Đại biểu Quốc hội lo phía sau của “ổn định” kinh tế
“Tôi đọc đâu đó rằng nền kinh tế Việt Nam giống như cái nhà đã xuống cấp nghiêm trọng và động đến chỗ nào cũng phải sửa”
Lo lắng, đó là tâm trạng của không ít các vị đại biểu Quốc hội, trước thềm phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế xã hội sẽ bắt đầu từ sáng 30/10.
“Tôi đọc đâu đó rằng nền kinh tế Việt Nam giống như cái nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, động đến chỗ nào cũng phải sửa, và tôi cứ ám ảnh mãi, suy nghĩ mãi, vì nếu không có nguồn lực để sửa chữa một cách bền vững thì không biết nó sụp lúc nào”, một nữ đại biểu Quốc hội nói với VnEconomy.
Còn với nhà sử học Dương Trung Quốc, người đã trải qua gần 3 nhiệm kỳ Quốc hội, tức đã tham dự hàng trăm buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường thì điều đáng lo nhất là không thể lường được nguy cơ từ những gì đang chất chứa sau vẻ tương đối ổn định bề ngoài hiện nay của nền kinh tế.
Báo cáo của Chính phủ luôn sát ngày khai mạc kỳ họp mới có. Với những con số trong báo cáo, điều quan trọng nhất là phải có cơ quan đánh giá tương đối độc lập, còn nghe đánh giá của những tổ chức quốc tế có thêm yếu tố khách quan hơn, nhưng liệu họ có tiếp cận được bản chất vấn đề không, khi mà số liệu công bố kiểu như thế này, đại biểu Quốc băn khoăn.
Trong bối cảnh đó, theo ông Quốc thì đa số đại biểu chỉ còn biết ủy thác tất cả cho các ủy ban của Quốc hội được giao chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ, nhưng “ủy ban lại là cái hộp kín khác, đại biểu sao biết được”.
Bởi vậy, tại sao nhiều vấn đề của nền kinh tế được rất nhiều chuyên gia báo động rất lâu rồi, nhưng báo cáo vẫn đưa lại cảm giác an toàn, là câu hỏi khiến ông Quốc âu lo.
“Chúng ta thường xuyên uống thuốc an thần hơn là thuốc chữa bệnh và cứ ở tình trạng đó kéo dài”, ông Quốc bình luận.
Vị đại biểu dày dạn kinh nghiệm nghị trường này cũng bày tỏ, điều mà ông lo nhất là sự tích tụ nguy cơ và đến lúc nào đó lượng đổi thành chất. Cảm nhận thì như vậy nhưng lại không thể nhìn rõ để điều chỉnh và không biết làm thế nào cả.
“Sang năm là 40 năm giải phóng đất nước, ngày xưa mình cứ nói sau 20 - 30 năm thì Việt Nam hóa Rồng, còn bây giờ thì có người nói còn thua cả Lào và Campuchia thì chắc chắn không thể là Rồng được rồi”, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), đại biểu Trần Xuân Hòa sốt ruột.
Một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế chưa thể cất cánh, theo đại biểu Hòa là giữa lý thuyết và chỉ đạo thực hiện còn rất xa vời.
Nhìn vào những vấn đề cụ thể hơn, đại biểu Hòa cho rằng “rất may” là vừa rồi Chính phủ đã rút đề xuất dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, trong bối cảnh tiền tăng lương vài chục ngàn tỷ cho công chức cũng không biết tìm đâu ra.
Quan trọng hơn, với kinh nghiệm lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước, ông Hòa cho rằng nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước là như thế nào, ai làm, ai chịu vẫn là chuyện chưa rõ ràng. Ông lấy ví dụ ở TKV, ai làm sai phải chịu trách nhiệm thậm chí phải bồi thường vật chất, còn biến động do nguyên nhân khách quan thì tập đoàn cũng phải tự xử lý, chứ không thể đơn giản là lấy tiền ngân sách mà Quốc hội không biết.
“Phải truy trách nhiệm đến cùng chứ không thể đánh đồng là doanh nghiệp nhà nước, bản thân mình là doanh nghiệp nhà nước cũng không chịu thấu, vì mang tiếng xấu”, ông Hòa bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh nợ xấu, với một số vị đại biểu khác thì nợ công còn đáng lo hơn rất nhiều.
“Lo lắng vô cùng” là cụm từ được đại biểu Lê Thị Công, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội dành cho nợ công Việt Nam, khi mà hết 2015, nợ công ước đạt 64% GDP, trong khi ngưỡng được Quốc hội cho phép chỉ là 65% GDP.
Theo đại biểu Lê Thị Công, tại kỳ họp này Quốc hội rất cần có một phiên họp chuyên đề để đánh giá thật đầy đủ và sâu sắc về nợ công.
“Tôi đọc đâu đó rằng nền kinh tế Việt Nam giống như cái nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, động đến chỗ nào cũng phải sửa, và tôi cứ ám ảnh mãi, suy nghĩ mãi, vì nếu không có nguồn lực để sửa chữa một cách bền vững thì không biết nó sụp lúc nào”, một nữ đại biểu Quốc hội nói với VnEconomy.
Còn với nhà sử học Dương Trung Quốc, người đã trải qua gần 3 nhiệm kỳ Quốc hội, tức đã tham dự hàng trăm buổi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường thì điều đáng lo nhất là không thể lường được nguy cơ từ những gì đang chất chứa sau vẻ tương đối ổn định bề ngoài hiện nay của nền kinh tế.
Báo cáo của Chính phủ luôn sát ngày khai mạc kỳ họp mới có. Với những con số trong báo cáo, điều quan trọng nhất là phải có cơ quan đánh giá tương đối độc lập, còn nghe đánh giá của những tổ chức quốc tế có thêm yếu tố khách quan hơn, nhưng liệu họ có tiếp cận được bản chất vấn đề không, khi mà số liệu công bố kiểu như thế này, đại biểu Quốc băn khoăn.
Trong bối cảnh đó, theo ông Quốc thì đa số đại biểu chỉ còn biết ủy thác tất cả cho các ủy ban của Quốc hội được giao chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ, nhưng “ủy ban lại là cái hộp kín khác, đại biểu sao biết được”.
Bởi vậy, tại sao nhiều vấn đề của nền kinh tế được rất nhiều chuyên gia báo động rất lâu rồi, nhưng báo cáo vẫn đưa lại cảm giác an toàn, là câu hỏi khiến ông Quốc âu lo.
“Chúng ta thường xuyên uống thuốc an thần hơn là thuốc chữa bệnh và cứ ở tình trạng đó kéo dài”, ông Quốc bình luận.
Vị đại biểu dày dạn kinh nghiệm nghị trường này cũng bày tỏ, điều mà ông lo nhất là sự tích tụ nguy cơ và đến lúc nào đó lượng đổi thành chất. Cảm nhận thì như vậy nhưng lại không thể nhìn rõ để điều chỉnh và không biết làm thế nào cả.
“Sang năm là 40 năm giải phóng đất nước, ngày xưa mình cứ nói sau 20 - 30 năm thì Việt Nam hóa Rồng, còn bây giờ thì có người nói còn thua cả Lào và Campuchia thì chắc chắn không thể là Rồng được rồi”, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), đại biểu Trần Xuân Hòa sốt ruột.
Một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế chưa thể cất cánh, theo đại biểu Hòa là giữa lý thuyết và chỉ đạo thực hiện còn rất xa vời.
Nhìn vào những vấn đề cụ thể hơn, đại biểu Hòa cho rằng “rất may” là vừa rồi Chính phủ đã rút đề xuất dùng ngân sách để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước, trong bối cảnh tiền tăng lương vài chục ngàn tỷ cho công chức cũng không biết tìm đâu ra.
Quan trọng hơn, với kinh nghiệm lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước, ông Hòa cho rằng nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước là như thế nào, ai làm, ai chịu vẫn là chuyện chưa rõ ràng. Ông lấy ví dụ ở TKV, ai làm sai phải chịu trách nhiệm thậm chí phải bồi thường vật chất, còn biến động do nguyên nhân khách quan thì tập đoàn cũng phải tự xử lý, chứ không thể đơn giản là lấy tiền ngân sách mà Quốc hội không biết.
“Phải truy trách nhiệm đến cùng chứ không thể đánh đồng là doanh nghiệp nhà nước, bản thân mình là doanh nghiệp nhà nước cũng không chịu thấu, vì mang tiếng xấu”, ông Hòa bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh nợ xấu, với một số vị đại biểu khác thì nợ công còn đáng lo hơn rất nhiều.
“Lo lắng vô cùng” là cụm từ được đại biểu Lê Thị Công, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội dành cho nợ công Việt Nam, khi mà hết 2015, nợ công ước đạt 64% GDP, trong khi ngưỡng được Quốc hội cho phép chỉ là 65% GDP.
Theo đại biểu Lê Thị Công, tại kỳ họp này Quốc hội rất cần có một phiên họp chuyên đề để đánh giá thật đầy đủ và sâu sắc về nợ công.