Cưới xin ở Trung Quốc ngày càng tốn kém
Tổ chức đám cưới đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ USD ở Trung Quốc
Mỗi năm, Trung Quốc có hơn 10 triệu đôi uyên ương nên vợ nên chồng, tổ chức đám cưới vì thế đã trở thành một ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ USD ở đây. Vào thời buổi đắt đỏ, không ít cặp đôi ở nước này rơi vào cảnh dở khóc dở cười, vì chi phí cho ngày trọng đại vượt khỏi tầm kiểm soát.
Xuất hiện trong một câu chuyện của hãng tin BBC, cô Cecilia và anh Ye Min đính hôn với nhau hồi tháng 2 và định đến tháng 9 sẽ làm lễ cưới ở Thượng Hải. Cặp đôi dự định sẽ đầu tư toàn bộ tiền tiết kiệm cho ngày cưới và một kỳ nghỉ trăng mật kéo dài hai tuần ở đảo Mauritus.
Chú rể tương lai Ye Min đã mua nhẫn đính hôn tặng vị hôn thê bằng một phần trong số tiền mà anh tiết kiệm để chuẩn bị cưới vợ trong suốt 4 năm kể từ khi ra trường và bắt đầu đi làm. “Nhẫn đính hôn của tôi gắn kim cương và được anh ấy mua với giá 3.500 USD. Đây là mức giá trung bình cho một chiếc nhẫn đính hôn ở Trung Quốc”, Cecilia tiết lộ.
Theo ông Lawrence Lo, Giám đốc một công ty tư vấn lễ nghi ở Thượng Hải, anh Ye Min không phải là một trường hợp hiếm gặp. “Tôi đã tham dự nhiều sự kiện và để ý thấy có tới 85% số người tham dự là phụ nữ. Không có nhiều đàn ông đến các sự kiện vì họ làm việc quá bận. Họ gánh tránh nhiệm phải lao động vất vả để chuẩn bị tiền cưới vợ”, ông Lo nói.
“10 hay 15 năm trước, nếu hỏi người Trung Quốc kim cương để làm gì, họ sẽ trả lời là để dùng trong các thiết bị mài cắt. Giờ thì Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường kim cương lớn nhất thế giới, nhất là nhẫn đính hôn”, ông Lo cho biết thêm.
Nhưng nhẫn đính hôn mới chỉ là thứ đầu tiên buộc các cặp đôi sắp cưới ở Trung Quốc phải mở ví. Ảnh cưới, váy cô dâu, đồ trang trí… đều đòi hỏi những khoản chi không nhỏ trong đó bố mẹ chú rể thường đóng góp phần chủ yếu.
Tiệc cưới mới là khoản chi lớn nhất. Cecilia và Yemin dự định mời 200 khách, chiếm ít nhất 20 bàn, dự kiến tiêu tốn 12.000 USD. “Rất khó để tìm được một nhà hàng vừa ý. Chúng tôi vừa muốn có đồ ăn ngon, nhà hàng trông cũng sang, mà lại phù hợp túi tiền”, Cecilia nói.
Theo ông Lawrence Lo, ở Thượng Hải, không có giới hạn nào cho chi phí tiệc cưới. “Ở những khách sạn 5 sao tốt nhất, giá sàn cho một bàn tiệc 10 người vào khoảng 1.200 USD. Tại một số nơi ở Trung Quốc, có những tiệc cưới gồm cả 100 bàn tiệc”, ông Lo nói.
Trung Quốc cũng giống như ở nhiều nước châu Á khác, đám cưới không chỉ là chuyện của cặp đôi. “Đám cưới còn có ý nghĩa quan trọng đối với cha mẹ của cô dâu chú rể, là dịp để họ mời tất cả bạn bè, đối tác làm ăn. Đó là thể diện của gia đình. Có rất nhiều thứ vô hình trong một đám cưới”, ông Lo cho biết.
Tuy nhiên, nhà tư vấn tài chính Crystal Ke cho rằng, đầu tư mạnh cho đám cưới như các cặp đôi ở Trung Quốc là điều không nên.
Không ít cặp chi hết tiền lương cả năm cho lễ cưới, nhưng thực ra có nhiều cách để tiết kiệm tiền mà vẫn có một đám cưới ổn, chẳng hạn dùng rượu vang nội thay cho rượu ngoại, không đưa những món như trứng cá muối hay vây cá mập vào thực đơn, tổ chức cưới ở công viên, ra nước ngoài như Singapore, Thái Lan hay Malaysia… làm đám cưới.
Nhưng ngành công nghiệp tổ chức tiệc cưới của Trung Quốc giờ đã đạt mức doanh thu hàng năm lên tới 80 tỷ USD và chưa có dấu hiệu của sự giảm tốc.
Cô Cecilia và anh Ye Min bị sốc khi tính toán tổng chi phí đám cưới có thể lên tới khoảng 30.000 USD. Tuy nhiên, cặp đôi này còn may vì không phải lo mua nhà. Sau khi cưới, họ sẽ sống chung với cha mẹ của anh Ye.
Xuất hiện trong một câu chuyện của hãng tin BBC, cô Cecilia và anh Ye Min đính hôn với nhau hồi tháng 2 và định đến tháng 9 sẽ làm lễ cưới ở Thượng Hải. Cặp đôi dự định sẽ đầu tư toàn bộ tiền tiết kiệm cho ngày cưới và một kỳ nghỉ trăng mật kéo dài hai tuần ở đảo Mauritus.
Chú rể tương lai Ye Min đã mua nhẫn đính hôn tặng vị hôn thê bằng một phần trong số tiền mà anh tiết kiệm để chuẩn bị cưới vợ trong suốt 4 năm kể từ khi ra trường và bắt đầu đi làm. “Nhẫn đính hôn của tôi gắn kim cương và được anh ấy mua với giá 3.500 USD. Đây là mức giá trung bình cho một chiếc nhẫn đính hôn ở Trung Quốc”, Cecilia tiết lộ.
Theo ông Lawrence Lo, Giám đốc một công ty tư vấn lễ nghi ở Thượng Hải, anh Ye Min không phải là một trường hợp hiếm gặp. “Tôi đã tham dự nhiều sự kiện và để ý thấy có tới 85% số người tham dự là phụ nữ. Không có nhiều đàn ông đến các sự kiện vì họ làm việc quá bận. Họ gánh tránh nhiệm phải lao động vất vả để chuẩn bị tiền cưới vợ”, ông Lo nói.
“10 hay 15 năm trước, nếu hỏi người Trung Quốc kim cương để làm gì, họ sẽ trả lời là để dùng trong các thiết bị mài cắt. Giờ thì Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường kim cương lớn nhất thế giới, nhất là nhẫn đính hôn”, ông Lo cho biết thêm.
Nhưng nhẫn đính hôn mới chỉ là thứ đầu tiên buộc các cặp đôi sắp cưới ở Trung Quốc phải mở ví. Ảnh cưới, váy cô dâu, đồ trang trí… đều đòi hỏi những khoản chi không nhỏ trong đó bố mẹ chú rể thường đóng góp phần chủ yếu.
Tiệc cưới mới là khoản chi lớn nhất. Cecilia và Yemin dự định mời 200 khách, chiếm ít nhất 20 bàn, dự kiến tiêu tốn 12.000 USD. “Rất khó để tìm được một nhà hàng vừa ý. Chúng tôi vừa muốn có đồ ăn ngon, nhà hàng trông cũng sang, mà lại phù hợp túi tiền”, Cecilia nói.
Theo ông Lawrence Lo, ở Thượng Hải, không có giới hạn nào cho chi phí tiệc cưới. “Ở những khách sạn 5 sao tốt nhất, giá sàn cho một bàn tiệc 10 người vào khoảng 1.200 USD. Tại một số nơi ở Trung Quốc, có những tiệc cưới gồm cả 100 bàn tiệc”, ông Lo nói.
Trung Quốc cũng giống như ở nhiều nước châu Á khác, đám cưới không chỉ là chuyện của cặp đôi. “Đám cưới còn có ý nghĩa quan trọng đối với cha mẹ của cô dâu chú rể, là dịp để họ mời tất cả bạn bè, đối tác làm ăn. Đó là thể diện của gia đình. Có rất nhiều thứ vô hình trong một đám cưới”, ông Lo cho biết.
Tuy nhiên, nhà tư vấn tài chính Crystal Ke cho rằng, đầu tư mạnh cho đám cưới như các cặp đôi ở Trung Quốc là điều không nên.
Không ít cặp chi hết tiền lương cả năm cho lễ cưới, nhưng thực ra có nhiều cách để tiết kiệm tiền mà vẫn có một đám cưới ổn, chẳng hạn dùng rượu vang nội thay cho rượu ngoại, không đưa những món như trứng cá muối hay vây cá mập vào thực đơn, tổ chức cưới ở công viên, ra nước ngoài như Singapore, Thái Lan hay Malaysia… làm đám cưới.
Nhưng ngành công nghiệp tổ chức tiệc cưới của Trung Quốc giờ đã đạt mức doanh thu hàng năm lên tới 80 tỷ USD và chưa có dấu hiệu của sự giảm tốc.
Cô Cecilia và anh Ye Min bị sốc khi tính toán tổng chi phí đám cưới có thể lên tới khoảng 30.000 USD. Tuy nhiên, cặp đôi này còn may vì không phải lo mua nhà. Sau khi cưới, họ sẽ sống chung với cha mẹ của anh Ye.