Đánh bom tự sát gây thương vong lớn tại sân bay Thổ Nhĩ Kỳ
Vụ tấn công mới nhất nhằm vào các sân bay và ngành hàng không ở Trung Đông và châu Âu
Những kẻ đánh bom liều chết đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 36 người tại sân bay quốc tế chính ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/6, đánh dấu vụ mới nhất trong làn sóng tấn công bạo lực ở quốc gia đang phải chống chọi với các phần tử vũ trang Hồi giáo và lực lượng ly khai người Kurd.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Vasip Sahin, Thống đốc Istanbul, cho biết ba kẻ đánh bom tự sát được cho là đã tiến hành vụ tấn công vào cuối ngày thứ Ba.
Ngoài ít nhất 36 người chết, còn có hơn 150 người khác bị thương trong vụ tấn công này, theo thông tin cập nhật mới nhất.
Sân bay Ataturk, nơi xảy ra vụ đánh bom, đã bị đóng cửa hoàn toàn cho tới nửa đêm để thực hiện công tác điều tra và cứu hộ.
“Đầu tiên, tôi nghe thấy tiếng súng, sao đó là những tiếng nổ lớn”, Koray Arslan, một người có mặt tại ga nội địa gần đó, cho biết. “Vụ nổ rất mạnh. Tôi có thể cảm thấy mặt đất dưới chân mình rung lên”.
Hiện chưa có nhóm nào đứng ra lãnh trách nhiệm về vụ đánh bom này. Các nhóm Hồi giáo cực đoan và người Kurd đã tiến hành nhiều vụ đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng gần đây, khiến du lịch, ngành công nghiệp xương sống của nước này, gặp khó.
Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc nội chiến từ nước láng giềng Syria, nơi tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo kiểm soát lãnh thổ dọc biên giới. Ngoài ra, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn phải dốc sức chống lại các phần tử ly khai người Kurd.
Giới quan sát nhận định vụ tấn công là một bằng chứng nữa cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với “cơn bão hoàn hảo những nguy cơ khủng bố”. Du khách ngày càng ngại đến nước này do lo sợ bị tấn công.
Tháng trước, lượng du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh chưa từng thấy.
Đây cũng là vụ tấn công mới nhất nhằm vào các sân bay và ngành hàng không ở Trung Đông và châu Âu, xảy ra 3 tháng sau vụ đánh bom tự sát ở sân bay quốc tế tại Brussels, Bỉ.
Vụ tấn công một lần nữa cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của các sân bay và khu vực công cộng - nơi thường xuyên có một lượng lớn người tập trung.
Năm ngoái, một máy bay chở khác của Nga đã bị làm rơi ở bán đảo Sinai của Ai Cập sau khi cất cánh từ khu nghỉ dưỡng Sharm El-Sheikh bên bờ Biển Đổ. Nhánh của IS tại Ai Cập đã nhận trách nhiệm về vụ này.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Vasip Sahin, Thống đốc Istanbul, cho biết ba kẻ đánh bom tự sát được cho là đã tiến hành vụ tấn công vào cuối ngày thứ Ba.
Ngoài ít nhất 36 người chết, còn có hơn 150 người khác bị thương trong vụ tấn công này, theo thông tin cập nhật mới nhất.
Sân bay Ataturk, nơi xảy ra vụ đánh bom, đã bị đóng cửa hoàn toàn cho tới nửa đêm để thực hiện công tác điều tra và cứu hộ.
“Đầu tiên, tôi nghe thấy tiếng súng, sao đó là những tiếng nổ lớn”, Koray Arslan, một người có mặt tại ga nội địa gần đó, cho biết. “Vụ nổ rất mạnh. Tôi có thể cảm thấy mặt đất dưới chân mình rung lên”.
Hiện chưa có nhóm nào đứng ra lãnh trách nhiệm về vụ đánh bom này. Các nhóm Hồi giáo cực đoan và người Kurd đã tiến hành nhiều vụ đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ trong những tháng gần đây, khiến du lịch, ngành công nghiệp xương sống của nước này, gặp khó.
Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc nội chiến từ nước láng giềng Syria, nơi tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo kiểm soát lãnh thổ dọc biên giới. Ngoài ra, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn phải dốc sức chống lại các phần tử ly khai người Kurd.
Giới quan sát nhận định vụ tấn công là một bằng chứng nữa cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt với “cơn bão hoàn hảo những nguy cơ khủng bố”. Du khách ngày càng ngại đến nước này do lo sợ bị tấn công.
Tháng trước, lượng du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh chưa từng thấy.
Đây cũng là vụ tấn công mới nhất nhằm vào các sân bay và ngành hàng không ở Trung Đông và châu Âu, xảy ra 3 tháng sau vụ đánh bom tự sát ở sân bay quốc tế tại Brussels, Bỉ.
Vụ tấn công một lần nữa cho thấy khả năng dễ bị tổn thương của các sân bay và khu vực công cộng - nơi thường xuyên có một lượng lớn người tập trung.
Năm ngoái, một máy bay chở khác của Nga đã bị làm rơi ở bán đảo Sinai của Ai Cập sau khi cất cánh từ khu nghỉ dưỡng Sharm El-Sheikh bên bờ Biển Đổ. Nhánh của IS tại Ai Cập đã nhận trách nhiệm về vụ này.