Đồ chơi Trung thu truyền thống “lép vế” vì giá
Thiếu cải tiến về kiểu dáng, mẫu mã, lại có giá bán khá cao nên đồ chơi Trung thu truyền thống kém “hút” khách
Thiếu cải tiến về kiểu dáng, mẫu mã, lại có giá bán khá cao nên đồ chơi Trung thu truyền thống kém “hút” khách.
Những ngày này, các phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can, Chả Cá... của Hà Nội như rực rỡ hơn bởi màu sắc của những món đồ chơi phục vụ Trung thu.
Nhưng theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ trẻ em Cenforchild (Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), tới 80% số đồ chơi này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Không chỉ đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc kiểu dáng, hầu hết những đồ chơi do Trung Quốc sản xuất như búp bê, siêu nhân, ô tô, máy bay, xe tăng… đều có thể dùng pin để chuyển động cũng như phát ra âm thanh vui nhộn.
Quan trọng hơn những sản phẩm này có giá bán khá mềm. Bộ đồ chơi siêu nhân với 5 hình khác nhau, bộ gia đình búp bê có giá bán khoảng 50.000- 70.000 đồng…, mặt nạ các hình như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… giá bán chỉ khoảng 5.000 đồng/chiếc.
Không chỉ phục vụ cho thiếu nhi, năm nay trên thị trường còn xuất hiện thêm một số kiểu mặt nạ với hình dáng lạ, kỳ quái hơn bằng chất liệu nhựa, cao su (có thể sử dụng cho cả những dịp lễ hội hoá trang) với giá từ 30.000- 60.000 đồng để phục vụ cho thanh thiếu niên.
“Ngoài mặt nạ, các kiểu tóc giả với nhiều màu sắc có giá bán khoảng 60.000 đồng/bộ cũng được giới trẻ khá quan tâm”, chị Hoa, một người bán hàng trên phố Hàng Mã cho hay.
Trong khi đó, những đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam cũng vẫn quanh quẩn mặt nạ, trống da, trống bỏi, đầu sư tử, tàu thuỷ sắt… nhưng giá bán chẳng hề thấp.
Mặt nạ bằng giấy thủ công đa phần từ 25.000-30.000 đồng/chiếc, thậm chí mặt nạ trùm đầu còn được bán với giá 45.000 đồng/chiếc. Đầu sư tử có giá dao động từ 50.000- 100.000 đồng/chiếc (loại chỉ để thiếu nhi chơi), còn những loại lớn hơn có giá từ 300.000- 500.000 đồng/chiếc. Trống da trâu có đường kính từ 20-30 cm, có giá từ 50.000-100.000 đồng/chiếc (Trong khi đó, chiếc trống nhựa có màu sắc rất rực rỡ, chỉ cần lắc qua lắc lại đã phát ra những âm thanh rất rộn ràng của Trung Quốc chỉ có giá 12.000 đồng/chiếc).
“Trẻ con rất hiếu động và nhanh chán, vì vậy đồ chơi chỉ cần lựa những món có giá phù hợp”, chị Thanh, một khách mua hàng bộc bạch.
Nhiều người bán hàng trên các phố này cũng cho rằng, càng những năm gần đây sức tiêu thụ của đồ chơi truyền thống càng chậm. Vẻ mặt buồn so, chị Minh (Khương Trung- Hà Nội), một người bán tàu thủy sắt cho biết: Do không có diện tích để cho chạy tàu trình diễn nên sản phẩm của chị đã không được khách hàng chú ý.
Thêm nữa, do giá sản xuất cao, sản phẩm làm ra phải bán ở mức giá từ 50.000 - 70.000 đồng (tuỳ theo loại to nhỏ) mới có chút lời, nên gần đây mỗi vụ gia đình chị chỉ tiêu thụ được vài trăm chiếc. “Đây là nghề truyền thông nên chúng tôi muốn giữ chứ làm thế này sao đủ sống”, chị than thở.
Với cách nhìn nhận riêng, ông Lưu Duy Dần, Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam thì cho rằng: Để các đồ chơi truyền thống mai một, lỗi không nhỏ là do ở nước ta chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm cụ thể về việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm này. Vì vậy, đồ chơi vẫn chủ yếu được sản xuất nhỏ lẻ, ít được cả tiến về công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã.
Nếu tình hình trên vẫn không cải thiện, chẳng bao lâu nữa toàn bộ thị trường đồ chơi cho trẻ em nước ta sẽ là của nước ngoài, ông Dần nói ngậm ngùi.
Những ngày này, các phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can, Chả Cá... của Hà Nội như rực rỡ hơn bởi màu sắc của những món đồ chơi phục vụ Trung thu.
Nhưng theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ trẻ em Cenforchild (Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), tới 80% số đồ chơi này đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Không chỉ đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc kiểu dáng, hầu hết những đồ chơi do Trung Quốc sản xuất như búp bê, siêu nhân, ô tô, máy bay, xe tăng… đều có thể dùng pin để chuyển động cũng như phát ra âm thanh vui nhộn.
Quan trọng hơn những sản phẩm này có giá bán khá mềm. Bộ đồ chơi siêu nhân với 5 hình khác nhau, bộ gia đình búp bê có giá bán khoảng 50.000- 70.000 đồng…, mặt nạ các hình như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới… giá bán chỉ khoảng 5.000 đồng/chiếc.
Không chỉ phục vụ cho thiếu nhi, năm nay trên thị trường còn xuất hiện thêm một số kiểu mặt nạ với hình dáng lạ, kỳ quái hơn bằng chất liệu nhựa, cao su (có thể sử dụng cho cả những dịp lễ hội hoá trang) với giá từ 30.000- 60.000 đồng để phục vụ cho thanh thiếu niên.
“Ngoài mặt nạ, các kiểu tóc giả với nhiều màu sắc có giá bán khoảng 60.000 đồng/bộ cũng được giới trẻ khá quan tâm”, chị Hoa, một người bán hàng trên phố Hàng Mã cho hay.
Trong khi đó, những đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam cũng vẫn quanh quẩn mặt nạ, trống da, trống bỏi, đầu sư tử, tàu thuỷ sắt… nhưng giá bán chẳng hề thấp.
Mặt nạ bằng giấy thủ công đa phần từ 25.000-30.000 đồng/chiếc, thậm chí mặt nạ trùm đầu còn được bán với giá 45.000 đồng/chiếc. Đầu sư tử có giá dao động từ 50.000- 100.000 đồng/chiếc (loại chỉ để thiếu nhi chơi), còn những loại lớn hơn có giá từ 300.000- 500.000 đồng/chiếc. Trống da trâu có đường kính từ 20-30 cm, có giá từ 50.000-100.000 đồng/chiếc (Trong khi đó, chiếc trống nhựa có màu sắc rất rực rỡ, chỉ cần lắc qua lắc lại đã phát ra những âm thanh rất rộn ràng của Trung Quốc chỉ có giá 12.000 đồng/chiếc).
“Trẻ con rất hiếu động và nhanh chán, vì vậy đồ chơi chỉ cần lựa những món có giá phù hợp”, chị Thanh, một khách mua hàng bộc bạch.
Nhiều người bán hàng trên các phố này cũng cho rằng, càng những năm gần đây sức tiêu thụ của đồ chơi truyền thống càng chậm. Vẻ mặt buồn so, chị Minh (Khương Trung- Hà Nội), một người bán tàu thủy sắt cho biết: Do không có diện tích để cho chạy tàu trình diễn nên sản phẩm của chị đã không được khách hàng chú ý.
Thêm nữa, do giá sản xuất cao, sản phẩm làm ra phải bán ở mức giá từ 50.000 - 70.000 đồng (tuỳ theo loại to nhỏ) mới có chút lời, nên gần đây mỗi vụ gia đình chị chỉ tiêu thụ được vài trăm chiếc. “Đây là nghề truyền thông nên chúng tôi muốn giữ chứ làm thế này sao đủ sống”, chị than thở.
Với cách nhìn nhận riêng, ông Lưu Duy Dần, Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam thì cho rằng: Để các đồ chơi truyền thống mai một, lỗi không nhỏ là do ở nước ta chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm cụ thể về việc nghiên cứu và phát triển những sản phẩm này. Vì vậy, đồ chơi vẫn chủ yếu được sản xuất nhỏ lẻ, ít được cả tiến về công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã.
Nếu tình hình trên vẫn không cải thiện, chẳng bao lâu nữa toàn bộ thị trường đồ chơi cho trẻ em nước ta sẽ là của nước ngoài, ông Dần nói ngậm ngùi.