Đại sứ Việt Nam trấn an về “cú sốc Dubai”
"Không có chuyện Dubai đang sụp đổ đến nơi. Lao động Việt Nam đang làm việc tại đây không nên lo lắng quá về việc này"
"Không có chuyện Dubai đang sụp đổ đến nơi. Lao động Việt Nam đang làm việc tại đây không nên lo lắng quá về việc này", ông Nguyễn Quang Khai, Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với báo chí.
"Nếu khó khăn thì chắc người ta không hoang phí như vậy"
Thưa ông, với “cú sốc Dubai World” vừa qua liệu có thể xảy ra hiệu ứng domino đối với nền kinh tế UAE và qua đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động Việt Nam đang làm việc tại đó không?
Thông tin về nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn địa ốc hàng đầu Dubai World do tập đoàn này không còn khả năng thanh toán nợ đúng kỳ và đề nghị gia hạn việc thanh toán khoản nợ 59 tỷ USD thêm 6 tháng đã gây nên “cú sốc” không phải chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Đối với lao động Việt Nam đang làm việc tại đây thì thông tin này tuy có ảnh hưởng nhưng không đáng kể, và chúng ta không nên lo lắng quá về việc này. Dư luận thế giới cũng như Việt Nam cứ nghĩ đó là số nợ của chính phủ, nhưng thực chất chỉ là của riêng Tập đoàn Dubai World.
Hiện, tập đoàn này đang cơ cấu lại tổ chức, chiến lược kinh doanh nên họ đưa ra đề nghị với các ngân hàng cho họ hoãn trả nợ trong sáu tháng. Đây là đề nghị nằm trong kế hoạch và có nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Khó khăn của Dubai World là khó khăn của nhà giàu, không có chuyện Dubai đang sụp đổ đến nơi như thông tin lao động nhận được ở trong nước.
Bằng chứng là mới đây, trong lễ quốc khánh, UAE tổ chức bắn pháo hoa lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới, kéo dài một tiếng đồng hồ, và được ghi vào kỷ lục Guiness. Tổng tiền chi cho lễ bắn pháo hoa khoảng vài chục triệu Đô la Mỹ. Nếu khó khăn thì chắc người ta không hoang phí như vậy.
Nói người lao động đừng lo lắng quá liệu có đủ sức thuyết phục không, thưa ông?
Chúng ta đừng hiểu nhầm khoản nợ này là của Chính phủ. Đây đơn thuần chỉ là khoản nợ của tập đoàn địa ốc Dubai World.
Tôi được biết, họ đang đàm phán với các chủ nợ để được hoãn nợ đến tháng 5/2010. Trong kinh doanh, khi gặp khó khăn xin hoãn trả nợ là chuyện bình thường. Việc xin hoãn trả nợ không đồng nghĩa với việc họ không trả được nợ. Theo như tôi biết, người ta có khả năng trả nợ.
Vì với khoản nợ 26 tỷ USD so với thiệt hại của UAE trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa rồi, lên tới hàng nghìn tỷ USD, thì là quá nhỏ đối với họ, hoàn toàn trong tầm tay giải cứu của Abu Dhabi - một tiểu vương thuộc UAE đang sản xuất 2,8 triệu thùng dầu/ngày. Do vậy, người lao động không nên lo lắng quá mức.
"Nhu cầu lao động của UAE còn lớn"
Chỉ còn gần một tháng nữa là kết thúc năm 2009, vậy kế hoạch đưa lao động sang thị trường này vào năm nay sẽ ra sao thưa ông?
Mặc dù UAE gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song lao động Việt Nam đến UAE trong năm nay cao hơn năm ngoái rất nhiều. Tính đến ngày 30/11/2009, chúng ta đã đưa được 3.933 lao động sang UAE. Từ nay đến cuối năm, có thể tăng thêm khoảng 1.000 lao động nữa vì chúng ta đã ký hợp đồng đưa tiếp 4.000 lao động sang nước này. Trong khi đó, trong năm 2008 chỉ đưa được 2.845 lao động.
Khả năng xuất khẩu lao động sang UAE trong năm 2010 tới có triển vọng tốt không và ngành nghề nào sẽ có nhiều nhu cầu hơn, thưa ông?
Nhu cầu lao động của UAE còn lớn. Năm khó khăn là 2009 nhưng lao động của chúng ta đưa sang UAE lại tăng như con số vừa kể trên. Kinh tế thế giới đang từng bước ra khỏi khủng hoảng; trong khi đó, UAE khẳng định là đã ra khỏi khủng hoảng và năm 2009 đạt 3% tăng trưởng và năm tới sẽ tăng hơn nữa khoảng 5-6%. Khi kinh tế phục hồi và tăng trưởng thì nhu cầu về lao động chắc chắn tăng lên vì các dự án, công trình lớn sẽ được khởi động lại.
Vấn đề không phải là đưa được lao động sang UAE nhiều hay ít mà là tập trung đào tạo, giáo dục, nâng cao tay nghề để đảm bảo uy tín của lao động Việt Nam - cái đó mới là mấu chốt để đưa được nhiều lao động hơn nữa sang UAE làm việc. Lao động Việt Nam ở đây hiện không đáng kể so với các nước. Ví dụ như Ấn Độ hiện nay họ có 1,5 triệu lao động đang làm việc tại UAE; Trung Quốc có 300 ngàn, Philippines 300 ngàn.
Đối với UAE, họ có nhu cầu nhận lao động trong rất nhiều lĩnh vực, vấn đề là chúng ta có đáp ứng được nhu cầu đó hay không. Ví dụ, với lĩnh vực dịch vụ khách sạn, bán hàng... họ cần lao động có trình độ ngoại ngữ thì đa số lao động Việt Nam không biết ngoại ngữ nên không thể đáp ứng. Đây là lĩnh vực công việc lương rất cao (từ 1.000 đến 5.000 USD/tháng). Ngay cả xây dựng họ vẫn có nhu cầu rất lớn và đây là lĩnh vực sở trường của lao động Việt Nam.
"Nếu khó khăn thì chắc người ta không hoang phí như vậy"
Thưa ông, với “cú sốc Dubai World” vừa qua liệu có thể xảy ra hiệu ứng domino đối với nền kinh tế UAE và qua đó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động Việt Nam đang làm việc tại đó không?
Thông tin về nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn địa ốc hàng đầu Dubai World do tập đoàn này không còn khả năng thanh toán nợ đúng kỳ và đề nghị gia hạn việc thanh toán khoản nợ 59 tỷ USD thêm 6 tháng đã gây nên “cú sốc” không phải chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.
Đối với lao động Việt Nam đang làm việc tại đây thì thông tin này tuy có ảnh hưởng nhưng không đáng kể, và chúng ta không nên lo lắng quá về việc này. Dư luận thế giới cũng như Việt Nam cứ nghĩ đó là số nợ của chính phủ, nhưng thực chất chỉ là của riêng Tập đoàn Dubai World.
Hiện, tập đoàn này đang cơ cấu lại tổ chức, chiến lược kinh doanh nên họ đưa ra đề nghị với các ngân hàng cho họ hoãn trả nợ trong sáu tháng. Đây là đề nghị nằm trong kế hoạch và có nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Khó khăn của Dubai World là khó khăn của nhà giàu, không có chuyện Dubai đang sụp đổ đến nơi như thông tin lao động nhận được ở trong nước.
Bằng chứng là mới đây, trong lễ quốc khánh, UAE tổ chức bắn pháo hoa lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới, kéo dài một tiếng đồng hồ, và được ghi vào kỷ lục Guiness. Tổng tiền chi cho lễ bắn pháo hoa khoảng vài chục triệu Đô la Mỹ. Nếu khó khăn thì chắc người ta không hoang phí như vậy.
Nói người lao động đừng lo lắng quá liệu có đủ sức thuyết phục không, thưa ông?
Chúng ta đừng hiểu nhầm khoản nợ này là của Chính phủ. Đây đơn thuần chỉ là khoản nợ của tập đoàn địa ốc Dubai World.
Tôi được biết, họ đang đàm phán với các chủ nợ để được hoãn nợ đến tháng 5/2010. Trong kinh doanh, khi gặp khó khăn xin hoãn trả nợ là chuyện bình thường. Việc xin hoãn trả nợ không đồng nghĩa với việc họ không trả được nợ. Theo như tôi biết, người ta có khả năng trả nợ.
Vì với khoản nợ 26 tỷ USD so với thiệt hại của UAE trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa rồi, lên tới hàng nghìn tỷ USD, thì là quá nhỏ đối với họ, hoàn toàn trong tầm tay giải cứu của Abu Dhabi - một tiểu vương thuộc UAE đang sản xuất 2,8 triệu thùng dầu/ngày. Do vậy, người lao động không nên lo lắng quá mức.
"Nhu cầu lao động của UAE còn lớn"
Chỉ còn gần một tháng nữa là kết thúc năm 2009, vậy kế hoạch đưa lao động sang thị trường này vào năm nay sẽ ra sao thưa ông?
Mặc dù UAE gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh bị tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song lao động Việt Nam đến UAE trong năm nay cao hơn năm ngoái rất nhiều. Tính đến ngày 30/11/2009, chúng ta đã đưa được 3.933 lao động sang UAE. Từ nay đến cuối năm, có thể tăng thêm khoảng 1.000 lao động nữa vì chúng ta đã ký hợp đồng đưa tiếp 4.000 lao động sang nước này. Trong khi đó, trong năm 2008 chỉ đưa được 2.845 lao động.
Khả năng xuất khẩu lao động sang UAE trong năm 2010 tới có triển vọng tốt không và ngành nghề nào sẽ có nhiều nhu cầu hơn, thưa ông?
Nhu cầu lao động của UAE còn lớn. Năm khó khăn là 2009 nhưng lao động của chúng ta đưa sang UAE lại tăng như con số vừa kể trên. Kinh tế thế giới đang từng bước ra khỏi khủng hoảng; trong khi đó, UAE khẳng định là đã ra khỏi khủng hoảng và năm 2009 đạt 3% tăng trưởng và năm tới sẽ tăng hơn nữa khoảng 5-6%. Khi kinh tế phục hồi và tăng trưởng thì nhu cầu về lao động chắc chắn tăng lên vì các dự án, công trình lớn sẽ được khởi động lại.
Vấn đề không phải là đưa được lao động sang UAE nhiều hay ít mà là tập trung đào tạo, giáo dục, nâng cao tay nghề để đảm bảo uy tín của lao động Việt Nam - cái đó mới là mấu chốt để đưa được nhiều lao động hơn nữa sang UAE làm việc. Lao động Việt Nam ở đây hiện không đáng kể so với các nước. Ví dụ như Ấn Độ hiện nay họ có 1,5 triệu lao động đang làm việc tại UAE; Trung Quốc có 300 ngàn, Philippines 300 ngàn.
Đối với UAE, họ có nhu cầu nhận lao động trong rất nhiều lĩnh vực, vấn đề là chúng ta có đáp ứng được nhu cầu đó hay không. Ví dụ, với lĩnh vực dịch vụ khách sạn, bán hàng... họ cần lao động có trình độ ngoại ngữ thì đa số lao động Việt Nam không biết ngoại ngữ nên không thể đáp ứng. Đây là lĩnh vực công việc lương rất cao (từ 1.000 đến 5.000 USD/tháng). Ngay cả xây dựng họ vẫn có nhu cầu rất lớn và đây là lĩnh vực sở trường của lao động Việt Nam.