Di dời dân phố cổ: “Nếu cưỡng chế, sẽ thất bại”
Nếu hạ tầng ngoại thành không đáp ứng được yêu cầu của người dân thì kế hoạch di dời dân có thể lặp lại vết xe đổ trước đây
Nếu hạ tầng ngoại thành không đáp ứng được yêu cầu của người dân thì kế hoạch di dời dân có thể lặp lại vết xe đổ trước đây.
Chính vì vậy, với quan điểm của mình, Kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) cho rằng, đề án di dân phố cổ của Hà Nội lại càng không thể thực hiện theo hình thức cưỡng chế.
Trao đổi với VnEconomy, ông Hải nói:
- Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội năm 1998 (quy hoặc 108), quy mô dân số khu vực trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 80 vạn dân.
Tuy nhiên, do không kiểm soát được nên hiện nay dân số ở khu vực trung tâm đã lên tới 1,2 triệu người. Chính vì vậy, hiện thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiến đang xây dựng kế hoạch di dời hơn hơn 2.700 hộ dân phố cổ ra ngoại thành, đồng thời cũng là để phù hợp với quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thời gian di dời cụ thể phụ thuộc vào quá trình hoàn thành đề án do quận Hoàn Kiếm đang xây dựng.
Nhưng liệu kế hoạch di dời lần này có khả thi không bởi thành phố đã không ít lần thất bại với đề án này?
Chính vì trước đây thất bại nên lần này chúng tôi đã phải xây dựng kế hoạch công phu, chi tiết hơn. Hiện chúng tôi đã có tài liệu dày 5.000 trang báo cáo Chính phủ về kế hoạch di dời dân nội thành Hà Nội, trong đó tập trung phân tích những nguyên nhân thất bại của các lần di dân trước đây.
Theo quan điểm của tôi, thất bại đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nếu nói về cưỡng chế dân thì sẽ không bao giờ thực hiện được. Do vậy, quan trọng nhất vẫn là hạ tầng chỗ ở mới đã đủ các điều kiện hấp dẫn chưa.
Ở nước ngoài họ có nguyên tắc “bộ lọc về nhà ở”, tức là tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng gia đình mà họ có thể tự lựa chọn hay trao đổi nhà cho nhau. Đó là cách chúng ta nên tham khảo.
Nhưng việc thành phố lên kế hoạch di dời và địa điểm đến là khu đô thị mới Việt Hưng đã khiến nhiều người dân hiểu với nghĩa là cưỡng chế?
Chủ trương của thành phố là không áp dụng biện pháp hành chính trực tiếp, nhưng yêu cầu cụ thể là phải khống chế dân khu vực trung tâm ở mức 80 vạn. Đây là quá trình sàng lọc tự nhiên và người dân tự nguyện giãn bớt ra khỏi trung tâm.
Tuy nhiên, trong quy hoạch chúng tôi đang xây dựng thì sẽ di chuyển một số trường đại học, cao đẳng, bệnh viện... ra ngoại thành. Và kết quả cuối cùng là trường đặt ở đâu, thầy dạy ở đâu thì học sinh, sinh viên phải theo đến đó. Nếu làm tốt cũng có thể di chuyển khoảng 30 vạn sinh viên ra ngoại thành.
Còn dân cư sẽ được thu hút ra ngoài một cách tự nhiên. Nếu nhà dân ở trung tâm đang rất chật chội, nay muốn rộng rãi hơn thì họ có thể mua đất ra ngoại thành để ở. Đó là nhu cầu khách quan của mỗi hộ dân.
Nhưng tôi cũng lưu ý, thành phố phải làm rõ để người dân hiểu là có phải khu đô thị Việt Hưng là duy nhất không, tại sao phố cổ lại cứ phải nhất nhất di dời sang đấy. Nhà tôi cũng thuộc diện di dời nhưng tôi không chuyển sang khu đô thị Việt Hưng mà tôi bán nhà và tôi chấp nhận mua ở nơi khác với giá cao hơn, hạ tầng xã hội tốt hơn.
Theo ông, hạ tầng xã hội ngoại thành Hà Nội hiện nay đã đủ hấp dẫn người dân di dời đến đấy chưa?
Phải nói thật, hạ tầng ngoại thành của Hà Nội hiện nay không phải là yếu mà là quá yếu, không xứng đáng là hạ tầng của một thủ đô. Tuy nhiên, chính vì thế nên chủ trương của thành phố thiếu cái gì sẽ làm cái đó. Hiện thành phố Hà Nội đang yêu cầu rất chặt chẽ, các đô thị mới phải cung ứng đủ hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, siêu thị, công viên... không còn chuyện xây “nhà bán đất như ngày xưa”.
Vậy để đề án di dời dân thành công cần những yếu tố nào, theo ông?
Trong một quy hoạch hợp lý thì phải hoàn toàn tuân thủ quy luật điều tiết tự nhiên và khách quan. Ở các nước họ làm tốt vì họ có hẳn một cơ quan đứng ra quản lý tổ chức nhà ở, trong khi chúng ta chưa có.
Chúng ta phải có một quy hoạch hợp lý về mặt dân cư. Hà Nội đang cần một cơ quan quản lý, điều tiết, tổ chức chung về nhà ở để đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan tới nhu cầu nhà ở của người dân. Nếu làm được như thế tôi tin là đề án sẽ thành công.
Chính vì vậy, với quan điểm của mình, Kiến trúc sư Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) cho rằng, đề án di dân phố cổ của Hà Nội lại càng không thể thực hiện theo hình thức cưỡng chế.
Trao đổi với VnEconomy, ông Hải nói:
- Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội năm 1998 (quy hoặc 108), quy mô dân số khu vực trung tâm Hà Nội chỉ khoảng 80 vạn dân.
Tuy nhiên, do không kiểm soát được nên hiện nay dân số ở khu vực trung tâm đã lên tới 1,2 triệu người. Chính vì vậy, hiện thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiến đang xây dựng kế hoạch di dời hơn hơn 2.700 hộ dân phố cổ ra ngoại thành, đồng thời cũng là để phù hợp với quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thời gian di dời cụ thể phụ thuộc vào quá trình hoàn thành đề án do quận Hoàn Kiếm đang xây dựng.
Nhưng liệu kế hoạch di dời lần này có khả thi không bởi thành phố đã không ít lần thất bại với đề án này?
Chính vì trước đây thất bại nên lần này chúng tôi đã phải xây dựng kế hoạch công phu, chi tiết hơn. Hiện chúng tôi đã có tài liệu dày 5.000 trang báo cáo Chính phủ về kế hoạch di dời dân nội thành Hà Nội, trong đó tập trung phân tích những nguyên nhân thất bại của các lần di dân trước đây.
Theo quan điểm của tôi, thất bại đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nếu nói về cưỡng chế dân thì sẽ không bao giờ thực hiện được. Do vậy, quan trọng nhất vẫn là hạ tầng chỗ ở mới đã đủ các điều kiện hấp dẫn chưa.
Ở nước ngoài họ có nguyên tắc “bộ lọc về nhà ở”, tức là tùy thuộc vào khả năng tài chính của từng gia đình mà họ có thể tự lựa chọn hay trao đổi nhà cho nhau. Đó là cách chúng ta nên tham khảo.
Nhưng việc thành phố lên kế hoạch di dời và địa điểm đến là khu đô thị mới Việt Hưng đã khiến nhiều người dân hiểu với nghĩa là cưỡng chế?
Chủ trương của thành phố là không áp dụng biện pháp hành chính trực tiếp, nhưng yêu cầu cụ thể là phải khống chế dân khu vực trung tâm ở mức 80 vạn. Đây là quá trình sàng lọc tự nhiên và người dân tự nguyện giãn bớt ra khỏi trung tâm.
Tuy nhiên, trong quy hoạch chúng tôi đang xây dựng thì sẽ di chuyển một số trường đại học, cao đẳng, bệnh viện... ra ngoại thành. Và kết quả cuối cùng là trường đặt ở đâu, thầy dạy ở đâu thì học sinh, sinh viên phải theo đến đó. Nếu làm tốt cũng có thể di chuyển khoảng 30 vạn sinh viên ra ngoại thành.
Còn dân cư sẽ được thu hút ra ngoài một cách tự nhiên. Nếu nhà dân ở trung tâm đang rất chật chội, nay muốn rộng rãi hơn thì họ có thể mua đất ra ngoại thành để ở. Đó là nhu cầu khách quan của mỗi hộ dân.
Nhưng tôi cũng lưu ý, thành phố phải làm rõ để người dân hiểu là có phải khu đô thị Việt Hưng là duy nhất không, tại sao phố cổ lại cứ phải nhất nhất di dời sang đấy. Nhà tôi cũng thuộc diện di dời nhưng tôi không chuyển sang khu đô thị Việt Hưng mà tôi bán nhà và tôi chấp nhận mua ở nơi khác với giá cao hơn, hạ tầng xã hội tốt hơn.
Theo ông, hạ tầng xã hội ngoại thành Hà Nội hiện nay đã đủ hấp dẫn người dân di dời đến đấy chưa?
Phải nói thật, hạ tầng ngoại thành của Hà Nội hiện nay không phải là yếu mà là quá yếu, không xứng đáng là hạ tầng của một thủ đô. Tuy nhiên, chính vì thế nên chủ trương của thành phố thiếu cái gì sẽ làm cái đó. Hiện thành phố Hà Nội đang yêu cầu rất chặt chẽ, các đô thị mới phải cung ứng đủ hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trường học, siêu thị, công viên... không còn chuyện xây “nhà bán đất như ngày xưa”.
Vậy để đề án di dời dân thành công cần những yếu tố nào, theo ông?
Trong một quy hoạch hợp lý thì phải hoàn toàn tuân thủ quy luật điều tiết tự nhiên và khách quan. Ở các nước họ làm tốt vì họ có hẳn một cơ quan đứng ra quản lý tổ chức nhà ở, trong khi chúng ta chưa có.
Chúng ta phải có một quy hoạch hợp lý về mặt dân cư. Hà Nội đang cần một cơ quan quản lý, điều tiết, tổ chức chung về nhà ở để đứng ra giải quyết các vấn đề liên quan tới nhu cầu nhà ở của người dân. Nếu làm được như thế tôi tin là đề án sẽ thành công.