Đỏ mắt tìm game online thuần Việt
Đến thời điểm này, gần như 100% sản phẩm game nhập vai trực tuyến ở Việt Nam được nhập từ nước ngoài
Game online đã xuất hiện tại Việt Nam được hơn 5 năm. Tuy nhiên, cho tới tận cuối tháng 3 vừa qua, Thuận Thiên Kiếm, game nhập vai trực tuyến thuần Việt đầu tiên, mới chính thức có mặt trên thị trường.
Vì sao game nhập vai trực tuyến thuần Việt lại chưa hoặc chậm phát triển đến như vậy?
Chủ yếu là đồ ngoại
Cho tới thời điểm này, ngoài Thuận Thiên Kiếm của Vinagame vừa ra mắt, thì gần như 100% sản phẩm game nhập vai trực tuyến ở Việt Nam đều được nhập từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo ông Lê Khánh Toàn, Trưởng phòng Nội dung – Dịch thuật của công ty game Deco, hiện để sản xuất ra một sản phẩm game nhập vai trực tuyến trung bình mất khoảng từ 1,5 tới gần 3 triệu USD, trong thời gian từ 2 - 3 năm. Đơn cử như Thuận Thiên Kiếm, tổng vốn đầu tư dự án này là hơn 25 tỷ đồng và mất gần 3 năm mới hoàn thiện.
Trong khi, nhập một đầu game trực tuyến ngoại chỉ mất khoảng 1/5 - 1/10 tổng chi phí so với sản xuất một game nội, hơn nữa tỷ lệ ăn chia doanh thu và bản quyền game online khá cao, hiện thông thường là 7:3, trong đó các nhà phát hành Việt Nam hưởng 7 phần.
Mặt khác, nếu nhập game ngoại, các nhà phát hành trong nước đã “nắm chắc đằng chuôi” game đó đã thành công ở nước ngoài, vì thế khả năng thành công cũng cao hơn rất nhiều.
Nhiều nhà phát hành game online của Việt Nam là công ty tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính ít, nên với khoản kinh phí này, không phải công ty nào cũng có đủ hoặc dám mạnh tay đầu tư.
Một trong những vấn đề cốt lõi nhất khiến game nhập vai trực tuyến do Việt Nam sản xuất chưa thể phát triển được, theo ông Trần Phương Huy, Giám đốc VTC Game, là doanh nghiệp phải bỏ hàng triệu USD ra để đầu tư sản xuất nhưng lại không biết được khả năng thành công của game đó có hay không. Nên nếu sản phẩm không hấp dẫn người chơi thì coi như là... phá sản.
Ông Huy cho biết, bản thân như VTC Game, sau những năm đầu tiên thành công, có tích lũy về tài chính, con người và kinh nghiệm, công ty này mới dám đầu tư sản xuất game của mình.
Còn theo phân tích của ông Đặng Hồng Quang, Trưởng dự án game Thuận Thiên Kiếm, khó nhất là có được một nhà viết kịch cho game nhập vai trực tuyến. Trong một game có hàng chục triệu chi tiết, nên người viết game phải hình dung và tạo ra một thế giới với các yếu tố liên quan đến nhau, như lớp nhân vật này thì sử dụng vũ khí gì, tương tác với môi trường xung quanh hay giữa các game thủ như thế nào…
Hơn nữa, ông Quang cho rằng, hiện đội ngũ kỹ thuật, lập trình viên làm công nghệ 2D, 3D cho game online có kỹ năng chuyên nghiệp của Việt Nam còn rất hiếm. Thời gian đầu khi làm Thuận Thiên Kiếm, nhóm dự án của Vinagame đã phải đi “săn đầu người” từng kỹ thuật game một nhưng cũng chỉ kiếm được 15- 20 người, trong khi một đội ngũ cho dự án game thường cần tới gần một trăm người.
Thị trường đầy tiềm năng
Tính đến cuối năm 2009, số người chơi game online của Việt Nam được ước tính đã lên tới hàng triệu người. Doanh thu năm 2009 trong lĩnh vực này là gần 2.000 tỷ đồng.
Theo các công ty phát hành game online và nhiều chuyên gia công nghệ thông tin, thị trường game online Việt Nam mới đang ở thời kỳ đầu của sự bùng nổ, vì mức độ sử dụng Internet của người dân Việt Nam ngày càng tăng mạnh.
Ông Lê Khánh Toàn, cho biết, đến giữa năm ngoái mới có hơn 30 đầu game được phát hành, nhưng tới đầu 2010 đã được nâng lên gần 60, trong đó 53 đầu game đã phát hành, số còn lại đang rục rịch chuẩn bị ra mắt.
Theo ông, thị trường game online khá hấp dẫn. Với mỗi đầu game online thành công trên trị trường, đơn vị phát hành có thể kiếm được hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
“Thị trường game online trong thời gian tới sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty game cả về số lượng và chất lượng. Số lượng công ty tham gia sẽ ngày càng đông hơn và chuyên nghiệp hơn”, ông Toàn nhận định.
"Cuộc chiến" mới chỉ bắt đầu
Nếu chỉ dựa vào nhập khẩu game để phát hành thì doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến sẽ không làm chủ được kỹ thuật, công nghệ và không tự sửa ngay lập tức các lỗi kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu cho game thủ. Đặc biệt, với game nhập, doanh nghiệp sẽ không làm chủ được nguồn tài chính và bán game cho các đối tác khác và chủ động phát triển ra nước ngoài.
Đó cũng là lý do khiến một số doanh nghiệp nội dung số và trò chơi trực tuyến như FPT Online, VTC Game đang tự triển khai những dự án game nhập vai trực tuyến thuần Việt. Trong đó, dự án của VTC Game đã được triển khai cách đây hai năm và khả năng sẽ chính thức ra mắt game thủ trong năm 2010.
Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, game online thuần Việt hiện đang vấp phải sự cạnh tranh quá lớn trước game nhập ngoại, cả về mức độ phong phú, đa dạng về chủng loại, hấp dẫn về nội dung, hình thức, chi phí game lại rẻ.
Ông Chu Hoà, Phó cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện Bộ cùng với một số đơn vị liên quan đang nghiên cứu và sẽ ban hành những quy định và đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với game nhập ngoại, nhất là những game không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, lối sống, văn hóa của người Việt Nam.
“Bộ sẽ tạo điều kiện và có những chính sách hỗ trợ tối đa, về cả tài chính lẫn thủ tục pháp lý với những doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất phát triển game nội địa, nhất là những game tuyên truyền, phổ biến, khơi dậy bản sắc văn hóa, tinh thần của người Việt, và góp phần phần tích cực vào phát triển nền công nghệ thông tin của Việt Nam”, ông Chu Hòa nói.
Vì sao game nhập vai trực tuyến thuần Việt lại chưa hoặc chậm phát triển đến như vậy?
Chủ yếu là đồ ngoại
Cho tới thời điểm này, ngoài Thuận Thiên Kiếm của Vinagame vừa ra mắt, thì gần như 100% sản phẩm game nhập vai trực tuyến ở Việt Nam đều được nhập từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo ông Lê Khánh Toàn, Trưởng phòng Nội dung – Dịch thuật của công ty game Deco, hiện để sản xuất ra một sản phẩm game nhập vai trực tuyến trung bình mất khoảng từ 1,5 tới gần 3 triệu USD, trong thời gian từ 2 - 3 năm. Đơn cử như Thuận Thiên Kiếm, tổng vốn đầu tư dự án này là hơn 25 tỷ đồng và mất gần 3 năm mới hoàn thiện.
Trong khi, nhập một đầu game trực tuyến ngoại chỉ mất khoảng 1/5 - 1/10 tổng chi phí so với sản xuất một game nội, hơn nữa tỷ lệ ăn chia doanh thu và bản quyền game online khá cao, hiện thông thường là 7:3, trong đó các nhà phát hành Việt Nam hưởng 7 phần.
Mặt khác, nếu nhập game ngoại, các nhà phát hành trong nước đã “nắm chắc đằng chuôi” game đó đã thành công ở nước ngoài, vì thế khả năng thành công cũng cao hơn rất nhiều.
Nhiều nhà phát hành game online của Việt Nam là công ty tư nhân, doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính ít, nên với khoản kinh phí này, không phải công ty nào cũng có đủ hoặc dám mạnh tay đầu tư.
Một trong những vấn đề cốt lõi nhất khiến game nhập vai trực tuyến do Việt Nam sản xuất chưa thể phát triển được, theo ông Trần Phương Huy, Giám đốc VTC Game, là doanh nghiệp phải bỏ hàng triệu USD ra để đầu tư sản xuất nhưng lại không biết được khả năng thành công của game đó có hay không. Nên nếu sản phẩm không hấp dẫn người chơi thì coi như là... phá sản.
Ông Huy cho biết, bản thân như VTC Game, sau những năm đầu tiên thành công, có tích lũy về tài chính, con người và kinh nghiệm, công ty này mới dám đầu tư sản xuất game của mình.
Còn theo phân tích của ông Đặng Hồng Quang, Trưởng dự án game Thuận Thiên Kiếm, khó nhất là có được một nhà viết kịch cho game nhập vai trực tuyến. Trong một game có hàng chục triệu chi tiết, nên người viết game phải hình dung và tạo ra một thế giới với các yếu tố liên quan đến nhau, như lớp nhân vật này thì sử dụng vũ khí gì, tương tác với môi trường xung quanh hay giữa các game thủ như thế nào…
Hơn nữa, ông Quang cho rằng, hiện đội ngũ kỹ thuật, lập trình viên làm công nghệ 2D, 3D cho game online có kỹ năng chuyên nghiệp của Việt Nam còn rất hiếm. Thời gian đầu khi làm Thuận Thiên Kiếm, nhóm dự án của Vinagame đã phải đi “săn đầu người” từng kỹ thuật game một nhưng cũng chỉ kiếm được 15- 20 người, trong khi một đội ngũ cho dự án game thường cần tới gần một trăm người.
Thị trường đầy tiềm năng
Tính đến cuối năm 2009, số người chơi game online của Việt Nam được ước tính đã lên tới hàng triệu người. Doanh thu năm 2009 trong lĩnh vực này là gần 2.000 tỷ đồng.
Theo các công ty phát hành game online và nhiều chuyên gia công nghệ thông tin, thị trường game online Việt Nam mới đang ở thời kỳ đầu của sự bùng nổ, vì mức độ sử dụng Internet của người dân Việt Nam ngày càng tăng mạnh.
Ông Lê Khánh Toàn, cho biết, đến giữa năm ngoái mới có hơn 30 đầu game được phát hành, nhưng tới đầu 2010 đã được nâng lên gần 60, trong đó 53 đầu game đã phát hành, số còn lại đang rục rịch chuẩn bị ra mắt.
Theo ông, thị trường game online khá hấp dẫn. Với mỗi đầu game online thành công trên trị trường, đơn vị phát hành có thể kiếm được hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
“Thị trường game online trong thời gian tới sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty game cả về số lượng và chất lượng. Số lượng công ty tham gia sẽ ngày càng đông hơn và chuyên nghiệp hơn”, ông Toàn nhận định.
"Cuộc chiến" mới chỉ bắt đầu
Nếu chỉ dựa vào nhập khẩu game để phát hành thì doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trò chơi trực tuyến sẽ không làm chủ được kỹ thuật, công nghệ và không tự sửa ngay lập tức các lỗi kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu cho game thủ. Đặc biệt, với game nhập, doanh nghiệp sẽ không làm chủ được nguồn tài chính và bán game cho các đối tác khác và chủ động phát triển ra nước ngoài.
Đó cũng là lý do khiến một số doanh nghiệp nội dung số và trò chơi trực tuyến như FPT Online, VTC Game đang tự triển khai những dự án game nhập vai trực tuyến thuần Việt. Trong đó, dự án của VTC Game đã được triển khai cách đây hai năm và khả năng sẽ chính thức ra mắt game thủ trong năm 2010.
Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, game online thuần Việt hiện đang vấp phải sự cạnh tranh quá lớn trước game nhập ngoại, cả về mức độ phong phú, đa dạng về chủng loại, hấp dẫn về nội dung, hình thức, chi phí game lại rẻ.
Ông Chu Hoà, Phó cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện Bộ cùng với một số đơn vị liên quan đang nghiên cứu và sẽ ban hành những quy định và đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với game nhập ngoại, nhất là những game không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, lối sống, văn hóa của người Việt Nam.
“Bộ sẽ tạo điều kiện và có những chính sách hỗ trợ tối đa, về cả tài chính lẫn thủ tục pháp lý với những doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất phát triển game nội địa, nhất là những game tuyên truyền, phổ biến, khơi dậy bản sắc văn hóa, tinh thần của người Việt, và góp phần phần tích cực vào phát triển nền công nghệ thông tin của Việt Nam”, ông Chu Hòa nói.