Thế giới gấp rút đối phó đại dịch Ebola
"Đây là đại dịch Ebola lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử", kênh CNN ngày 7/8 dẫn lời Tiến sỹ Tom Frieden
Theo công bố mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay đã có 932 người thiệt mạng vì đại dịch Ebola và danh sách các nước có những ca nghi mắc bệnh này bổ sung thêm Saudi Arabia.
"Đây là đại dịch Ebola lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử", CNN ngày 7/8 dẫn lời Tiến sỹ Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh của Mỹ, cho biết.
Theo WHO, hầu hết các ca tử vong là ở Liberia, Sierra Leone và Guinea. Chỉ hai ngày 2 - 3/8, đã có thêm 108 ca nhiễm mới và 45 ca tử vong tại ba nước trên và Nigeria.
Trước sự bùng phát đại dịch này, Tổng thống Liberia, bà Ellen Johnson Sirleaf, hôm 6/8 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 90 ngày, đồng thời cho biết rằng quy mô của bệnh dịch này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tại thủ đô Monrovia ở Liberia, nhiều thi thể nạn nhân đã bị vứt ngoài đường hoặc bị bỏ mặc trong nhà họ.
Nhà chức trách Liberia đã đóng cửa một bệnh viện lớn ở thủ đô Monravia sau khi một linh mục Tây Ban Nha và 6 nhân viên được xác định nhiễm virus Ebola. Trước đó, Liberia đã đóng cửa nhiều trung tâm y tế, bệnh viện do các nhân viên y tế lo ngại bị nhiễm bệnh. Chính phủ cũng huy động quân đội thực hiện chiến dịch phong tỏa các khu bị nhiễm dịch.
Tại Saudi Arabia, những lo lắng về nguy cơ lan rộng loại virus gây chết người này đã leo thang sau khi có tin một người đàn ông đã chết, sau chuyến đi Sierra Leone. Người đàn ông này cũng có các triệu chứng của Ebola.
Ở Nigeria, hôm 6/8, bộ trưởng y tế nước này đã xác nhận một y tá đã tử vong vì Ebola và nước này đang có 5 ca nhiễm bệnh được xác nhận. Người y tá này đã từng chăm sóc cho ông Patrick Sawyer, một công dân Mỹ gốc Liberia. Ông Patrick Sawyer đã từ Liberia tới Lagos, Nigeria bằng máy bay vào ngày 20/7 và đã tử vong vì Ebola 5 ngày sau đó.
Năm bệnh nhân còn lại cũng đã từng tiếp xúc trực tiếp với Sawyer và đang được điều trị cách ly tại Lagos. Chính quyền Nigeria hôm 6/8 đã cho dựng lều cách ly, khi dự đoán các ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì Ebola tăng lên. Sự xuất hiện của Ebola ở Lagos đang làm dấy lên mối lo ngại mới, vì thành phố này có liên kết rộng rãi với nhiều nơi trên thế giới.
Cùng ngày, Chính phủ Ai Cập cũng cho biết đang hết sức lo ngại về khả năng lây lan Ebola sau khi 8 trường hợp nghi nhiễm được phát hiện tại tỉnh Menoufia hôm 5/8 và hiện đang được cơ quan y tế giám sát chặt chẽ.
Ở Sierra Leone, nhà chức trách triển khai 800 binh sĩ, bao gồm 50 y tá quân đội, tới bảo vệ các bệnh viện và cơ sở y tế đang chữa trị bệnh nhân Ebola, nhằm thực hiện việc cách ly bệnh nhân khỏi những người khoẻ mạnh.
Tại châu Á, hôm 4/8, các quan chức y tế của Philippines cho biết, 7 công nhân người nước này trở về từ Sierra Leone bị nghi nhiễm Ebola. Theo tờ Philstar, hôm 5/8, Bộ trưởng Y tế Philippines cho biết cơ quan này đang giám sát số công nhân nói trên trong vòng 30 ngày. Ngoài ra, Philippines cũng tạm ngừng đưa công nhân tới Sierra Leone, Guinea và Liberia.
WHO đang xem xét khả năng ban bố tình trạng khủng hoảng ở cấp quốc tế. Việc ban bố có thể sẽ đi kèm với khuyến nghị hạn chế du lịch, thương mại cũng như việc kiểm tra phát hiện người mắc bệnh Ebola. Ban bố tình trạng khẩn cấp cũng có nghĩa là thừa nhận tình hình rất nghiêm trọng và có thể sẽ xấu đi nếu như quốc tế không có phản ứng nhanh chóng.
Ngân hàng Thế giới đã quyết định sẽ phân bổ 200 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho các nước Tây Phi đang hứng chịu dịch bệnh Ebola hoành hành. Theo BBC, số tiền sẽ được dùng để chi trả cho các nhân viên y tế, giải quyết nhu cầu cấp thiết của người bệnh tại các cơ sở y tế, tác động kinh tế khi dịch bùng phát và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch.
Ebola là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới do tỷ lệ tử vong cao và y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng ngừa. Trường hợp nhiễm bệnh Ebola đầu tiên là vào năm 1976 tại Congo. Tháng 3 năm nay, dịch bệnh này xuất hiện trở lại tại Guinea, sau đó nhanh chóng lây lan tới các quốc gia khác cùng nằm ở khu vực Tây Phi.
"Đây là đại dịch Ebola lớn nhất và phức tạp nhất trong lịch sử", CNN ngày 7/8 dẫn lời Tiến sỹ Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh của Mỹ, cho biết.
Theo WHO, hầu hết các ca tử vong là ở Liberia, Sierra Leone và Guinea. Chỉ hai ngày 2 - 3/8, đã có thêm 108 ca nhiễm mới và 45 ca tử vong tại ba nước trên và Nigeria.
Trước sự bùng phát đại dịch này, Tổng thống Liberia, bà Ellen Johnson Sirleaf, hôm 6/8 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 90 ngày, đồng thời cho biết rằng quy mô của bệnh dịch này là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Tại thủ đô Monrovia ở Liberia, nhiều thi thể nạn nhân đã bị vứt ngoài đường hoặc bị bỏ mặc trong nhà họ.
Nhà chức trách Liberia đã đóng cửa một bệnh viện lớn ở thủ đô Monravia sau khi một linh mục Tây Ban Nha và 6 nhân viên được xác định nhiễm virus Ebola. Trước đó, Liberia đã đóng cửa nhiều trung tâm y tế, bệnh viện do các nhân viên y tế lo ngại bị nhiễm bệnh. Chính phủ cũng huy động quân đội thực hiện chiến dịch phong tỏa các khu bị nhiễm dịch.
Tại Saudi Arabia, những lo lắng về nguy cơ lan rộng loại virus gây chết người này đã leo thang sau khi có tin một người đàn ông đã chết, sau chuyến đi Sierra Leone. Người đàn ông này cũng có các triệu chứng của Ebola.
Ở Nigeria, hôm 6/8, bộ trưởng y tế nước này đã xác nhận một y tá đã tử vong vì Ebola và nước này đang có 5 ca nhiễm bệnh được xác nhận. Người y tá này đã từng chăm sóc cho ông Patrick Sawyer, một công dân Mỹ gốc Liberia. Ông Patrick Sawyer đã từ Liberia tới Lagos, Nigeria bằng máy bay vào ngày 20/7 và đã tử vong vì Ebola 5 ngày sau đó.
Năm bệnh nhân còn lại cũng đã từng tiếp xúc trực tiếp với Sawyer và đang được điều trị cách ly tại Lagos. Chính quyền Nigeria hôm 6/8 đã cho dựng lều cách ly, khi dự đoán các ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì Ebola tăng lên. Sự xuất hiện của Ebola ở Lagos đang làm dấy lên mối lo ngại mới, vì thành phố này có liên kết rộng rãi với nhiều nơi trên thế giới.
Cùng ngày, Chính phủ Ai Cập cũng cho biết đang hết sức lo ngại về khả năng lây lan Ebola sau khi 8 trường hợp nghi nhiễm được phát hiện tại tỉnh Menoufia hôm 5/8 và hiện đang được cơ quan y tế giám sát chặt chẽ.
Ở Sierra Leone, nhà chức trách triển khai 800 binh sĩ, bao gồm 50 y tá quân đội, tới bảo vệ các bệnh viện và cơ sở y tế đang chữa trị bệnh nhân Ebola, nhằm thực hiện việc cách ly bệnh nhân khỏi những người khoẻ mạnh.
Tại châu Á, hôm 4/8, các quan chức y tế của Philippines cho biết, 7 công nhân người nước này trở về từ Sierra Leone bị nghi nhiễm Ebola. Theo tờ Philstar, hôm 5/8, Bộ trưởng Y tế Philippines cho biết cơ quan này đang giám sát số công nhân nói trên trong vòng 30 ngày. Ngoài ra, Philippines cũng tạm ngừng đưa công nhân tới Sierra Leone, Guinea và Liberia.
WHO đang xem xét khả năng ban bố tình trạng khủng hoảng ở cấp quốc tế. Việc ban bố có thể sẽ đi kèm với khuyến nghị hạn chế du lịch, thương mại cũng như việc kiểm tra phát hiện người mắc bệnh Ebola. Ban bố tình trạng khẩn cấp cũng có nghĩa là thừa nhận tình hình rất nghiêm trọng và có thể sẽ xấu đi nếu như quốc tế không có phản ứng nhanh chóng.
Ngân hàng Thế giới đã quyết định sẽ phân bổ 200 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho các nước Tây Phi đang hứng chịu dịch bệnh Ebola hoành hành. Theo BBC, số tiền sẽ được dùng để chi trả cho các nhân viên y tế, giải quyết nhu cầu cấp thiết của người bệnh tại các cơ sở y tế, tác động kinh tế khi dịch bùng phát và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch.
Ebola là một trong những dịch bệnh nguy hiểm nhất thế giới do tỷ lệ tử vong cao và y học vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng ngừa. Trường hợp nhiễm bệnh Ebola đầu tiên là vào năm 1976 tại Congo. Tháng 3 năm nay, dịch bệnh này xuất hiện trở lại tại Guinea, sau đó nhanh chóng lây lan tới các quốc gia khác cùng nằm ở khu vực Tây Phi.