Đề xuất luật hóa quyền được chuyển giới tại Việt Nam
Ngày càng có nhiều người Việt Nam thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài
Báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sáng 23/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, có ý kiến cho rằng, cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào trong Bộ luật Dân sự.
Lập luận của đề nghị này là trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này, ngày càng có nhiều người đã thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài về nước, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người chuyển giới.
Quan điểm của Chính phủ là việc nghiên cứu, xem xét giải quyết vấn đề thực tiễn này là cần thiết, tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn, phức tạp nên cần phải có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9.
Trước mắt, để quy định của Bộ luật Dân sự có tính bao quát, tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể về những vấn đề liên quan, dự thảo bộ luật thay vì quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại giới tính như Bộ luật Dân sự hiện hành thì chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung. Theo đó, cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp luật quy định.
Người đại diện theo pháp luật chỉ có quyền yêu cầu xác định lại giới tính của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các trường hợp luật định và việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của luật, ông Cường cho biết.
Một vấn đề cũng còn ý kiến khác nhau là quyền nhân thân.
Chính phủ phân tích, dự thảo bộ luật sửa đổi về cơ bản tiếp tục quy định các quyền nhân thân như trong bộ luật hiện hành, tuy nhiên, có sửa đổi và bổ sung một số quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 như quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể, quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân...
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, về vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại thứ nhất - cũng là quan điểm của Chính phủ - cho rằng Bộ luật Dân sự không nên quy định theo cách liệt kê tất cả các quyền nhân thân của cá nhân mà chỉ nên quy định những quyền nhân thân của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
Theo loại ý kiến này thì cần cân nhắc không quy định trong bộ luật một số quyền nhân thân như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo...
Bởi, quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền nhân thân đã được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản.
Loại ý kiến thứ hai nhất trí với quy định như trong dự thảo bộ luật, các quyền nhân thân của cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải được ghi nhận đầy đủ và cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự.
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 15/1/2015 và kết thúc vào ngày 5/4/ 2015.
Chính phủ đã dự kiến các vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân. Như, về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự, về quyền nhân thân của cá nhân, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức, hình thức sở hữu….
Ý kiến của nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đóng góp trực tiếp cho Bộ Tư pháp gửi theo địa chỉ 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc theo hộp thư điện tử: boluatdansu@moj.gov.vn.
Lập luận của đề nghị này là trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này, ngày càng có nhiều người đã thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài về nước, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người chuyển giới.
Quan điểm của Chính phủ là việc nghiên cứu, xem xét giải quyết vấn đề thực tiễn này là cần thiết, tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn, phức tạp nên cần phải có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9.
Trước mắt, để quy định của Bộ luật Dân sự có tính bao quát, tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể về những vấn đề liên quan, dự thảo bộ luật thay vì quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại giới tính như Bộ luật Dân sự hiện hành thì chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung. Theo đó, cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp luật quy định.
Người đại diện theo pháp luật chỉ có quyền yêu cầu xác định lại giới tính của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các trường hợp luật định và việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của luật, ông Cường cho biết.
Một vấn đề cũng còn ý kiến khác nhau là quyền nhân thân.
Chính phủ phân tích, dự thảo bộ luật sửa đổi về cơ bản tiếp tục quy định các quyền nhân thân như trong bộ luật hiện hành, tuy nhiên, có sửa đổi và bổ sung một số quyền nhân thân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 như quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể, quyền được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân...
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho hay, về vấn đề này có hai loại ý kiến. Loại thứ nhất - cũng là quan điểm của Chính phủ - cho rằng Bộ luật Dân sự không nên quy định theo cách liệt kê tất cả các quyền nhân thân của cá nhân mà chỉ nên quy định những quyền nhân thân của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
Theo loại ý kiến này thì cần cân nhắc không quy định trong bộ luật một số quyền nhân thân như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo...
Bởi, quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền nhân thân đã được ghi nhận đầy đủ trong Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản.
Loại ý kiến thứ hai nhất trí với quy định như trong dự thảo bộ luật, các quyền nhân thân của cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải được ghi nhận đầy đủ và cụ thể hóa trong Bộ luật Dân sự.
Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến nhân dân bắt đầu từ ngày 15/1/2015 và kết thúc vào ngày 5/4/ 2015.
Chính phủ đã dự kiến các vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân. Như, về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự, về quyền nhân thân của cá nhân, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức, hình thức sở hữu….
Ý kiến của nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đóng góp trực tiếp cho Bộ Tư pháp gửi theo địa chỉ 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội hoặc theo hộp thư điện tử: boluatdansu@moj.gov.vn.