“Cứu” chứng khoán: Các giải pháp dần hiện thực
Những giải pháp hỗ trợ thị trường của nhà điều hành đang dần hiện thực, khi mà VN-Index đứng trước ngưỡng 800 điểm
Những giải pháp hỗ trợ thị trường của nhà điều hành đang dần hiện thực, khi mà VN-Index đứng trước ngưỡng 800 điểm.
Phiên ngày mai (16/1) được xem là phiên bản lề cho hai khả năng: Đổ vỡ và hy vọng.
Đến thời điểm này, những nhà đầu tư găm hàng từ mốc 900 điểm có thể đã lỗ tới 20%, thậm chí cao hơn. Giá nhiều cổ phiếu cũng đã giảm từ 30 – 50% so với những đỉnh gần đây, tiêu biểu như FPT, PVE, S99…
Nếu đáy 800 bị phá, thị trường lại trở về với thời điểm trước kỳ nóng sốt cuối năm 2006 đầu năm 2007, nhưng với bối cảnh hiện nay, đà nóng sốt đó khó lặp lại. Dù trong lịch sử đã từng chứng kiến những đà suy thoái tương tự, nhưng chưa bao giờ sự lo ngại và khủng hoảng lại rõ nét như hiện nay.
Nhưng, thị trường khó tiếp tục giảm sâu. Trước hết, khối lượng và giá trị giao dịch đang được duy trì ở những mức cần thiết, quanh 10 triệu đơn vị và 1.000 tỷ đồng. Những con số này tạm cắt cơn lo ngại sự ảm đạm kéo dài từ tháng 11/2007.
Đáng chú ý là trong định hướng điều hành thị trường, nhà quản lý đã bắt đầu vào cuộc bằng những chính sách cụ thể.
Trước hết đó là khuyến nghị chính thức của Ủy ban Chứng khoán tới các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng với mục đích dãn nguồn cung, tránh “đổ thêm dầu vào lửa” thời điểm này. Bởi khi thị trường suy thoái, các thành viên thị trường đều thiệt hại, trực tiếp nhất là nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Một diễn biến mới khác đáng chú ý, theo nguồn tin riêng của VnEconomy, là từ sáng nay (15/1), Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có kế hoạch mua ngoại tệ vào, giảm bớt sự căng thẳng thiếu tiền đồng ở các ngân hàng thương mại.
Mục đích của Ngân hàng Nhà nước là hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên trong hệ thống, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn trong cơ cấu vốn và cũng là một cơ hội để tăng dự trữ ngoại tệ trước nguồn cung thuận lợi.
Mặt khác, với thị trường chứng khoán, đây là thông tin được chờ đợi trong suốt thời gian qua, khi nhà đầu tư nước ngoài có thêm thuận lợi để quy đổi ngoại tệ sang tiền đồng, tham gia đầu tư.
Hiện tại, việc khan hiếm tiền đồng quy đổi ở khối đầu tư nước ngoài không có số liệu đo đếm cụ thể, thậm chí có cả những thông tin ngược chiều; nhưng việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ vào ít nhất sẽ tạo tâm lý thuận lợi hơn với thị trường chứng khoán.
Cũng theo nguồn tin trên, Ủy ban Chứng khoán và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có một cuộc họp để bàn về sự phối hợp quản lý và hỗ trợ thị trường chứng khoán. Khả năng Chỉ thị 03 về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán sẽ được điều chỉnh phù hợp theo bối cảnh mới. Kết quả có thể sẽ sớm được công bố, chấm dứt những đồn đoán trong tuần này.
Riêng về khả năng mở “room” đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng, nguồn tin trên cho biết Chính phủ sẽ vẫn duy trì tỷ lệ 30% như hiện nay.
Phiên ngày mai (16/1) được xem là phiên bản lề cho hai khả năng: Đổ vỡ và hy vọng.
Đến thời điểm này, những nhà đầu tư găm hàng từ mốc 900 điểm có thể đã lỗ tới 20%, thậm chí cao hơn. Giá nhiều cổ phiếu cũng đã giảm từ 30 – 50% so với những đỉnh gần đây, tiêu biểu như FPT, PVE, S99…
Nếu đáy 800 bị phá, thị trường lại trở về với thời điểm trước kỳ nóng sốt cuối năm 2006 đầu năm 2007, nhưng với bối cảnh hiện nay, đà nóng sốt đó khó lặp lại. Dù trong lịch sử đã từng chứng kiến những đà suy thoái tương tự, nhưng chưa bao giờ sự lo ngại và khủng hoảng lại rõ nét như hiện nay.
Nhưng, thị trường khó tiếp tục giảm sâu. Trước hết, khối lượng và giá trị giao dịch đang được duy trì ở những mức cần thiết, quanh 10 triệu đơn vị và 1.000 tỷ đồng. Những con số này tạm cắt cơn lo ngại sự ảm đạm kéo dài từ tháng 11/2007.
Đáng chú ý là trong định hướng điều hành thị trường, nhà quản lý đã bắt đầu vào cuộc bằng những chính sách cụ thể.
Trước hết đó là khuyến nghị chính thức của Ủy ban Chứng khoán tới các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng với mục đích dãn nguồn cung, tránh “đổ thêm dầu vào lửa” thời điểm này. Bởi khi thị trường suy thoái, các thành viên thị trường đều thiệt hại, trực tiếp nhất là nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Một diễn biến mới khác đáng chú ý, theo nguồn tin riêng của VnEconomy, là từ sáng nay (15/1), Ngân hàng Nhà nước đã chính thức có kế hoạch mua ngoại tệ vào, giảm bớt sự căng thẳng thiếu tiền đồng ở các ngân hàng thương mại.
Mục đích của Ngân hàng Nhà nước là hỗ trợ thanh khoản cho các thành viên trong hệ thống, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn trong cơ cấu vốn và cũng là một cơ hội để tăng dự trữ ngoại tệ trước nguồn cung thuận lợi.
Mặt khác, với thị trường chứng khoán, đây là thông tin được chờ đợi trong suốt thời gian qua, khi nhà đầu tư nước ngoài có thêm thuận lợi để quy đổi ngoại tệ sang tiền đồng, tham gia đầu tư.
Hiện tại, việc khan hiếm tiền đồng quy đổi ở khối đầu tư nước ngoài không có số liệu đo đếm cụ thể, thậm chí có cả những thông tin ngược chiều; nhưng việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ vào ít nhất sẽ tạo tâm lý thuận lợi hơn với thị trường chứng khoán.
Cũng theo nguồn tin trên, Ủy ban Chứng khoán và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có một cuộc họp để bàn về sự phối hợp quản lý và hỗ trợ thị trường chứng khoán. Khả năng Chỉ thị 03 về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán sẽ được điều chỉnh phù hợp theo bối cảnh mới. Kết quả có thể sẽ sớm được công bố, chấm dứt những đồn đoán trong tuần này.
Riêng về khả năng mở “room” đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng, nguồn tin trên cho biết Chính phủ sẽ vẫn duy trì tỷ lệ 30% như hiện nay.