Có phòng sử dụng cho hoạt động tư vấn, phòng sử dụng cho hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động, phòng sử dụng cho hoạt động về thông tin thị trường và có trang bị máy tính, điện thoại, fax, e-mail và các tài liệu liên quan khác đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác phục vụ khách hàng;
- Có ít nhất năm cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án.
Có thể thấy trong những điều kiện mà nghị định nói trên quy định, có khá nhiều việc mà tự bản thân doanh nghiệp phải lo liệu cho hoạt động kinh doanh của mình (như địa điểm có đủ diện tích cho giao dịch; các loại trang thiết bị...) mà Nhà nước không nên can thiệp và cũng không thể can thiệp được; những hoạt động nào của doanh nghiệp mà thị trường sẽ giám sát, so sánh và lựa chọn tùy theo chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Lại nữa, yêu cầu xác nhận của UBND xã, phường về “đạo đức tốt”, “chưa có tiền án” là trái với nguyên tắc luật pháp vì không thể bắt một người chứng minh là vô tội và cũng không được cấm một người có tiền án không được kinh doanh; dựa trên nguyên tắc nào mà UBND cấp xã, phường xác nhận được những nội dung đó?
Có thể kể ra khá nhiều ví dụ, để thấy rõ việc quy định các loại giấy phép như vậy đã gây thêm tốn kém tiền bạc, thời gian cho doanh nghiệp; không những thế, kiểu “tiền kiểm” này nhiều khi chỉ là hình thức, doanh nghiệp có thể thuê mướn cho đủ theo yêu cầu, sau đó lại trả về, như mọi người đều đã biết.
Kết quả rà soát 300 loại “giấy phép con” mà Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã tiến hành thời gian gần đây cho thấy việc ngăn chặn những giấy phép con không cần thiết còn rất gian nan.
Muôn hình vạn trạng giấy phép con
Việc truy tìm và bãi bỏ những giấy phép con không cần thiết đã được tiến hành ngay từ năm 1998, đến năm 2000, khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành, đã bãi bỏ và chuyển sang điều kiện kinh doanh được 145 giấy phép con, một kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận.
Đáng tiếc là từ đó đến nay, đã có thêm nhiều giấy phép con gây ra biết bao phiền hà cho doanh nghiệp trong kinh doanh - tính ra, trung bình mỗi tuần phát sinh thêm một giấy phép!
Trong thực tế, giấy phép đã có nhiều biến dạng muôn hình muôn vẻ: ngoài giấy phép, có giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký, thẻ, phê duyệt, chứng chỉ, bằng... nhiều khi bằng hình thức quyết định hành chính như văn bản xác nhận, quyết định, giấy xác nhận, văn bản chấp thuận...
Nhìn chung, việc ban hành nhiều loại giấy phép khá tùy tiện; căn cứ pháp lý của nhiều loại giấy phép rất không đầy đủ. Nhiều loại giấy phép chỉ được quy định chung chung trong luật, pháp lệnh, thậm chí không có quy định, thế nhưng khi ban hành giấy phép (bằng các nghị định, thông tư, quyết định), người ta cũng vẫn viện dẫn luật hoặc pháp lệnh làm căn cứ.
Đáng quan tâm nhất là mục đích của việc cấp giấy phép thường không rõ: tại sao lại cần có giấy phép; mục đích là để làm gì; việc cấp giấy phép có cần thiết hay không (giấy phép có phải là công cụ hiệu quả nhất để đạt mục đích quản lý hay không), hoặc có thể thay bằng loại giấy gì (ví dụ điều kiện kinh doanh)...
Chính vì không xác định được đúng mục đích của giấy phép, cho nên trong nhiều trường hợp, người ta đã kê ra những nội dung không rõ ràng, không cần thiết.
Làm sao ngăn chặn?
Trong công tác quản lý, việc đặt ra giấy phép là cần thiết; điều này đã rõ. Đó là một loại công cụ quản lý hành chính nhằm điều tiết, kiểm soát những hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ cần có những điều kiện nhất định để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ và phát triển môi trường, sức khỏe của nhân dân và trật tự, an toàn xã hội.
Điều quan trọng không phải là “càng ít giấy phép càng tốt” xét đơn thuần về số lượng, mà là tác động xã hội, là sự cần thiết của giấy phép. Vấn đề đặt ra là cần ngăn chặn những loại giấy phép không có căn cứ pháp lý, không rõ mục đích, không cần thiết, thậm chí trở thành rào cản, hạn chế sức phát triển của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, Thư ký Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, bên cạnh các tác động tích cực, hệ thống các quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh nói chung và các giấy phép kinh doanh nói riêng cũng đã bộc lộ không ít khiếm khuyết.
Những khiếm khuyết đó một mặt làm giảm hiệu lực của hệ thống giấy phép trong quản lý nhà nước, là một trong những nguyên nhân của tham nhũng phổ biến trên diện rộng ở nước ta hiện nay; mặt khác, đã và đang tạo nên những khó khăn, bất ổn và rào cản hành chính đối với đầu tư và kinh doanh nói riêng, đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nói chung... Những tác động bất lợi này đang ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu...
Theo quy định hiện hành, thông thường các loại giấy phép đó được quy định trong các nghị định và phần lớn là do các bộ quản lý nhà nước đặt ra trên cơ sở các luật, pháp lệnh. Nội dung các quy định này không tránh khỏi thiên hướng tạo thuận lợi cho bộ, ngành, đẩy khó khăn cho doanh nghiệp. Giấy phép thể hiện điều kiện kinh doanh của ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có giấy phép.
Vì vậy, về mặt pháp lý, những ngành nghề kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được quản lý bằng giấy phép và điều kiện hoặc tiêu chí làm căn cứ để cấp hoặc không cấp giấy phép phải do luật, pháp lệnh hoặc nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định.
Điều này đã được quy định tại khoản 4, điều 7, Luật Doanh nghiệp: “Chính phủ định kỳ rà soát, đánh giá lại toàn bộ hoặc một phần các điều kiện kinh doanh, bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không còn phù hợp; sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo yêu cầu quản lý nhà nước”.
Tiếp đó, khoản 5 điều 7 Luật Doanh nghiệp đã quy định: “Bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”.
Rất cần tổ chức nghiên cứu nghiêm túc tác động kinh tế, xã hội của mỗi loại giấy phép, qua đó, dự báo những tác động của giấy phép đến các nhóm đối tượng phải thi hành, phân tích những tác động tích cực, tác động tiêu cực, qua đó cân nhắc, so sánh và quyết định. Phương pháp nghiên cứu tác động kinh tế, xã hội này, thế giới đã có, chúng ta cũng đã có kinh nghiệm áp dụng trong việc nghiên cứu tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trước đây; vấn đề là tổ chức việc thực hiện.
Giấy phép và hệ thống quản lý việc ban hành, theo dõi thực hiện, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ... hoàn chỉnh hệ thống giấy phép là một loại công việc hệ trọng trong chức năng quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước ta. Trước yêu cầu tạo lập môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi cho kinh doanh, để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, rất cần thiết có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp về thẩm quyền quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó.
Việc thành lập một tổ chức có đủ năng lực và thẩm quyền để tiếp tục duy trì và phát huy những nỗ lực trong việc cải cách và hoàn thiện hệ thống giấy phép cũng rất cần thiết, khắc phục những tùy tiện trong lĩnh vực này, bảo đảm cho giấy phép thực hiện đúng chức năng trong quản lý kinh tế.
Can thiệp quá mức và không cần thiết
Trường hợp sau đây là một trong rất nhiều dẫn chứng về những yêu cầu không cần thiết của một loại giấy phép con.
Theo điều 12 Nghị định 19/2005-NĐ-CP liên quan đến giấy phép giới thiệu việc làm, doanh nghiệp giới thiệu việc làm phải có:
- Địa điểm và trụ sở ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp;
- Có phòng sử dụng cho hoạt động tư vấn, phòng sử dụng cho hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động, phòng sử dụng cho hoạt động về thông tin thị trường và có trang bị máy tính, điện thoại, fax, e-mail và các tài liệu liên quan khác đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác phục vụ khách hàng;
- Có ít nhất năm cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án.
Có thể thấy trong những điều kiện mà nghị định nói trên quy định, có khá nhiều việc mà tự bản thân doanh nghiệp phải lo liệu cho hoạt động kinh doanh của mình (như địa điểm có đủ diện tích cho giao dịch; các loại trang thiết bị...) mà Nhà nước không nên can thiệp và cũng không thể can thiệp được; những hoạt động nào của doanh nghiệp mà thị trường sẽ giám sát, so sánh và lựa chọn tùy theo chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
Lại nữa, yêu cầu xác nhận của UBND xã, phường về “đạo đức tốt”, “chưa có tiền án” là trái với nguyên tắc luật pháp vì không thể bắt một người chứng minh là vô tội và cũng không được cấm một người có tiền án không được kinh doanh; dựa trên nguyên tắc nào mà UBND cấp xã, phường xác nhận được những nội dung đó?
Có thể kể ra khá nhiều ví dụ, để thấy rõ việc quy định các loại giấy phép như vậy đã gây thêm tốn kém tiền bạc, thời gian cho doanh nghiệp; không những thế, kiểu “tiền kiểm” này nhiều khi chỉ là hình thức, doanh nghiệp có thể thuê mướn cho đủ theo yêu cầu, sau đó lại trả về, như mọi người đều đã biết.