“Cứu” chứng khoán: Khuyến nghị áp biên độ lệch
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) khuyến nghị Ủy ban Chứng khoán nhanh chóng áp biên độ lệch để “cứu” thị trường
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) khuyến nghị Ủy ban Chứng khoán nhanh chóng áp biên độ lệch để “cứu” thị trường.
Trong văn bản dài hơn 5 trang cùng một loạt đề xuất, VAFI đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nhanh chóng áp dụng biên độ giao dịch lệch thống nhất trên cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM là –1%, + 3%.
Đây cũng là một giải pháp mà nhiều nhà đầu tư đề cập đến trong thời gian qua, khi thị trường liên tiếp sụt giảm, dù biên độ hiện tại ở cả hai đầu cầu đã bị thu hẹp (tại Hà Nội là +/-3%, tại Tp.HCM là +/-2%).
Vì sao áp dụng biên độ lệch? VAFI cho rằng việc áp dụng biên độ này đồng nghĩa với việc Ủy ban Chứng khoán “đưa ra tín hiệu rằng đa phần giá cổ phiếu hiện nay đã quá rẻ, thấp hơn nhiều so với giá trị thực, thấp hơn nhiều so với giá mà các nhà đầu tư tổ chức đã tính toán mua đầu tư”.
Mục đích thứ hai được VAFI xác định là để ngăn chặn tình trạng đầu cơ giá xuống; ngoài ra còn để trấn an tâm lý các nhà đầu tư.
Giải pháp này được VAFI nhấn mạnh ở tính đầu tiên trong loạt khuyến nghị được đưa ra trong văn bản nói trên và để đảm bảo thành công cho các giải pháp tiếp theo cần triển khai.
Việc sử dụng biên độ, theo quan điểm của Ủy ban Chứng khoán tại cuộc họp báo trước đây, chỉ là một giải pháp tình thế trước tình trạng thị trường suy giảm quá nhanh và mạnh.
Việc thu hẹp biên độ giao dịch (từ ngày 27/3 còn +/-1% tại sàn Tp.HCM và +/-2% tại sàn Hà Nội; được nới lên mức hiện nay từ ngày 7/4) được Ủy ban xem là một chốt chặn cần thiết trước khi nhà quản lý thị trường và các cơ quan phối hợp tìm ra các giải pháp hỗ trợ thực sự khác, hiệu quả hơn và mạnh hơn.
Ngay sau biện pháp tình thế đó được áp dụng, thị trường đã có phản ứng khá tích cực, tạo chuỗi tăng điểm ấn tượng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó không có bất kỳ một giải pháp cụ thể nào đủ mạnh được đưa ra, thị trường đuối sức và đảo chiều; hiện chuỗi giảm giá gần nhất đã lên đến 13 phiên liên tiếp.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định Ủy ban Chứng khoán, cũng như các cơ quan phối hợp, đã bỏ qua cơ hội tiếp sức cho thị trường từ phản ứng tích cực của đà tăng sau khi biên độ bị thu hẹp; và tính “tình thế” của biện pháp thu hẹp biên độ đang trở thành “cơ bản” trước đà suy thoái của thị trường.
Tương tự như liệu pháp Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tham gia mua vào, một lần nữa nhà quản lý mất thêm một giải pháp mà không thể hỗ trợ được thị trường phục hồi, dù giá chứng khoán “đã quá rẻ, thấp hơn nhiều so với giá trị thực” như nhận định của VAFI. Đáng chú ý là phía sau đó là hy vọng của nhiều nhà đầu tư.
Trở lại khuyến nghị của VAFI, việc áp dụng biên độ lệch có thể sẽ có sức hỗ trợ nhất định khi tạo thêm khả năng tăng giá của chứng khoán so với hiện nay và hãm bớt đà giảm của thị trường. Nhưng đây là một giải pháp nhạy cảm, ngoài sự can thiệp hành chính vốn có thể gây quan ngại với nhiều nhà đầu tư (đặc biệt là khối đầu tư nước ngoài), còn liên quan đến tính công bằng của thị trường.
Trường hợp khuyến nghị trên của VAFI được áp dụng, đó vẫn là một giải pháp tình thế và vẫn chưa giải quyết được gốc của nguyên nhân sụt giảm hiện nay là những tác động bất lợi của lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ, tác động của suy thoái kinh tế thế giới…
Ngoài ra, VAFI cũng đề xuất một loạt giải pháp đồng bộ khác đáng chú ý, trong đó có cả khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng thương mại từ 11% xuống mức 8%, “nhằm cải thiện nguồn cung tiền, tạo tiền đề khống chế việc tăng lãi suất huy động vốn, đồng thời có điều kiện để không tăng và tiến tới giảm lãi suất trần cho vay”.
Ngoài ra, đầu mối đại diện tiếng nói cho giới đầu tư tài chính này cũng tiếp tục theo đuổi đề xuất trước đó, về việc cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần ngân hàng Việt Nam dưới 5% vốn điều lệ không phải xin phép.
Thậm chí VAFI còn đưa ra một giải pháp là xử lý lượng cổ phiếu cầm cố mà nhà đầu tư không có khả năng thanh toán các khoản lãi đến hạn bằng cách cho phép các ngân hàng thương mại chuyển các khoản nợ trên thành khoản đầu tư cổ phiếu của các ngân hàng; kêu gọi nhà đầu tư cùng hợp sức đồng loạt mua vào; kêu gọi các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ bằng khoảng 5% mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt…
VAFI cho rằng “những giải pháp liên quan đến các cơ quan nhà nước không thể ra đời nhanh chóng, chúng ta phải chấp nhận thực trạng này và phải có độ trễ về thời gian. Khi thị trường chứng khoán hồi phục thì chúng ta có thể nới dần biên độ và khoảng thời gian này là không lâu”.
Trong văn bản dài hơn 5 trang cùng một loạt đề xuất, VAFI đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần nhanh chóng áp dụng biên độ giao dịch lệch thống nhất trên cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM là –1%, + 3%.
Đây cũng là một giải pháp mà nhiều nhà đầu tư đề cập đến trong thời gian qua, khi thị trường liên tiếp sụt giảm, dù biên độ hiện tại ở cả hai đầu cầu đã bị thu hẹp (tại Hà Nội là +/-3%, tại Tp.HCM là +/-2%).
Vì sao áp dụng biên độ lệch? VAFI cho rằng việc áp dụng biên độ này đồng nghĩa với việc Ủy ban Chứng khoán “đưa ra tín hiệu rằng đa phần giá cổ phiếu hiện nay đã quá rẻ, thấp hơn nhiều so với giá trị thực, thấp hơn nhiều so với giá mà các nhà đầu tư tổ chức đã tính toán mua đầu tư”.
Mục đích thứ hai được VAFI xác định là để ngăn chặn tình trạng đầu cơ giá xuống; ngoài ra còn để trấn an tâm lý các nhà đầu tư.
Giải pháp này được VAFI nhấn mạnh ở tính đầu tiên trong loạt khuyến nghị được đưa ra trong văn bản nói trên và để đảm bảo thành công cho các giải pháp tiếp theo cần triển khai.
Việc sử dụng biên độ, theo quan điểm của Ủy ban Chứng khoán tại cuộc họp báo trước đây, chỉ là một giải pháp tình thế trước tình trạng thị trường suy giảm quá nhanh và mạnh.
Việc thu hẹp biên độ giao dịch (từ ngày 27/3 còn +/-1% tại sàn Tp.HCM và +/-2% tại sàn Hà Nội; được nới lên mức hiện nay từ ngày 7/4) được Ủy ban xem là một chốt chặn cần thiết trước khi nhà quản lý thị trường và các cơ quan phối hợp tìm ra các giải pháp hỗ trợ thực sự khác, hiệu quả hơn và mạnh hơn.
Ngay sau biện pháp tình thế đó được áp dụng, thị trường đã có phản ứng khá tích cực, tạo chuỗi tăng điểm ấn tượng. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó không có bất kỳ một giải pháp cụ thể nào đủ mạnh được đưa ra, thị trường đuối sức và đảo chiều; hiện chuỗi giảm giá gần nhất đã lên đến 13 phiên liên tiếp.
Đến thời điểm này, có thể khẳng định Ủy ban Chứng khoán, cũng như các cơ quan phối hợp, đã bỏ qua cơ hội tiếp sức cho thị trường từ phản ứng tích cực của đà tăng sau khi biên độ bị thu hẹp; và tính “tình thế” của biện pháp thu hẹp biên độ đang trở thành “cơ bản” trước đà suy thoái của thị trường.
Tương tự như liệu pháp Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tham gia mua vào, một lần nữa nhà quản lý mất thêm một giải pháp mà không thể hỗ trợ được thị trường phục hồi, dù giá chứng khoán “đã quá rẻ, thấp hơn nhiều so với giá trị thực” như nhận định của VAFI. Đáng chú ý là phía sau đó là hy vọng của nhiều nhà đầu tư.
Trở lại khuyến nghị của VAFI, việc áp dụng biên độ lệch có thể sẽ có sức hỗ trợ nhất định khi tạo thêm khả năng tăng giá của chứng khoán so với hiện nay và hãm bớt đà giảm của thị trường. Nhưng đây là một giải pháp nhạy cảm, ngoài sự can thiệp hành chính vốn có thể gây quan ngại với nhiều nhà đầu tư (đặc biệt là khối đầu tư nước ngoài), còn liên quan đến tính công bằng của thị trường.
Trường hợp khuyến nghị trên của VAFI được áp dụng, đó vẫn là một giải pháp tình thế và vẫn chưa giải quyết được gốc của nguyên nhân sụt giảm hiện nay là những tác động bất lợi của lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ, tác động của suy thoái kinh tế thế giới…
Ngoài ra, VAFI cũng đề xuất một loạt giải pháp đồng bộ khác đáng chú ý, trong đó có cả khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng thương mại từ 11% xuống mức 8%, “nhằm cải thiện nguồn cung tiền, tạo tiền đề khống chế việc tăng lãi suất huy động vốn, đồng thời có điều kiện để không tăng và tiến tới giảm lãi suất trần cho vay”.
Ngoài ra, đầu mối đại diện tiếng nói cho giới đầu tư tài chính này cũng tiếp tục theo đuổi đề xuất trước đó, về việc cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần ngân hàng Việt Nam dưới 5% vốn điều lệ không phải xin phép.
Thậm chí VAFI còn đưa ra một giải pháp là xử lý lượng cổ phiếu cầm cố mà nhà đầu tư không có khả năng thanh toán các khoản lãi đến hạn bằng cách cho phép các ngân hàng thương mại chuyển các khoản nợ trên thành khoản đầu tư cổ phiếu của các ngân hàng; kêu gọi nhà đầu tư cùng hợp sức đồng loạt mua vào; kêu gọi các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ bằng khoảng 5% mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt…
VAFI cho rằng “những giải pháp liên quan đến các cơ quan nhà nước không thể ra đời nhanh chóng, chúng ta phải chấp nhận thực trạng này và phải có độ trễ về thời gian. Khi thị trường chứng khoán hồi phục thì chúng ta có thể nới dần biên độ và khoảng thời gian này là không lâu”.