Đề nghị kiểm toán việc sử dụng tiền lãi từ dầu khí
Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị kiểm toán toàn bộ việc quản lý, sử dụng tiền lãi dầu khí nước chủ nhà
Coi trọng chất lượng, nếu cần thì có thể bớt số lượng là quan điểm của một số vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi bàn về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước.
Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn cho biết, năm 2014 cơ quan này dự kiến thực hiện 161 cuộc ở 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 15 bộ, ngành, cơ quan trung ương; 15 chuyên đề; 31 dự án, 44 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính, ngân hàng; 11 đầu mối thuộc lĩnh vực quốc phòng, 6 đầu mối thuộc lĩnh vực an ninh…
Định hướng của Kiểm toán Nhà nước là sẽ ưu tiên và tập trung nguồn lực để kiểm toán chương trình trái phiếu chính phủ và các lĩnh vực có vấn đề nổi cộm được dư luận quan tâm. Trong lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, qua kiểm toán sẽ kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội trong chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
Cơ bản nhất trí với đối tượng đã được Kiểm toán Nhà nước lựa chọn, song Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị kiểm toán toàn bộ việc quản lý, sử dụng tiền lãi dầu khí nước chủ nhà và tiền đọc tài liệu để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) giai đoạn từ 2003 đến nay.
Đây vốn là vấn đề từng gây tranh cãi nhiều chiều trên diễn đàn Quốc hội, qua không ít kỳ họp từ Quốc hội khóa 12. Khi, cả Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đều đã cho rằng, Petro Vietnam sử dụng tiền lãi dầu khí nước chủ nhà chưa thật hợp lý.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho rằng cần quan tâm đến hoạt động của các doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế thông qua việc tăng dần số lượng doanh nghiệp được kiểm toán hàng năm.
Với lĩnh vực ngân sách, Ủy ban đề nghị Kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm toán việc quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại các bộ, ngành, địa phương, phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ xây dựng và ban hành Luật phí và lệ phí.
Đồng thời cân nhắc kiểm toán một số doanh nghiệp hoạt động công ích tại các thành phố lớn. Đánh giá chính sách và thực hiện chính sách về tiền lương, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị bổ sung Nhà Quốc hội vào kế hoạch kiểm toán trong năm nay. Tòa nhà Quốc hội không làm kỹ thì Quốc hội mang tiếng chứ ai. Không thể nói công trình này ai làm trưởng ban chỉ đạo mà chỉ Quốc hội chịu thôi. Chúng ta ngồi đây chịu, và tôi phải chịu trách nhiệm hàng đầu, Chủ tịch nói.
Ông cũng lưu ý, "cái gì của Đảng, Chính phủ, Quốc hội tuyệt đối đừng để dân có tiếng ra, tiếng vào, đừng để sa xảy bất cứ điều gì để Quốc hội mang tiếng với dân".
Tổng kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn cho biết, năm 2014 cơ quan này dự kiến thực hiện 161 cuộc ở 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 15 bộ, ngành, cơ quan trung ương; 15 chuyên đề; 31 dự án, 44 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính, ngân hàng; 11 đầu mối thuộc lĩnh vực quốc phòng, 6 đầu mối thuộc lĩnh vực an ninh…
Định hướng của Kiểm toán Nhà nước là sẽ ưu tiên và tập trung nguồn lực để kiểm toán chương trình trái phiếu chính phủ và các lĩnh vực có vấn đề nổi cộm được dư luận quan tâm. Trong lĩnh vực doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng, qua kiểm toán sẽ kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội trong chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.
Cơ bản nhất trí với đối tượng đã được Kiểm toán Nhà nước lựa chọn, song Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị kiểm toán toàn bộ việc quản lý, sử dụng tiền lãi dầu khí nước chủ nhà và tiền đọc tài liệu để lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) giai đoạn từ 2003 đến nay.
Đây vốn là vấn đề từng gây tranh cãi nhiều chiều trên diễn đàn Quốc hội, qua không ít kỳ họp từ Quốc hội khóa 12. Khi, cả Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đều đã cho rằng, Petro Vietnam sử dụng tiền lãi dầu khí nước chủ nhà chưa thật hợp lý.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho rằng cần quan tâm đến hoạt động của các doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế thông qua việc tăng dần số lượng doanh nghiệp được kiểm toán hàng năm.
Với lĩnh vực ngân sách, Ủy ban đề nghị Kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm toán việc quản lý, sử dụng phí, lệ phí tại các bộ, ngành, địa phương, phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ xây dựng và ban hành Luật phí và lệ phí.
Đồng thời cân nhắc kiểm toán một số doanh nghiệp hoạt động công ích tại các thành phố lớn. Đánh giá chính sách và thực hiện chính sách về tiền lương, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị bổ sung Nhà Quốc hội vào kế hoạch kiểm toán trong năm nay. Tòa nhà Quốc hội không làm kỹ thì Quốc hội mang tiếng chứ ai. Không thể nói công trình này ai làm trưởng ban chỉ đạo mà chỉ Quốc hội chịu thôi. Chúng ta ngồi đây chịu, và tôi phải chịu trách nhiệm hàng đầu, Chủ tịch nói.
Ông cũng lưu ý, "cái gì của Đảng, Chính phủ, Quốc hội tuyệt đối đừng để dân có tiếng ra, tiếng vào, đừng để sa xảy bất cứ điều gì để Quốc hội mang tiếng với dân".