Người đồng tính “chỉ còn trông chờ vào Quốc hội”
Thượng tọa Thích Thanh Quyết kêu gọi Quốc hội công nhận hôn nhân đồng tính
Đề tài hôn nhân đồng giới đã được nhiều đại biểu đưa ra mổ xẻ trong buổi thảo luận sáng 26/11 tại Quốc hội về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình.
Dự án luật này đã được thảo luận tại tổ vào ngày 14/11/2013 và đã có 158 lượt vị đại biểu Quốc hội thảo luận mà theo bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội là “có những vấn đề mới, nhạy cảm”, do đó trong quá trình thảo luận “cũng phải cân nhắc toàn diện các lĩnh vực liên quan đến việc sau khi ban hành luật có thể nghiêm chỉnh thực hiện luật pháp nhưng cũng phải phát huy được truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc”.
Về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, trong lần sửa đổi này có quy định nhà nước “không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính” thay vì “cấm” như trước và đây thực sự là một bước ngoặt pháp lý về vấn đề này.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), vấn đề đồng giới tính sống với nhau, coi nhau như vợ chồng đang là vấn đề thực tế ở Việt Nam. Cộng đồng người đồng giới tính dưới nhiều hình thức khác nhau cũng đã thể hiện sự mong muốn được nhà nước công nhận và công nhận quyền được sống theo dạng giới và khuynh hướng tính dục của mình.
“Mặc dù pháp luật hiện hành đã cấm việc kết hôn giữa những người đồng giới tính nhưng việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới này vẫn diễn ra, thậm chí có những trường hợp gia đình và người đồng giới đã tổ chức công khai lễ cưới và các cơ quan nhà nước cũng phải áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý nhưng vẫn không giải quyết được thực trạng này”, ông Tuyết nói.
Đại biểu này cho rằng việc thừa nhận hôn nhân của họ cũng cần phải được xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau với lộ trình và những bước đi phù hợp. “Trong điều kiện nước ta thì nhà nước quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không can thiệp bằng những biện pháp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới và khuynh hướng tính dục của họ. Quy định như vậy theo tôi là phù hợp”, ông Tuyết nói.
Hiện tại, trên thế giới đã có 16 quốc gia công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Đa số các quốc gia cũng không cấm việc kết hôn những người cùng giới tính nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân của họ. Đối với những nước thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính thì họ cũng có những lộ trình và có những bước đi thích hợp và theo một số đại biểu, “lộ trình” pháp lý của Việt Nam trong vấn đề này là phù hợp.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho biết bà đồng ý với việc bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, đồng thời khẳng định Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính được quy định tại khoản 1, điều 16 của dự luật.
Tuy nhiên, đại biểu “lo xa” hơn khi cho rằng cần có quy định giải quyết hậu quả của cuộc sống chung của người cùng giới tính. “Hầu hết các quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng giới đều có quy định quá độ trong luật, từ việc thừa nhận quyền của người đồng giới và việc chung sống như vợ chồng của người đồng giới rồi mới có quy định về thừa nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, quy định quan hệ tài sản, xác định cha mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con như dự thảo luật là chưa bao quát được hết những vấn đề phát sinh”, bà nói.
Đại biểu nêu vấn đề là khi cả hai người đồng giới cùng nhận con nuôi thì ai là mẹ nuôi, ai là cha nuôi hay cả hai người đều là cha nuôi hoặc mẹ nuôi của đứa trẻ. Quyền thừa kế tài sản khi một người qua đời có được coi như quyền thừa kế của vợ chồng không và đây là vấn đề mà dự án luật cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung.
Đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định) cũng nêu vấn đề rằng luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là phù hợp với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội của người Việt Nam, nhưng mặt khác lại thừa nhận các quan hệ về tài sản chung phát sinh trong quá trình chung sống giữa những người đồng giới.
“Nếu đã không công nhận quan hệ về hôn nhân sẽ đồng nghĩa với việc không có xác lập việc đăng ký, thời điểm hôn nhân dẫn tới rất khó xác định thời điểm xác lập phát sinh và chấm dứt các quan hệ về tài sản. Vì thế nếu cho tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết sẽ gặp rất nhiều khó khăn", đại biểu Trường đề xuất.
Ông cho rằng nếu đã không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng tính thì cũng không thừa nhận các quan hệ về tài sản và giải quyết tranh chấp về tài sản theo luật này, nếu có xảy ra những vấn đề tranh chấp nói trên thì nên giải quyết chung vấn đề tài sản theo Luật dân sự.
Tuy nhiên, ý kiến của đại biểu Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) trong vấn đề này cũng được chú ý đặc biệt vì ông là một bậc tu hành lâu năm, đã là một thượng tọa.
Đại biểu cho rằng quy định không cấm mà cũng không cộng nhân hôn nhận đồng giới là vấn đề "rất lửng lơ", vì không cấm tức là được làm, như thế xử lý hậu quả pháp lý rất khó.
"Tôi thấy họ là những người vô tội, vì cơ địa trời đất sinh ra họ là như thế, chứ họ không muốn thế, họ luôn than phiền gia đình không hiểu, xã hội chưa hiểu, chỉ còn trông chờ vào Quốc hội. Tôi đề nghị Quốc hội nên công nhận vì nó phù hợp với hiện tại và thể hiện tính nhân văn quảng đại, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này, đồng thời có cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các hậu quả", ông nói.
Dự án luật này đã được thảo luận tại tổ vào ngày 14/11/2013 và đã có 158 lượt vị đại biểu Quốc hội thảo luận mà theo bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội là “có những vấn đề mới, nhạy cảm”, do đó trong quá trình thảo luận “cũng phải cân nhắc toàn diện các lĩnh vực liên quan đến việc sau khi ban hành luật có thể nghiêm chỉnh thực hiện luật pháp nhưng cũng phải phát huy được truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc”.
Về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, trong lần sửa đổi này có quy định nhà nước “không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính” thay vì “cấm” như trước và đây thực sự là một bước ngoặt pháp lý về vấn đề này.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa - Vũng Tàu), vấn đề đồng giới tính sống với nhau, coi nhau như vợ chồng đang là vấn đề thực tế ở Việt Nam. Cộng đồng người đồng giới tính dưới nhiều hình thức khác nhau cũng đã thể hiện sự mong muốn được nhà nước công nhận và công nhận quyền được sống theo dạng giới và khuynh hướng tính dục của mình.
“Mặc dù pháp luật hiện hành đã cấm việc kết hôn giữa những người đồng giới tính nhưng việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới này vẫn diễn ra, thậm chí có những trường hợp gia đình và người đồng giới đã tổ chức công khai lễ cưới và các cơ quan nhà nước cũng phải áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý nhưng vẫn không giải quyết được thực trạng này”, ông Tuyết nói.
Đại biểu này cho rằng việc thừa nhận hôn nhân của họ cũng cần phải được xem xét, cân nhắc, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh khác nhau với lộ trình và những bước đi phù hợp. “Trong điều kiện nước ta thì nhà nước quy định không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không can thiệp bằng những biện pháp hành chính vào quyền được sống theo bản dạng giới và khuynh hướng tính dục của họ. Quy định như vậy theo tôi là phù hợp”, ông Tuyết nói.
Hiện tại, trên thế giới đã có 16 quốc gia công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Đa số các quốc gia cũng không cấm việc kết hôn những người cùng giới tính nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân của họ. Đối với những nước thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính thì họ cũng có những lộ trình và có những bước đi thích hợp và theo một số đại biểu, “lộ trình” pháp lý của Việt Nam trong vấn đề này là phù hợp.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho biết bà đồng ý với việc bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, đồng thời khẳng định Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính được quy định tại khoản 1, điều 16 của dự luật.
Tuy nhiên, đại biểu “lo xa” hơn khi cho rằng cần có quy định giải quyết hậu quả của cuộc sống chung của người cùng giới tính. “Hầu hết các quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng giới đều có quy định quá độ trong luật, từ việc thừa nhận quyền của người đồng giới và việc chung sống như vợ chồng của người đồng giới rồi mới có quy định về thừa nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, quy định quan hệ tài sản, xác định cha mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con như dự thảo luật là chưa bao quát được hết những vấn đề phát sinh”, bà nói.
Đại biểu nêu vấn đề là khi cả hai người đồng giới cùng nhận con nuôi thì ai là mẹ nuôi, ai là cha nuôi hay cả hai người đều là cha nuôi hoặc mẹ nuôi của đứa trẻ. Quyền thừa kế tài sản khi một người qua đời có được coi như quyền thừa kế của vợ chồng không và đây là vấn đề mà dự án luật cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung.
Đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định) cũng nêu vấn đề rằng luật không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là phù hợp với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội của người Việt Nam, nhưng mặt khác lại thừa nhận các quan hệ về tài sản chung phát sinh trong quá trình chung sống giữa những người đồng giới.
“Nếu đã không công nhận quan hệ về hôn nhân sẽ đồng nghĩa với việc không có xác lập việc đăng ký, thời điểm hôn nhân dẫn tới rất khó xác định thời điểm xác lập phát sinh và chấm dứt các quan hệ về tài sản. Vì thế nếu cho tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết sẽ gặp rất nhiều khó khăn", đại biểu Trường đề xuất.
Ông cho rằng nếu đã không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người đồng tính thì cũng không thừa nhận các quan hệ về tài sản và giải quyết tranh chấp về tài sản theo luật này, nếu có xảy ra những vấn đề tranh chấp nói trên thì nên giải quyết chung vấn đề tài sản theo Luật dân sự.
Tuy nhiên, ý kiến của đại biểu Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) trong vấn đề này cũng được chú ý đặc biệt vì ông là một bậc tu hành lâu năm, đã là một thượng tọa.
Đại biểu cho rằng quy định không cấm mà cũng không cộng nhân hôn nhận đồng giới là vấn đề "rất lửng lơ", vì không cấm tức là được làm, như thế xử lý hậu quả pháp lý rất khó.
"Tôi thấy họ là những người vô tội, vì cơ địa trời đất sinh ra họ là như thế, chứ họ không muốn thế, họ luôn than phiền gia đình không hiểu, xã hội chưa hiểu, chỉ còn trông chờ vào Quốc hội. Tôi đề nghị Quốc hội nên công nhận vì nó phù hợp với hiện tại và thể hiện tính nhân văn quảng đại, góp phần giảm sự kỳ thị đối với nhóm người này, đồng thời có cơ sở pháp lý để quản lý và giải quyết các hậu quả", ông nói.