Thổ Nhĩ Kỳ “mặc cả” với châu Âu về ngăn người di cư
Nhận thức được việc châu Âu đang rất cần một giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư, Thổ Nhĩ Kỳ đã “mặc cả” mạnh với EU
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp châu Âu ngăn dòng người di cư đổ vào khu vực này, và đổi lại, Ankara sẽ được nhận tiền, ưu đãi thị thực, và nối lại đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Theo tin từ Reuters, đây là nội dung thỏa thuận ký kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU vào ngày 29/11. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu gọi thỏa thuận này là một “sự khởi đầu mới” trong quan hệ bấy lâu nay không mấy dễ chịu giữa Ankara và Brussels.
Các nhà lãnh đạo EU đã có cuộc gặp với ông Davutoglu tại Brussels để hoàn tất thỏa thuận mà giới chức ngoại giao hai bên hình thành trong vòng một tháng qua. Thỏa thuận đạt được trong bối cảnh khối EU gồm 28 quốc gia thành viên trầy trật ngăn hàng triệu người di cư đổ đến từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Để nhận được cái gật đầu giúp ngăn dòng người di cư của Ankara, EU nhất trí dành 3 tỷ Euro, tương đương 3,2 tỷ USD, viện trợ cho 2,2 triệu người Syria hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Số tiền này nhằm giúp nâng mức sống của người di cư Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó thuyết phục họ dừng chân ở nước này thay vì tìm cách vào EU.
Bên cạnh đó, EU sẽ nối lại đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc Ankara gia nhập khối này. Cho dù ít người kỳ vọng Ankara sẽ sớm trở thành một thành viên EU, đây vẫn là một điều mà Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi bởi nước này đang mối cải thiện quan hệ với các nước láng giềng châu Âu sau nhiều năm quan hệ đi xuống. Ngoài ra, do đang đối mặt một số rắc rối trong quan hệ với khu vực Trung Đông và với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn xích lại gần hơn với châu Âu.
Cũng theo thỏa thuận, nhiều đối tượng người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hưởng chế độ miễn visa trong khu vực Schengen của châu Âu trong vòng một năm nếu nước này đáp ứng được các điều kiện về thắt chặt kiểm soát biên giới phía Đông đối với người di cư.
“Ngày hôm nay là một ngày lịch sử trong tiến trình hội nhập vào EU của chúng tôi. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn đối với tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự khởi đầu mới này”, ông Davutoglu phát biểu trước báo giới tại Brussels.
Nhận thức được việc châu Âu đang rất cần một giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư, Thổ Nhĩ Kỳ đã “mặc cả” mạnh với EU trong quá trình đàm phán thỏa thuận nói trên. Vị thế đàm phán của Ankara càng gia tăng sau vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm 13/11 - sự kiện làm dấy lên lo ngại về các phần tử khủng bố có thể trà trộn trong dòng người di cư để vào châu Âu.
Theo nội dung của thỏa thuận, các biện pháp mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ áp dụng để ngăn dòng người di cư đổ vào châu Âu - dự kiến có thể đạt mức 1,5 triệu người riêng trong năm nay - bao gồm tuần tra trên biển và kiểm soát biên giới.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk, người chủ trì cuộc gặp thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng cuộc gặp này chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề người di cư thay vì cải thiện mối quan hệ Eu-Ankara. Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu trở nên căng thẳng trong mấy năm gần đây khi Tổng thống Tayyip Erdogan củng cố quyền lực và bị chỉ trích là chèn ép đối thủ chính trị, truyền thông và người Kurd thiểu số.
Đến nay, các biện pháp mà EU áp dụng gần như chưa phát huy tác dụng đáng kể nào trong việc ngăn dòng người di cư. Hàng chục nghìn người di cư hiện vẫn đang mắc kẹt tại các khu vực biên giới bị đóng cửa ở khu vực Balkan trong thời tiết lạnh giá của mùa đông châu Âu.
Theo tin từ Reuters, đây là nội dung thỏa thuận ký kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU vào ngày 29/11. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu gọi thỏa thuận này là một “sự khởi đầu mới” trong quan hệ bấy lâu nay không mấy dễ chịu giữa Ankara và Brussels.
Các nhà lãnh đạo EU đã có cuộc gặp với ông Davutoglu tại Brussels để hoàn tất thỏa thuận mà giới chức ngoại giao hai bên hình thành trong vòng một tháng qua. Thỏa thuận đạt được trong bối cảnh khối EU gồm 28 quốc gia thành viên trầy trật ngăn hàng triệu người di cư đổ đến từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Để nhận được cái gật đầu giúp ngăn dòng người di cư của Ankara, EU nhất trí dành 3 tỷ Euro, tương đương 3,2 tỷ USD, viện trợ cho 2,2 triệu người Syria hiện đang ở Thổ Nhĩ Kỳ. Số tiền này nhằm giúp nâng mức sống của người di cư Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ đó thuyết phục họ dừng chân ở nước này thay vì tìm cách vào EU.
Bên cạnh đó, EU sẽ nối lại đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về việc Ankara gia nhập khối này. Cho dù ít người kỳ vọng Ankara sẽ sớm trở thành một thành viên EU, đây vẫn là một điều mà Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi bởi nước này đang mối cải thiện quan hệ với các nước láng giềng châu Âu sau nhiều năm quan hệ đi xuống. Ngoài ra, do đang đối mặt một số rắc rối trong quan hệ với khu vực Trung Đông và với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn xích lại gần hơn với châu Âu.
Cũng theo thỏa thuận, nhiều đối tượng người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được hưởng chế độ miễn visa trong khu vực Schengen của châu Âu trong vòng một năm nếu nước này đáp ứng được các điều kiện về thắt chặt kiểm soát biên giới phía Đông đối với người di cư.
“Ngày hôm nay là một ngày lịch sử trong tiến trình hội nhập vào EU của chúng tôi. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn đối với tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự khởi đầu mới này”, ông Davutoglu phát biểu trước báo giới tại Brussels.
Nhận thức được việc châu Âu đang rất cần một giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư, Thổ Nhĩ Kỳ đã “mặc cả” mạnh với EU trong quá trình đàm phán thỏa thuận nói trên. Vị thế đàm phán của Ankara càng gia tăng sau vụ tấn công khủng bố ở Paris hôm 13/11 - sự kiện làm dấy lên lo ngại về các phần tử khủng bố có thể trà trộn trong dòng người di cư để vào châu Âu.
Theo nội dung của thỏa thuận, các biện pháp mà Thổ Nhĩ Kỳ sẽ áp dụng để ngăn dòng người di cư đổ vào châu Âu - dự kiến có thể đạt mức 1,5 triệu người riêng trong năm nay - bao gồm tuần tra trên biển và kiểm soát biên giới.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk, người chủ trì cuộc gặp thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng cuộc gặp này chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề người di cư thay vì cải thiện mối quan hệ Eu-Ankara. Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu trở nên căng thẳng trong mấy năm gần đây khi Tổng thống Tayyip Erdogan củng cố quyền lực và bị chỉ trích là chèn ép đối thủ chính trị, truyền thông và người Kurd thiểu số.
Đến nay, các biện pháp mà EU áp dụng gần như chưa phát huy tác dụng đáng kể nào trong việc ngăn dòng người di cư. Hàng chục nghìn người di cư hiện vẫn đang mắc kẹt tại các khu vực biên giới bị đóng cửa ở khu vực Balkan trong thời tiết lạnh giá của mùa đông châu Âu.