Đan Mạch tung biện pháp chặn dòng người di cư
Châu Âu tiếp tục chật vật ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất từ thời chiến tranh thế giới thứ hai
Đan Mạch đã ngừng hoạt động tất cả các tuyến đường sắt và chặn một tuyến đường bộ nối giữa nước này với Đức để ngăn không cho dòng người di cư đi qua, hãng BBC đưa tin.
Trong bối cảnh châu Âu tiếp tục chật vật ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất từ thời chiến tranh thế giới thứ hai, Ủy ban Châu Âu (EC) hôm 9/9 công bố kế hoạch phân bổ 120.000 người xin tị nạn hiện đang ở Italy, Hy Lạp và Hungary vào các quốc gia thành viên theo một cơ chế hạn ngạch mang tính bắt buộc.
Giữa lúc kế hoạch này còn chưa được chính thức thông qua, nhà vận hành đường ray DBS của Đan Mạch tuyên bố tất cả các chuyến tàu đến và đi giữa nước này với nước Đức bị dừng vô thời hạn.
Trước đó, hai đoàn tàu chở hơn 200 người di cư đã bị dừng lại ở Rodby, một cảng biển lớn với các chuyến phà sang Đức. Cảnh sát Đan Mạch nói nhiều người di cư từ chối xuống tàu vì không muốn bị đăng ký ở Đan Mạch.
Cùng với đó, cảnh sát Đan Mạch cũng đóng cửa một phần con đường E45, con đường chính nối giữa nước này với Đức, sau khi khoảng 300 người di cư rời khỏi một đoàn tàu và tiến về phía Thụy Điển từ thị trấn Padbord nằm gần biên giới Đan Mạch-Thụy Điển.
Thụy Điển đã trở thành một đích đến hàng đầu đối với dòng người nhập cư đổ vào châu Âu sau khi nước này đưa ra lời hứa sẽ cấp giấy tờ cư trú cho tất cả những người Syria xin tị nạn.
Trái lại, chính phủ trung tả mới của Đan Mạch cam kết sẽ cứng rắn trong vấn đề nhập cư. Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 6, Chính phủ Đan Mạch đã giảm mạnh các chế độ cho người nhập cư mới và hạn chế các quyền cư trú của họ.
Từ cuối tuần trước, đã có khoảng 3.000 người di cư đi vào Đan Mạch. Thủ tướng nước này Lars Lokke-Rasmussen nói Đan Mạch đang chịu sức ép khi những người di cư tìm đường đi qua Đan Mạch để sang Thụy Điển.
“Điều này cho thấy rõ ràng những gì mà chúng ta đang đối mặt không phải là vấn đề người tị nạn, mà là vấn đề di cư”, ông Lokke-Rasmussen phát biểu.
Trong bài phát biểu ngày 9/9, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nói xử lý cuộc khủng hoảng di cư là “một vấn đề nhân đạo và tôn trọng con người”.
“Có tổng số 160.000 tị nạn mà châu Âu cần phải giang rộng vòng tay để đón. Tôi thực sự hy vọng là tất cả mọi người cùng hành động”, ông Juncker nói.
Kế hoạch dự kiến phân bổ 60% trong tổng số 120.000 người di cư hiện đang ở Italy, Hy Lạp và Hungary vào ba nước là Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Số lượng người di cư được phân bổ vào mỗi nước sẽ phụ thuộc vào GDP, dân số, tỷ lệ thất nghiệp và số đơn xin tị nạn đã được nước đó xử lý. Những nước từ chối tiếp nhận người di cư sẽ phải chịu phạt tài chính.
Tây Ban Nha hôm qua nói sẽ chấp nhận hạn ngạch phân bổ 15.000 người di cư mà EU đặt ra đối với nước này. Tuy vậy, một số nước như Cộng hòa Czech và Slovakia đã lên tiếng phản đối.
Thủ tướng Czech Bohuslav Sobotka nói hạn ngạch bắt buộc phân bổ người di cư “không phải là một giải pháp tốt”, trong khi người đồng cấp Slovakia gọi hạn ngạch này là “phi lý”.
Nước Pháp đã đón 1.000 người di cư đầu tiên mà nước này hứa sẽ tiếp nhận từ Đức sau khi cam kết tiếp nhận 24.000 người di cư trong vòng 2 năm.
Về phần mình, Đức đã đón một lượng lớn người di cư Syria và tuyên bố có thể xử lý 800.000 người xin tị nạn trong năm nay. Nhưng Chính phủ Đức cũng nói không phải người di cư nào cũng đủ tiêu chuẩn xin tị nạn và một số sẽ bị trục xuất.
Trong bối cảnh châu Âu tiếp tục chật vật ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất từ thời chiến tranh thế giới thứ hai, Ủy ban Châu Âu (EC) hôm 9/9 công bố kế hoạch phân bổ 120.000 người xin tị nạn hiện đang ở Italy, Hy Lạp và Hungary vào các quốc gia thành viên theo một cơ chế hạn ngạch mang tính bắt buộc.
Giữa lúc kế hoạch này còn chưa được chính thức thông qua, nhà vận hành đường ray DBS của Đan Mạch tuyên bố tất cả các chuyến tàu đến và đi giữa nước này với nước Đức bị dừng vô thời hạn.
Trước đó, hai đoàn tàu chở hơn 200 người di cư đã bị dừng lại ở Rodby, một cảng biển lớn với các chuyến phà sang Đức. Cảnh sát Đan Mạch nói nhiều người di cư từ chối xuống tàu vì không muốn bị đăng ký ở Đan Mạch.
Cùng với đó, cảnh sát Đan Mạch cũng đóng cửa một phần con đường E45, con đường chính nối giữa nước này với Đức, sau khi khoảng 300 người di cư rời khỏi một đoàn tàu và tiến về phía Thụy Điển từ thị trấn Padbord nằm gần biên giới Đan Mạch-Thụy Điển.
Thụy Điển đã trở thành một đích đến hàng đầu đối với dòng người nhập cư đổ vào châu Âu sau khi nước này đưa ra lời hứa sẽ cấp giấy tờ cư trú cho tất cả những người Syria xin tị nạn.
Trái lại, chính phủ trung tả mới của Đan Mạch cam kết sẽ cứng rắn trong vấn đề nhập cư. Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 6, Chính phủ Đan Mạch đã giảm mạnh các chế độ cho người nhập cư mới và hạn chế các quyền cư trú của họ.
Từ cuối tuần trước, đã có khoảng 3.000 người di cư đi vào Đan Mạch. Thủ tướng nước này Lars Lokke-Rasmussen nói Đan Mạch đang chịu sức ép khi những người di cư tìm đường đi qua Đan Mạch để sang Thụy Điển.
“Điều này cho thấy rõ ràng những gì mà chúng ta đang đối mặt không phải là vấn đề người tị nạn, mà là vấn đề di cư”, ông Lokke-Rasmussen phát biểu.
Trong bài phát biểu ngày 9/9, Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nói xử lý cuộc khủng hoảng di cư là “một vấn đề nhân đạo và tôn trọng con người”.
“Có tổng số 160.000 tị nạn mà châu Âu cần phải giang rộng vòng tay để đón. Tôi thực sự hy vọng là tất cả mọi người cùng hành động”, ông Juncker nói.
Kế hoạch dự kiến phân bổ 60% trong tổng số 120.000 người di cư hiện đang ở Italy, Hy Lạp và Hungary vào ba nước là Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Số lượng người di cư được phân bổ vào mỗi nước sẽ phụ thuộc vào GDP, dân số, tỷ lệ thất nghiệp và số đơn xin tị nạn đã được nước đó xử lý. Những nước từ chối tiếp nhận người di cư sẽ phải chịu phạt tài chính.
Tây Ban Nha hôm qua nói sẽ chấp nhận hạn ngạch phân bổ 15.000 người di cư mà EU đặt ra đối với nước này. Tuy vậy, một số nước như Cộng hòa Czech và Slovakia đã lên tiếng phản đối.
Thủ tướng Czech Bohuslav Sobotka nói hạn ngạch bắt buộc phân bổ người di cư “không phải là một giải pháp tốt”, trong khi người đồng cấp Slovakia gọi hạn ngạch này là “phi lý”.
Nước Pháp đã đón 1.000 người di cư đầu tiên mà nước này hứa sẽ tiếp nhận từ Đức sau khi cam kết tiếp nhận 24.000 người di cư trong vòng 2 năm.
Về phần mình, Đức đã đón một lượng lớn người di cư Syria và tuyên bố có thể xử lý 800.000 người xin tị nạn trong năm nay. Nhưng Chính phủ Đức cũng nói không phải người di cư nào cũng đủ tiêu chuẩn xin tị nạn và một số sẽ bị trục xuất.