Dịch Ebola lan rộng, bạo lực bùng phát
Bộ trưởng Bộ Y tế Senegal hôm qua công bố, nước này đã phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên
Trận dịch Ebola lịch sử ở Tây Phi đã lan sang quốc gia thứ năm là Senegal. Trong khi đó, bạo lực bùng phát ở nước láng giềng Guinea nơi số người nhiễm loại virus chết người gia tăng mạnh.
Theo tin từ Reuters, Bộ trưởng Bộ Y tế Senegal, ông Awa Marie Coll Seck hôm qua (29/8) công bố, nước này đã phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên. Bệnh nhân là một sinh viên người Guinea tới xin điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Dakar của Senegal vào ngày thứ Ba tuần này. Tuy nhiên, người này đã che giấu việc tiếp xúc trước đó với các bệnh nhân Ebola ở Guinea.
Trước đó, nhà chức trách Guinea đã tích cực tìm kiếm bệnh nhân Ebola nói trên trong suốt ba tuần sau khi anh này trốn khỏi khu vực cách ly. Kết quả khám nghiệm ở Dakar, Senegal cho thấy, anh này dương tính với virus Ebola.
Căn bệnh chết người Ebola đang lan rộng nhanh chóng ở châu Phi bất chấp nỗ lực ngăn chặn của các chính phủ. Guinea là quốc gia đầu tiên bùng phát dịch Ebola lần này vào tháng 3 năm nay. Sau đó, dịch nhanh chóng lan sang các quốc gia láng giềng Liberia, Sierra Leone và Nigeria. Ít nhất 1.550 người đã chết và hơn 3.000 người khác nhiễm bệnh trong trận dịch Ebola được cho là lớn nhất trong lịch sử này.
Hôm thứ Năm tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, số ca nhiễm bệnh thực tế có thể cao gấp 4 lần con số được công bố và có thể có thêm 20.000 người nữa nhiễm Ebola trước khi trận dịch kết thúc.
Tại thành phố Nzerekore ở Guinea, bạo lực bùng phát vào ngày thứ Năm tuần này khi xuất hiện tin đồn nói rằng, chính các nhân viên y tế làm người dân bị lây nhiễm virus Ebola. Một đám đông, trong đó một số người mang theo vũ khí như gậy gộc và dao, đã đặt một rào chắn ở phía Nam thành phố và đe dọa tấn công bệnh viện trước khi lực lượng an ninh lập lại trật tự. Để bảo toàn tính mạng, nhân viên Chữ thập đỏ Guinea đã phải chạy vào doanh trại quân đội gần đó, mang theo thiết bị y tế.
Súng đã nổ tại hiện trường và một số người bị thương, ông Youssouf Traore, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Guinea cho biết. “Tin đồn sai sự thật loan đi rằng chúng tôi phun thuốc vào khu chợ là để truyền virus cho người địa phương. Người dân nổi giận và dùng bạo lực, khiến binh sỹ phải can thiệp”, ông Traore nói.
Tại Senegal, nơi dịch Ebola vừa gõ cửa, nhà chức trách nước này đang nỗ lực xác định xem bệnh nhân đầu tiên đã tiếp xúc với những ai nhằm đưa họ đi kiểm tra xem đã nhiễm virus hay chưa và cách ly để điều trị, tránh để dịch lan rộng. Tuần trước, Senegal đã cấm các chuyến bay giữa nước này với 3 trong số các quốc gia bị dịch, đồng thời đóng cửa biên giới trên bộ với Guinea.
Hôm qua, WHO cho biết, số ca Ebola mới được phát hiện trong tuần này đã lên mức cao nhất kể từ khi trận dịch bắt đầu. Có thể xem đây như một dấu hiệu cho thấy mọi chuyện đang dần vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trong tháng 8 này, WHO đã phân loại dịch Ebola là tình trạng khẩn cấp y tế của thế giới. Hôm thứ Năm, tổ chức này công bố kế hoạch chống dịch trị giá 490 triệu USD trong vòng 9 tháng.
Tại thủ đô Freetown của Sierra Leone, một phòng xét nghiệm di động do WHO tài trợ đã đi vào hoạt động trong tuần này để xác định bệnh nhân Ebola nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, giới chức y tế cho biết, các cam kết hỗ trợ tài chính không nhanh chóng được biết thành các phòng khám và nhân sự trên thực tế để chống dịch.
Một trở ngại khác trong các nỗ lực chống dịch Ebola là thái độ hoài nghi của người dân đối với các nhân viên y tế. Khi tiếp xúc với người dân, nhân viên y tế thường mặc mặc đồ bảo vệ kính từ đầu đến chân, đeo khẩu trang che gần như toàn bộ khuân mặt. Nhiều người dân địa phương từ chối sự giúp đỡ của nhân viên y tế, thậm chí những người bệnh thích chọn cách được chết trong ngôi nhà của mình.
Trên thực tế, nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm virus Ebola và thậm chí lây nhiễm cho những người dân mà họ tìm đến để giúp đỡ. Đến nay đã có hơn 120 nhân viên y tế chết vì Ebola. Chỉ trong 1 ngày của tuần này, Liberia đã thông báo có 5 ca nhiễm Ebola mới là nhân viên y tế.
Theo tin từ Reuters, Bộ trưởng Bộ Y tế Senegal, ông Awa Marie Coll Seck hôm qua (29/8) công bố, nước này đã phát hiện ca nhiễm Ebola đầu tiên. Bệnh nhân là một sinh viên người Guinea tới xin điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Dakar của Senegal vào ngày thứ Ba tuần này. Tuy nhiên, người này đã che giấu việc tiếp xúc trước đó với các bệnh nhân Ebola ở Guinea.
Trước đó, nhà chức trách Guinea đã tích cực tìm kiếm bệnh nhân Ebola nói trên trong suốt ba tuần sau khi anh này trốn khỏi khu vực cách ly. Kết quả khám nghiệm ở Dakar, Senegal cho thấy, anh này dương tính với virus Ebola.
Căn bệnh chết người Ebola đang lan rộng nhanh chóng ở châu Phi bất chấp nỗ lực ngăn chặn của các chính phủ. Guinea là quốc gia đầu tiên bùng phát dịch Ebola lần này vào tháng 3 năm nay. Sau đó, dịch nhanh chóng lan sang các quốc gia láng giềng Liberia, Sierra Leone và Nigeria. Ít nhất 1.550 người đã chết và hơn 3.000 người khác nhiễm bệnh trong trận dịch Ebola được cho là lớn nhất trong lịch sử này.
Hôm thứ Năm tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, số ca nhiễm bệnh thực tế có thể cao gấp 4 lần con số được công bố và có thể có thêm 20.000 người nữa nhiễm Ebola trước khi trận dịch kết thúc.
Tại thành phố Nzerekore ở Guinea, bạo lực bùng phát vào ngày thứ Năm tuần này khi xuất hiện tin đồn nói rằng, chính các nhân viên y tế làm người dân bị lây nhiễm virus Ebola. Một đám đông, trong đó một số người mang theo vũ khí như gậy gộc và dao, đã đặt một rào chắn ở phía Nam thành phố và đe dọa tấn công bệnh viện trước khi lực lượng an ninh lập lại trật tự. Để bảo toàn tính mạng, nhân viên Chữ thập đỏ Guinea đã phải chạy vào doanh trại quân đội gần đó, mang theo thiết bị y tế.
Súng đã nổ tại hiện trường và một số người bị thương, ông Youssouf Traore, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Guinea cho biết. “Tin đồn sai sự thật loan đi rằng chúng tôi phun thuốc vào khu chợ là để truyền virus cho người địa phương. Người dân nổi giận và dùng bạo lực, khiến binh sỹ phải can thiệp”, ông Traore nói.
Tại Senegal, nơi dịch Ebola vừa gõ cửa, nhà chức trách nước này đang nỗ lực xác định xem bệnh nhân đầu tiên đã tiếp xúc với những ai nhằm đưa họ đi kiểm tra xem đã nhiễm virus hay chưa và cách ly để điều trị, tránh để dịch lan rộng. Tuần trước, Senegal đã cấm các chuyến bay giữa nước này với 3 trong số các quốc gia bị dịch, đồng thời đóng cửa biên giới trên bộ với Guinea.
Hôm qua, WHO cho biết, số ca Ebola mới được phát hiện trong tuần này đã lên mức cao nhất kể từ khi trận dịch bắt đầu. Có thể xem đây như một dấu hiệu cho thấy mọi chuyện đang dần vượt khỏi tầm kiểm soát.
Trong tháng 8 này, WHO đã phân loại dịch Ebola là tình trạng khẩn cấp y tế của thế giới. Hôm thứ Năm, tổ chức này công bố kế hoạch chống dịch trị giá 490 triệu USD trong vòng 9 tháng.
Tại thủ đô Freetown của Sierra Leone, một phòng xét nghiệm di động do WHO tài trợ đã đi vào hoạt động trong tuần này để xác định bệnh nhân Ebola nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, giới chức y tế cho biết, các cam kết hỗ trợ tài chính không nhanh chóng được biết thành các phòng khám và nhân sự trên thực tế để chống dịch.
Một trở ngại khác trong các nỗ lực chống dịch Ebola là thái độ hoài nghi của người dân đối với các nhân viên y tế. Khi tiếp xúc với người dân, nhân viên y tế thường mặc mặc đồ bảo vệ kính từ đầu đến chân, đeo khẩu trang che gần như toàn bộ khuân mặt. Nhiều người dân địa phương từ chối sự giúp đỡ của nhân viên y tế, thậm chí những người bệnh thích chọn cách được chết trong ngôi nhà của mình.
Trên thực tế, nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm virus Ebola và thậm chí lây nhiễm cho những người dân mà họ tìm đến để giúp đỡ. Đến nay đã có hơn 120 nhân viên y tế chết vì Ebola. Chỉ trong 1 ngày của tuần này, Liberia đã thông báo có 5 ca nhiễm Ebola mới là nhân viên y tế.