“Đại biểu không thể yêu cầu cung cấp mọi loại thông tin”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân
Chiều 16/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Được thiết kế gồm 4 chương với 90 điều, dự thảo luật được cho là đã bổ sung một số quy định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử.
Theo đó, một số hoạt động giám sát chưa được quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội hiện hành đã được bổ sung, đồng thời quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động giám sát này.
Như, xem xét báo cáo giám sát chuyên đề, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Dự thảo luật cũng quy định việc “kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” là một hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội.
Đồng thời làm rõ các trường hợp thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực ủy ban của Quốc hội phải báo cáo Hội đồng, ủy ban xem xét, quyết định việc kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Cụ thể, trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hoặc khi có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên ủy ban của Quốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, thì thường trực Hội đồng, thường trực ủy ban có trách nhiệm báo cáo Hội đồng, ủy ban quyết định.
Khi xem xét vấn đề này, Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trong trường hợp có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng, thành viên ủy ban bỏ phiếu tán thành thì Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Thảo luận tại phiên họp chiều 16/3, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về việc cung cấp thông tin bí mật quốc gia phục vụ hoạt động giám sát.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Đào Trọng Thi, nếu đại biểu Quốc hội nào cũng yêu cầu được cung cấp mọi loại thông tin bí mật quốc gia thì không ổn. Bởi, các đồng chí lãnh đạo cao cấp cũng không được cung cấp hết mọi loại bí mật quốc gia.
Ông Thi đề nghị, cần làm rõ trong trường hợp nào thì đại biểu Quốc hội được yêu cầu cung cấp thông tin bí mật quốc gia thuộc loại gì. Việc yêu cầu cung cấp thông tin phải gắn với nội dung giám sát, lĩnh vực hoạt động của đại biểu ấy, chứ không thể yêu cầu cung cấp mọi loại thông tin.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần ghi rõ là đối tượng được giám sát có quyền từ chối cung cấp thông tin tối mật, tuyệt mật.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói, không loại trừ khi giám sát hoặc chất vấn thì người ta sẽ đề cập đến những nội dung bí mật. Theo ông Sơn thì nên ghi vào luật là chỉ được cung cấp thông tin bí mật theo các quy định của pháp luật, còn nếu quy định độ mật thế nào thì được cung cấp cũng khó.
Băn khoăn ở khía cạnh khác, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu góp ý về quy định để tránh sự trùng lặp trong giám sát giữa các cơ quan của Quốc hội.
"Có lần tôi dẫn đoàn đi giám sát xuống địa phương thì người ta cũng đang phải tiếp một đoàn khác, phải ăn cơm chung với nhau. Đến lần thứ hai tôi gặp cảnh này ở Tp.HCM tôi đã từ chối ăn cơm mời chung, vì ngại quá", ông Giàu nói.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự thảo án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9, khai mạc vào 20/5 tới đây.
Được thiết kế gồm 4 chương với 90 điều, dự thảo luật được cho là đã bổ sung một số quy định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử.
Theo đó, một số hoạt động giám sát chưa được quy định tại Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội hiện hành đã được bổ sung, đồng thời quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động giám sát này.
Như, xem xét báo cáo giám sát chuyên đề, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Dự thảo luật cũng quy định việc “kiến nghị về việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” là một hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội.
Đồng thời làm rõ các trường hợp thường trực Hội đồng Dân tộc, thường trực ủy ban của Quốc hội phải báo cáo Hội đồng, ủy ban xem xét, quyết định việc kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Cụ thể, trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hoặc khi có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số thành viên Hội đồng Dân tộc, thành viên ủy ban của Quốc hội về việc xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, thì thường trực Hội đồng, thường trực ủy ban có trách nhiệm báo cáo Hội đồng, ủy ban quyết định.
Khi xem xét vấn đề này, Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Trong trường hợp có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng, thành viên ủy ban bỏ phiếu tán thành thì Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Thảo luận tại phiên họp chiều 16/3, một số ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về việc cung cấp thông tin bí mật quốc gia phục vụ hoạt động giám sát.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông Đào Trọng Thi, nếu đại biểu Quốc hội nào cũng yêu cầu được cung cấp mọi loại thông tin bí mật quốc gia thì không ổn. Bởi, các đồng chí lãnh đạo cao cấp cũng không được cung cấp hết mọi loại bí mật quốc gia.
Ông Thi đề nghị, cần làm rõ trong trường hợp nào thì đại biểu Quốc hội được yêu cầu cung cấp thông tin bí mật quốc gia thuộc loại gì. Việc yêu cầu cung cấp thông tin phải gắn với nội dung giám sát, lĩnh vực hoạt động của đại biểu ấy, chứ không thể yêu cầu cung cấp mọi loại thông tin.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần ghi rõ là đối tượng được giám sát có quyền từ chối cung cấp thông tin tối mật, tuyệt mật.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói, không loại trừ khi giám sát hoặc chất vấn thì người ta sẽ đề cập đến những nội dung bí mật. Theo ông Sơn thì nên ghi vào luật là chỉ được cung cấp thông tin bí mật theo các quy định của pháp luật, còn nếu quy định độ mật thế nào thì được cung cấp cũng khó.
Băn khoăn ở khía cạnh khác, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu góp ý về quy định để tránh sự trùng lặp trong giám sát giữa các cơ quan của Quốc hội.
"Có lần tôi dẫn đoàn đi giám sát xuống địa phương thì người ta cũng đang phải tiếp một đoàn khác, phải ăn cơm chung với nhau. Đến lần thứ hai tôi gặp cảnh này ở Tp.HCM tôi đã từ chối ăn cơm mời chung, vì ngại quá", ông Giàu nói.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự thảo án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9, khai mạc vào 20/5 tới đây.