Dệt may ứng phó với “bão giá” nguyên liệu nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu bông cùng kỳ tăng xấp xỉ 120%, xơ sợi tăng gần 70%
Thu về kim ngạch gần 4 tỷ USD, xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm tăng trên 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn ngược về phía nhập khẩu, kim ngạch bông cùng thời kỳ tăng xấp xỉ 120%; xơ sợi tăng gần 70%. Ngành công nghiệp dệt may đang thuận lợi, hay bất lợi trong hoàn cảnh này? Công nghiệp gia công có đang “hết đất” phát triển với khả năng thu hẹp lợi nhuận?...
Nhiều quan ngại như vậy, song “tình hình đơn hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay không có vấn đề gì lớn”, bên lề Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã trao đổi với VnEconomy.
Thưa ông, vì sao kim ngạch nhập khẩu bông tăng vọt so với năm ngoái, tính trong 4 tháng đầu năm nay?
Tại giá bông nhập khẩu năm nay tăng gấp hai lần so với năm ngoái. Kim ngạch tăng như thế là tỷ lệ nội địa đã tăng lên rồi đấy, chứ nếu mà nguyên theo giá thôi thì kim ngạch còn phải tăng hơn nữa.
Vì giá bông nhập khẩu năm nay có lúc lên tới 5-5,2 USD/kg, trong khi giá trung bình của năm 2010 là khoảng 3,2-3,3 USD/kg, tức là tăng 80-90% rồi còn gì. Nhưng mà bắt đầu xu thế cũng sẽ giảm xuống.
Riêng trong 4 tháng đầu năm nay, ảnh hưởng của giá đối với kim ngạch nhập khẩu bông rất quan trọng, đặc biệt đối với Việt Nam, nhập khẩu bông khá nhiều do Việt Nam không có bao nhiêu cả. Xơ, sợi thì cũng tăng, nói chung là chỉ tăng giá mạnh các sản phẩm thiên nhiên thôi.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu mà chỉ nói trên giá trị không thôi thì chưa thể hiện hết được nỗ lực của nội địa hóa, nỗ lực sử dụng hàng hóa trong nước, nỗ lực tiết kiệm, tăng năng suất của doanh nghiệp trong nước.
Như vậy có nên lo ngại về sụt giảm lợi nhuận năm nay không, thưa ông?
Thực ra mà nói, nếu đã là xu thế toàn cầu thì bao giờ cũng phải chấp nhận mặt bằng giá mới. Thị trường nào tôi không nắm rõ chứ dệt may thì là thị trường toàn cầu, từ nhà sản xuất bông đến doanh nghiệp dệt may, đến chuỗi cung ứng, đến người tiêu dùng... Tất cả đều phải chấp nhận mặt bằng giá mới để lợi nhuận trung bình không thay đổi.
Tất nhiên, sẽ không thể có đột biến về lợi nhuận trong năm nay, đặc biệt là đối với trong nước. Trên thế giới thì người ta có thể chấp nhận mặt bằng giá mới nhưng trong nước thì hiện nay chi phí là cao hơn rất nhiều, đặc biệt là chi phí vốn hơn hẳn các nước khác.
Thế giới người ta chỉ chấp nhận những cái chung thôi, ví dụ giá bông cũng giống như giá dầu lửa, giá vàng… thì ai cũng chấp nhận đưa vào kết cấu giá thành mới, giá bông tăng đưa vào giá vải, đưa vào sản phẩm may mặc…
Thế còn lãi suất của Việt Nam thì không được chấp nhận. Người ta chỉ chấp nhận mức chi phí vốn trung bình như là của Trung Quốc, Bangladesh, như Indonesia… là khoảng bao nhiêu đó thôi. Chứ anh không thể nói vì Việt Nam vay vốn lãi suất 20% hay 22%/năm thì phải tính cho tôi mức lợi nhuận tương ứng…
Trong thương lượng mà lấy cái đích đấy sẽ rất khó, không thể đạt được để đưa vào kết cấu giá thành sản phẩm.
Cuối năm ngoái, nhiều doanh nghiệp đã thông tin về việc ký được hợp đồng đến hết quý 1, quý 2 và thậm chí là đến hết quý 3 năm nay. Với những hợp đồng đó, khả năng bị lỗ sẽ thế nào khi nguyên liệu nhập khẩu tăng?
Thường thì với tình hình thế giới chung như thế này, từ năm 2010, đầu năm 2011 xu thế ký hợp đồng với nhau là cam kết mặt hàng, số lượng là chính, để ngỏ điều khoản về nguyên vật liệu. Vì ai cũng biết rằng thị trường có bất ổn, lên xuống từ năm 2010 rồi, đặc biệt là bông. Cho nên, các doanh nghiệp đã có chuẩn bị tư thế rồi.
Gần đây, có thông tin từ một số hiệp hội, doanh nghiệp rằng Trung Quốc vừa qua nhập khẩu xơ, sợi giá cao của Việt Nam, sau đó chính các doanh nghiệp xuất khẩu lại phải nhập lại với giá cao hơn. Vậy nên nhiều ý kiến cho rằng chúng ta thiếu thông tin dự báo, ảnh hưởng đến doanh nghiệp?
Thực ra đây cũng là những giao dịch thương mại bình thường thôi. Tất nhiên có phần do dự báo, nhưng Trung quốc có thuận lợi vì họ là thị trường lớn, lại có trồng bông ở trong nước, lại có kích cỡ ngành công nghiệp lớn hơn mình 10 lần, nói riêng về dệt may. Cho nên, họ có nhiều thông tin hơn để dự báo sát thực hơn so với ta.
Nhưng đó không phải là câu chuyện lớn. Họ mua rồi chu kỳ sau ta lại mua, lại bán ở vòng sau… cũng không phải là ở mức độ nghiêm trọng.
Tất nhiên trong giai đoạn giá cả lên xuống như thế này, cá biệt có những doanh nghiệp sẽ bị khó khăn, anh mua nguyên liệu giá rẻ, bán giá rẻ, nhập lại thì cao hơn, đưa vào giá thành sẽ không hợp lý. Nhưng những chuyện như thế đôi khi phải chấp nhận thôi.
Hiện nay, khi doanh nghiệp thương lượng giá hợp đồng, bao giờ người ta cũng tính giá nguyên liệu tại thời điểm ký. Bây giờ không ai ký dài, hợp đồng về thì nhập nguyên liệu và làm luôn, chứ không bao giờ ký họp đồng cả năm mà lại có giá nguyên liệu rồi. Thế thì không.
Ông có nói đến việc đã nội địa hóa tốt nên khống chế được ảnh hưởng của nhập khẩu. Thế nhưng cũng có ý là chi phí vốn cao thì giai đoạn này không thể đầu tư các dự án căn cơ cho phát triển giai đoạn tới?
Chiến lược về đầu tư thì sẽ phải cân nhắc trong giai đoạn này. Vì cái đó là đương nhiên với hai chuyện, một là thị trường vốn như tôi nói, hai là thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, lúc này phải tiết giảm đầu tư. Những dự án sử dụng vốn lớn, tỷ suất thu hồi chậm, thời gian đầu tư dài sẽ phải tạm dừng, hoãn.
Dệt may cũng tương tự các ngành khác phải dừng những dự án này. Dự án dùng vốn nhiều mà lại đầu tư kéo dài thì chủ yếu lại liên quan đến nguyên liệu, làm vải, các thứ… sẽ bị trễ hơn. Nó sẽ có nhiều bất lợi.
Nhìn ngược về phía nhập khẩu, kim ngạch bông cùng thời kỳ tăng xấp xỉ 120%; xơ sợi tăng gần 70%. Ngành công nghiệp dệt may đang thuận lợi, hay bất lợi trong hoàn cảnh này? Công nghiệp gia công có đang “hết đất” phát triển với khả năng thu hẹp lợi nhuận?...
Nhiều quan ngại như vậy, song “tình hình đơn hàng của doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay không có vấn đề gì lớn”, bên lề Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã trao đổi với VnEconomy.
Thưa ông, vì sao kim ngạch nhập khẩu bông tăng vọt so với năm ngoái, tính trong 4 tháng đầu năm nay?
Tại giá bông nhập khẩu năm nay tăng gấp hai lần so với năm ngoái. Kim ngạch tăng như thế là tỷ lệ nội địa đã tăng lên rồi đấy, chứ nếu mà nguyên theo giá thôi thì kim ngạch còn phải tăng hơn nữa.
Vì giá bông nhập khẩu năm nay có lúc lên tới 5-5,2 USD/kg, trong khi giá trung bình của năm 2010 là khoảng 3,2-3,3 USD/kg, tức là tăng 80-90% rồi còn gì. Nhưng mà bắt đầu xu thế cũng sẽ giảm xuống.
Riêng trong 4 tháng đầu năm nay, ảnh hưởng của giá đối với kim ngạch nhập khẩu bông rất quan trọng, đặc biệt đối với Việt Nam, nhập khẩu bông khá nhiều do Việt Nam không có bao nhiêu cả. Xơ, sợi thì cũng tăng, nói chung là chỉ tăng giá mạnh các sản phẩm thiên nhiên thôi.
Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu mà chỉ nói trên giá trị không thôi thì chưa thể hiện hết được nỗ lực của nội địa hóa, nỗ lực sử dụng hàng hóa trong nước, nỗ lực tiết kiệm, tăng năng suất của doanh nghiệp trong nước.
Như vậy có nên lo ngại về sụt giảm lợi nhuận năm nay không, thưa ông?
Thực ra mà nói, nếu đã là xu thế toàn cầu thì bao giờ cũng phải chấp nhận mặt bằng giá mới. Thị trường nào tôi không nắm rõ chứ dệt may thì là thị trường toàn cầu, từ nhà sản xuất bông đến doanh nghiệp dệt may, đến chuỗi cung ứng, đến người tiêu dùng... Tất cả đều phải chấp nhận mặt bằng giá mới để lợi nhuận trung bình không thay đổi.
Tất nhiên, sẽ không thể có đột biến về lợi nhuận trong năm nay, đặc biệt là đối với trong nước. Trên thế giới thì người ta có thể chấp nhận mặt bằng giá mới nhưng trong nước thì hiện nay chi phí là cao hơn rất nhiều, đặc biệt là chi phí vốn hơn hẳn các nước khác.
Thế giới người ta chỉ chấp nhận những cái chung thôi, ví dụ giá bông cũng giống như giá dầu lửa, giá vàng… thì ai cũng chấp nhận đưa vào kết cấu giá thành mới, giá bông tăng đưa vào giá vải, đưa vào sản phẩm may mặc…
Thế còn lãi suất của Việt Nam thì không được chấp nhận. Người ta chỉ chấp nhận mức chi phí vốn trung bình như là của Trung Quốc, Bangladesh, như Indonesia… là khoảng bao nhiêu đó thôi. Chứ anh không thể nói vì Việt Nam vay vốn lãi suất 20% hay 22%/năm thì phải tính cho tôi mức lợi nhuận tương ứng…
Trong thương lượng mà lấy cái đích đấy sẽ rất khó, không thể đạt được để đưa vào kết cấu giá thành sản phẩm.
Cuối năm ngoái, nhiều doanh nghiệp đã thông tin về việc ký được hợp đồng đến hết quý 1, quý 2 và thậm chí là đến hết quý 3 năm nay. Với những hợp đồng đó, khả năng bị lỗ sẽ thế nào khi nguyên liệu nhập khẩu tăng?
Thường thì với tình hình thế giới chung như thế này, từ năm 2010, đầu năm 2011 xu thế ký hợp đồng với nhau là cam kết mặt hàng, số lượng là chính, để ngỏ điều khoản về nguyên vật liệu. Vì ai cũng biết rằng thị trường có bất ổn, lên xuống từ năm 2010 rồi, đặc biệt là bông. Cho nên, các doanh nghiệp đã có chuẩn bị tư thế rồi.
Gần đây, có thông tin từ một số hiệp hội, doanh nghiệp rằng Trung Quốc vừa qua nhập khẩu xơ, sợi giá cao của Việt Nam, sau đó chính các doanh nghiệp xuất khẩu lại phải nhập lại với giá cao hơn. Vậy nên nhiều ý kiến cho rằng chúng ta thiếu thông tin dự báo, ảnh hưởng đến doanh nghiệp?
Thực ra đây cũng là những giao dịch thương mại bình thường thôi. Tất nhiên có phần do dự báo, nhưng Trung quốc có thuận lợi vì họ là thị trường lớn, lại có trồng bông ở trong nước, lại có kích cỡ ngành công nghiệp lớn hơn mình 10 lần, nói riêng về dệt may. Cho nên, họ có nhiều thông tin hơn để dự báo sát thực hơn so với ta.
Nhưng đó không phải là câu chuyện lớn. Họ mua rồi chu kỳ sau ta lại mua, lại bán ở vòng sau… cũng không phải là ở mức độ nghiêm trọng.
Tất nhiên trong giai đoạn giá cả lên xuống như thế này, cá biệt có những doanh nghiệp sẽ bị khó khăn, anh mua nguyên liệu giá rẻ, bán giá rẻ, nhập lại thì cao hơn, đưa vào giá thành sẽ không hợp lý. Nhưng những chuyện như thế đôi khi phải chấp nhận thôi.
Hiện nay, khi doanh nghiệp thương lượng giá hợp đồng, bao giờ người ta cũng tính giá nguyên liệu tại thời điểm ký. Bây giờ không ai ký dài, hợp đồng về thì nhập nguyên liệu và làm luôn, chứ không bao giờ ký họp đồng cả năm mà lại có giá nguyên liệu rồi. Thế thì không.
Ông có nói đến việc đã nội địa hóa tốt nên khống chế được ảnh hưởng của nhập khẩu. Thế nhưng cũng có ý là chi phí vốn cao thì giai đoạn này không thể đầu tư các dự án căn cơ cho phát triển giai đoạn tới?
Chiến lược về đầu tư thì sẽ phải cân nhắc trong giai đoạn này. Vì cái đó là đương nhiên với hai chuyện, một là thị trường vốn như tôi nói, hai là thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, lúc này phải tiết giảm đầu tư. Những dự án sử dụng vốn lớn, tỷ suất thu hồi chậm, thời gian đầu tư dài sẽ phải tạm dừng, hoãn.
Dệt may cũng tương tự các ngành khác phải dừng những dự án này. Dự án dùng vốn nhiều mà lại đầu tư kéo dài thì chủ yếu lại liên quan đến nguyên liệu, làm vải, các thứ… sẽ bị trễ hơn. Nó sẽ có nhiều bất lợi.