Đến lượt Hà Nội nêu tên loạt dự án đang “cắm” ngân hàng
Sau khi Tp.HCM công bố, đến lượt Hà Nội cũng nêu tên các dự án đang được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng
Sau khi Tp.HCM công bố, đến lượt Hà Nội cũng nêu tên các dự án đang được chủ đầu tư thế chấp tại ngân hàng cho mục đích vay vốn đầu tư, phát triển dự án của mình.
Theo thông báo của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, tính đến ngày 29/7/2016 có 34 dự án do chủ đầu tư đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại các ngân hàng.
Đáng chú ý, trong danh sách nói trên có sự góp mặt của một số “ông lớn” trong làng bất động sản tại Hà Nội hiện nay như: Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Capital Land, Tập đoàn Nam Cường, Gleximco, Văn Phú Invest, Trung Việt…Thậm chí cả tập đoàn bất động ngoại như Gamuda cũng đang thế chấp quyền sử dụng đất dự án tại ngân hàng.
Cụ thể, theo danh sách của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest với khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông, thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính (khu A, B tổ 51 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thế chấp quyền sử dụng đất; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp một phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.
Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - khu Cổ Ngựa, khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (khu đô thị mới Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất…
Ngoài rà còn có Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội (thửa số 04, 03, 02, 01 phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Gleximco (D20-CTDDCN1, khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông và xã La Phù, huyện Hoài Đức) thế chấp quyền sử dụng đất.
Công ty TNHH Mai Trang (dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty Cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất…
Trao đổi với báo chí, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, việc chủ đầu tư thế chấp vay vốn là chuyện bình thường. Việc này được kiểm soát chặt để người dân mua nhà đối với các dự án đủ điều kiện là phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
“Chúng tôi vẫn đang kiểm soát tốt chuyện thế chấp này, do đó không có chuyện người dân mua nhà ở các dự án thế chấp bị ảnh hưởng quyền cấp giấy. Chủ đầu tư đã bán nhà cho khách hàng thì phải đảm bảo quyền lợi cho họ”, ông Nghĩa nói.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng khuyến cáo, đối với người mua nhà nên tìm hiểu đối với các dự án, các nhà đầu tư thông qua các cơ quan chuyên môn trước khi quyết định mua.
“Khách hàng muốn mua dự án nào có thể liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để hỏi nếu tôi mua thì tôi có được cấp giấy chứng nhận hay không. Đây là quyền của người dân và chúng tôi sẵn sàng trao đổi và cung cấp thông tin về các dự án này”, ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, dư luận vẫn đang đặt câu hỏi, cũng như Tp.HCM, việc Hà Nội chỉ công bố có 30 dự án trên tổng số hàng trăm dự án bất động sản, liệu có công bằng với các doanh nghiệp khác, khi mà mới đây, một số “ông lớn” trong làng bất động sản cho biết, họ vẫn phải vay vốn ngân hàng để phát triển dự án bất động sản, lại không có tên trong danh sách nói trên.
Theo thông báo của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, tính đến ngày 29/7/2016 có 34 dự án do chủ đầu tư đang đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai tại các ngân hàng.
Đáng chú ý, trong danh sách nói trên có sự góp mặt của một số “ông lớn” trong làng bất động sản tại Hà Nội hiện nay như: Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Capital Land, Tập đoàn Nam Cường, Gleximco, Văn Phú Invest, Trung Việt…Thậm chí cả tập đoàn bất động ngoại như Gamuda cũng đang thế chấp quyền sử dụng đất dự án tại ngân hàng.
Cụ thể, theo danh sách của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest với khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông, thế chấp bằng quyền sử dụng đất
Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính (khu A, B tổ 51 phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) thế chấp quyền sử dụng đất; Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh thế chấp một phần tài sản gắn liền với đất hình thành trong lương lai dự án tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa.
Công ty TNHH Đầu tư Capitaland - Hoàng Thành (CT09 - khu Cổ Ngựa, khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông) thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Việt (khu đô thị mới Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất…
Ngoài rà còn có Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội (thửa số 04, 03, 02, 01 phường Yên Nghĩa, phường Dương Nội, quận Hà Đông) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội - Gleximco (D20-CTDDCN1, khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn, phường Dương Nội, quận Hà Đông và xã La Phù, huyện Hoài Đức) thế chấp quyền sử dụng đất.
Công ty TNHH Mai Trang (dự án số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) thế chấp quyền sử dụng đất. Công ty Cổ phần Hóa chất và Vật tư Khoa học kỹ thuật (Dự án Số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) thế chấp bằng quyền sử dụng đất…
Trao đổi với báo chí, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, việc chủ đầu tư thế chấp vay vốn là chuyện bình thường. Việc này được kiểm soát chặt để người dân mua nhà đối với các dự án đủ điều kiện là phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
“Chúng tôi vẫn đang kiểm soát tốt chuyện thế chấp này, do đó không có chuyện người dân mua nhà ở các dự án thế chấp bị ảnh hưởng quyền cấp giấy. Chủ đầu tư đã bán nhà cho khách hàng thì phải đảm bảo quyền lợi cho họ”, ông Nghĩa nói.
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng khuyến cáo, đối với người mua nhà nên tìm hiểu đối với các dự án, các nhà đầu tư thông qua các cơ quan chuyên môn trước khi quyết định mua.
“Khách hàng muốn mua dự án nào có thể liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường để hỏi nếu tôi mua thì tôi có được cấp giấy chứng nhận hay không. Đây là quyền của người dân và chúng tôi sẵn sàng trao đổi và cung cấp thông tin về các dự án này”, ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, dư luận vẫn đang đặt câu hỏi, cũng như Tp.HCM, việc Hà Nội chỉ công bố có 30 dự án trên tổng số hàng trăm dự án bất động sản, liệu có công bằng với các doanh nghiệp khác, khi mà mới đây, một số “ông lớn” trong làng bất động sản cho biết, họ vẫn phải vay vốn ngân hàng để phát triển dự án bất động sản, lại không có tên trong danh sách nói trên.