“Cứu” chứng khoán: “SCIC đã chuẩn bị nguồn lực cần thiết”
Thông điệp từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) về kế hoạch mua vào, hỗ trợ thị trường phục hồi
Thông điệp từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) về kế hoạch mua vào, hỗ trợ thị trường phục hồi.
Đang khẩn trương xác định danh mục đầu tư
Cuối ngày 5/3, SCIC đã có thông tin phản hồi về những giải pháp liên quan trong chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, cũng như định hướng kế hoạch hỗ trợ thị trường trong cuộc họp cùng ngày giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Chủ tịch SCIC với lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán.
Trước hết, SCIC khẳng định “đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác” là một trong những chức năng mà “siêu” tổng công ty này được thực hiện.
Phản hồi của SCIC nêu rõ: “Với chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao phó, SCIC nhận thức rõ vai trò của mình trong trong việc đóng góp vào sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán. Trong điều kiện thị trường hiện nay, với tư cách là một tổ chức tài chính lớn của Chính phủ, nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu tại trên 800 doanh nghiệp, bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết, SCIC ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công chúng đầu tư, các doanh nghiệp, các cổ đông và Nhà nước”.
Đặc biệt, trong thời gian qua, “SCIC luôn theo sát các diễn biến của thị trường, tích cực chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, nghiên cứu xây dựng các phương án hỗ trợ thị trường với bước đi và cách làm phù hợp nhằm đạt được các yêu cầu: sớm bình ổn thị trường, bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giúp khôi phục lòng tin của công chúng đầu tư”.
Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và định hướng triển khai của Bộ Tài chính, SCIC đang khẩn trương xác định danh mục đầu tư, quy mô đầu tư và phương thức đầu tư cụ thể để triển khai ngay sau khi có sự chấp thuận của Chính phủ.
“Chúng tôi hy vọng rằng động thái này cùng với các biện pháp bình ổn khác mà các cơ quan chức năng và các chủ thể tham gia thị trường áp dụng sẽ mang lại những tác động tích cực cho thị trường. Trong quá trình triển khai, SCIC sẽ phối hợp chặc chẽ với các cơ quan có liên quan, đồng thời bảo đảm bảo toàn và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước được giao”, SCIC nhận định.
Sẽ điều chỉnh tiến độ thoái vốn
Theo nguồn tin của VnEconomy, đến cuối ngày 5/3, SCIC cũng như các đầu mối quản lý thị trường như Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những cuộc họp quan trọng để bàn phối hợp hỗ trợ thị trường chứng khoán phục hồi trong thời gian tới.
Dự kiến, sau Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ công bố những biện pháp và lộ trình cụ thể triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phía SCIC cho biết thêm, ngay khi có kết quả thảo luận với các cơ quan chức năng, các thông tin liên quan sẽ được sớm cập nhật để thông báo tới nhà đầu tư.
Trước đó, ông Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cho rằng đây là thời điểm cần đến giải pháp vào cuộc của SCIC, xem “siêu” tổng công ty này như một quỹ đầu tư của Nhà nước can thiệp trong những thời điểm cần thiết.
Tính đến 31/12/2007, SCIC đã thực hiện thí điểm thoái vốn đầu tư toàn bộ tại 25 doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ vốn và thoái bớt một phần vốn nhà nước tại 9 doanh nghiệp, chủ yếu thuộc nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tỷ lệ sở hữu của nhà nước thấp. Tổng giá trị sổ sách phần vốn thoái đầu tư là 73 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 390 tỷ đồng.
Trong năm 2008, SCIC có kế hoạch thoái đầu tư tại tại một số doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ thuộc các ngành, lĩnh vực mà về lâu dài Nhà nước không cần đầu tư vốn. Theo tổng công ty này, về cơ bản, so sánh với quy mô vốn hóa của thị trường, giá trị thoái đầu tư là rất nhỏ và không có tác động lớn đến quan hệ cung cấu trên thị trường trong thời gian qua cũng như trong thời gian trước mắt.
Tuy nhiên, để bảo toàn giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong điều kiện thị trường đang sụt giảm như hiện nay, SCIC sẽ chủ động điều chỉnh tiến độ thoái vốn đầu tư (chủ yếu tại các doanh nghiệp chưa niêm yết) để hạn chế các tác động tâm lý không thuận lợi đối với thị trường, nếu có.
Đang khẩn trương xác định danh mục đầu tư
Cuối ngày 5/3, SCIC đã có thông tin phản hồi về những giải pháp liên quan trong chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ, cũng như định hướng kế hoạch hỗ trợ thị trường trong cuộc họp cùng ngày giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính kiêm Chủ tịch SCIC với lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán.
Trước hết, SCIC khẳng định “đầu tư trên thị trường vốn, thị trường chứng khoán thông qua việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác” là một trong những chức năng mà “siêu” tổng công ty này được thực hiện.
Phản hồi của SCIC nêu rõ: “Với chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao phó, SCIC nhận thức rõ vai trò của mình trong trong việc đóng góp vào sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán. Trong điều kiện thị trường hiện nay, với tư cách là một tổ chức tài chính lớn của Chính phủ, nắm giữ một khối lượng lớn cổ phiếu tại trên 800 doanh nghiệp, bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết, SCIC ý thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công chúng đầu tư, các doanh nghiệp, các cổ đông và Nhà nước”.
Đặc biệt, trong thời gian qua, “SCIC luôn theo sát các diễn biến của thị trường, tích cực chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết, nghiên cứu xây dựng các phương án hỗ trợ thị trường với bước đi và cách làm phù hợp nhằm đạt được các yêu cầu: sớm bình ổn thị trường, bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giúp khôi phục lòng tin của công chúng đầu tư”.
Ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và định hướng triển khai của Bộ Tài chính, SCIC đang khẩn trương xác định danh mục đầu tư, quy mô đầu tư và phương thức đầu tư cụ thể để triển khai ngay sau khi có sự chấp thuận của Chính phủ.
“Chúng tôi hy vọng rằng động thái này cùng với các biện pháp bình ổn khác mà các cơ quan chức năng và các chủ thể tham gia thị trường áp dụng sẽ mang lại những tác động tích cực cho thị trường. Trong quá trình triển khai, SCIC sẽ phối hợp chặc chẽ với các cơ quan có liên quan, đồng thời bảo đảm bảo toàn và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước được giao”, SCIC nhận định.
Sẽ điều chỉnh tiến độ thoái vốn
Theo nguồn tin của VnEconomy, đến cuối ngày 5/3, SCIC cũng như các đầu mối quản lý thị trường như Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những cuộc họp quan trọng để bàn phối hợp hỗ trợ thị trường chứng khoán phục hồi trong thời gian tới.
Dự kiến, sau Ủy ban Chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ công bố những biện pháp và lộ trình cụ thể triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Phía SCIC cho biết thêm, ngay khi có kết quả thảo luận với các cơ quan chức năng, các thông tin liên quan sẽ được sớm cập nhật để thông báo tới nhà đầu tư.
Trước đó, ông Đoan Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, cho rằng đây là thời điểm cần đến giải pháp vào cuộc của SCIC, xem “siêu” tổng công ty này như một quỹ đầu tư của Nhà nước can thiệp trong những thời điểm cần thiết.
Tính đến 31/12/2007, SCIC đã thực hiện thí điểm thoái vốn đầu tư toàn bộ tại 25 doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ vốn và thoái bớt một phần vốn nhà nước tại 9 doanh nghiệp, chủ yếu thuộc nhóm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tỷ lệ sở hữu của nhà nước thấp. Tổng giá trị sổ sách phần vốn thoái đầu tư là 73 tỷ đồng, giá trị thực tế thu về là 390 tỷ đồng.
Trong năm 2008, SCIC có kế hoạch thoái đầu tư tại tại một số doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ thuộc các ngành, lĩnh vực mà về lâu dài Nhà nước không cần đầu tư vốn. Theo tổng công ty này, về cơ bản, so sánh với quy mô vốn hóa của thị trường, giá trị thoái đầu tư là rất nhỏ và không có tác động lớn đến quan hệ cung cấu trên thị trường trong thời gian qua cũng như trong thời gian trước mắt.
Tuy nhiên, để bảo toàn giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong điều kiện thị trường đang sụt giảm như hiện nay, SCIC sẽ chủ động điều chỉnh tiến độ thoái vốn đầu tư (chủ yếu tại các doanh nghiệp chưa niêm yết) để hạn chế các tác động tâm lý không thuận lợi đối với thị trường, nếu có.