“Đo” tín nhiệm: Từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân
Các vị tại cơ quan dân cử vẫn “áp đảo” về lượng phiếu tín nhiệm cao, đứng đầu từ dưới lên vẫn là các vị thuộc cơ quan hành pháp
Khi dư âm của cuộc “bỏ phiếu kép” tại Quốc hội khóa 13 vừa qua chưa kịp lắng thì việc lấy phiếu tín nhiệm của các địa phương đã lại thành tâm điểm chú ý của dư luận ngay từ đầu tháng 7 nắng nóng này.
Ngay tuần đầu tiên, Hà Nội, Quảng Nam, Cần Thơ đã công bố công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Là người sở hữu số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất, song ngay sau khi biết kết quả, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, ông Nguyễn Đình Đức khá bình thản khi xuất hiện trước ống kính truyền hình và cho rằng “kết quả phản ánh đúng tình hình”. Hình ảnh này ít nhiều cũng để lại ấn tượng tốt cho nhiều cử tri.
Nhìn toàn cục, số phiếu tín nhiệm cao nghiêng về một số vị trí chủ chốt của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội và số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất thuộc về một số giám đốc sở cũng dễ liên tưởng đến kết quả lấy phiếu tại Quốc hội vừa qua.
Và điểm chung nhất là, dù cao thấp có sự khác nhau, song không vị nào rơi vào vòng nguy hiểm dưới 50% tín nhiệm thấp. Nhưng cũng chỉ duy nhất một vị không sở hữu phiếu tín nhiệm thấp nào, là ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân thành phố.
Có đến ba vị nhận được 100% phiếu ở hai mức tín nhiệm cao và tín nhiệm là kết quả lấy phiếu ở Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, được công bố cùng ngày với Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, thật buồn khi một trong ba vị đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Cả - người được nhiều đánh giá cao cả về năng lực và lối sống - đã qua đời ngay khi kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh này chưa bế mạc.
Ông Cả cũng là người duy nhất ở khối ủy ban không có phiếu tín nhiệm thấp (43 phiếu tín nhiệm cao, 8 phiếu tín nhiệm), hai vị còn lại là Trưởng ban Dân tộc và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Người có phiếu tín nhiệm thấp cao nhất (19 phiếu) là Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Hữu Sáng.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Sỹ đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành dân chủ, khách quan, công tâm, nghiêm túc.
Cũng đứng đầu về mức độ tín nhiệm cao, song Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Lợi được 48/48 đại biểu có mặt bỏ phiếu tín nhiệm cao và không có phiếu nào rơi vào hai mức độ còn lại, theo tin từ báo Cần Thơ.
Số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất thuộc về bà Võ Thị Hồng Ánh (Phó chủ tịch UBND thành phố) và ông Nguyễn Quang Nghị (Chánh văn phòng UBND thành phố), mỗi người đều có 7 phiếu.
Không “hòa cả làng” nhưng cũng chưa ai rơi vào vòng “nguy hiểm”, các vị tại cơ quan dân cử vẫn “áp đảo” về lượng phiếu tín nhiệm cao, đứng đầu từ dưới lên vẫn là các vị thuộc cơ quan hành pháp…, đó là những điểm chung ở kết quả “đo” tín nhiệm từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân tại một số địa phương.
Theo nghị quyết của Quốc hội, với nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013 của hội đồng nhân dân tất cả các địa phương.
Các chức danh thuộc diện lấy phiếu là chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng ban của hội đồng nhân dân; chủ tịch ủy ban nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân.
Bởi vậy, cả về số lượng và các chức danh cụ thể được lấy phiếu ở mỗi địa phương có thể là khác nhau (tùy thuộc cơ cấu tổ chức ủy ban). Nhưng tác dụng của việc “đo” và công khai mức độ tín nhiệm thì đều được nhìn nhận ở góc độ tích cực nhiều hơn.
Cho dù, với những bất cập trong chế độ thông tin và trách nhiệm giải trình như hiện nay thì kết quả từ các lá phiếu vẫn chưa thể tránh khỏi những “ấm ức” của cả người trong cuộc và trong dư luận xã hội.
Từ tuần này, hội đồng nhân dân thành phố nhiều địa phương, trong đó có Tp.HCM và Đà Nẵng cũng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt. Trao đổi với VnEconomy, một số vị đại biểu ở cơ quan dân cử tỉnh, thành tỏ ra khá tự tin khi không phải lệ thuộc quá nhiều vào báo cáo của những người được lấy phiếu. Bởi, đánh giá tín nhiệm là cả quá trình, và điều kiện để nắm thông tin đa chiều tại địa phương cũng không quá khó khăn. Và, kênh thông tin quan trọng nữa chính là từ lắng nghe ý kiến cử tri.
Tuy nhiên, cũng như nhiều ý kiến nhân dân đã phản ánh khi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội sau kỳ họp thứ 5 vừa qua, một số vị đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân cho rằng cũng nên tính đến khả năng chỉ để hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” từ lần lấy phiếu tiếp sau, để lá phiếu sẽ có trọng lượng hơn.
Ngay tuần đầu tiên, Hà Nội, Quảng Nam, Cần Thơ đã công bố công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Là người sở hữu số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất, song ngay sau khi biết kết quả, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, ông Nguyễn Đình Đức khá bình thản khi xuất hiện trước ống kính truyền hình và cho rằng “kết quả phản ánh đúng tình hình”. Hình ảnh này ít nhiều cũng để lại ấn tượng tốt cho nhiều cử tri.
Nhìn toàn cục, số phiếu tín nhiệm cao nghiêng về một số vị trí chủ chốt của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội và số phiếu tín nhiệm thấp cao nhất thuộc về một số giám đốc sở cũng dễ liên tưởng đến kết quả lấy phiếu tại Quốc hội vừa qua.
Và điểm chung nhất là, dù cao thấp có sự khác nhau, song không vị nào rơi vào vòng nguy hiểm dưới 50% tín nhiệm thấp. Nhưng cũng chỉ duy nhất một vị không sở hữu phiếu tín nhiệm thấp nào, là ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân thành phố.
Không “hòa cả làng” nhưng cũng chưa ai rơi vào vòng “nguy hiểm”, các vị tại cơ quan dân cử vẫn “áp đảo” về lượng phiếu tín nhiệm cao, đứng đầu từ dưới lên vẫn là các vị thuộc cơ quan hành pháp…, đó là những điểm chung ở kết quả “đo” tín nhiệm từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân tại một số địa phương.
Có đến ba vị nhận được 100% phiếu ở hai mức tín nhiệm cao và tín nhiệm là kết quả lấy phiếu ở Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam, được công bố cùng ngày với Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, thật buồn khi một trong ba vị đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Cả - người được nhiều đánh giá cao cả về năng lực và lối sống - đã qua đời ngay khi kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh này chưa bế mạc.
Ông Cả cũng là người duy nhất ở khối ủy ban không có phiếu tín nhiệm thấp (43 phiếu tín nhiệm cao, 8 phiếu tín nhiệm), hai vị còn lại là Trưởng ban Dân tộc và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam. Người có phiếu tín nhiệm thấp cao nhất (19 phiếu) là Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Hữu Sáng.
Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Sỹ đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành dân chủ, khách quan, công tâm, nghiêm túc.
Cũng đứng đầu về mức độ tín nhiệm cao, song Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Lợi được 48/48 đại biểu có mặt bỏ phiếu tín nhiệm cao và không có phiếu nào rơi vào hai mức độ còn lại, theo tin từ báo Cần Thơ.
Số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất thuộc về bà Võ Thị Hồng Ánh (Phó chủ tịch UBND thành phố) và ông Nguyễn Quang Nghị (Chánh văn phòng UBND thành phố), mỗi người đều có 7 phiếu.
Không “hòa cả làng” nhưng cũng chưa ai rơi vào vòng “nguy hiểm”, các vị tại cơ quan dân cử vẫn “áp đảo” về lượng phiếu tín nhiệm cao, đứng đầu từ dưới lên vẫn là các vị thuộc cơ quan hành pháp…, đó là những điểm chung ở kết quả “đo” tín nhiệm từ Quốc hội đến hội đồng nhân dân tại một số địa phương.
Theo nghị quyết của Quốc hội, với nhiệm kỳ 2011-2016 thì việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiến hành tại kỳ họp đầu năm 2013 của hội đồng nhân dân tất cả các địa phương.
Các chức danh thuộc diện lấy phiếu là chủ tịch hội đồng nhân dân, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ viên thường trực hội đồng nhân dân, trưởng ban của hội đồng nhân dân; chủ tịch ủy ban nhân dân, phó chủ tịch ủy ban nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân.
Một số vị đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân cho rằng cũng nên tính đến khả năng chỉ để hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” từ lần lấy phiếu tiếp sau.
Bởi vậy, cả về số lượng và các chức danh cụ thể được lấy phiếu ở mỗi địa phương có thể là khác nhau (tùy thuộc cơ cấu tổ chức ủy ban). Nhưng tác dụng của việc “đo” và công khai mức độ tín nhiệm thì đều được nhìn nhận ở góc độ tích cực nhiều hơn.
Cho dù, với những bất cập trong chế độ thông tin và trách nhiệm giải trình như hiện nay thì kết quả từ các lá phiếu vẫn chưa thể tránh khỏi những “ấm ức” của cả người trong cuộc và trong dư luận xã hội.
Từ tuần này, hội đồng nhân dân thành phố nhiều địa phương, trong đó có Tp.HCM và Đà Nẵng cũng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt. Trao đổi với VnEconomy, một số vị đại biểu ở cơ quan dân cử tỉnh, thành tỏ ra khá tự tin khi không phải lệ thuộc quá nhiều vào báo cáo của những người được lấy phiếu. Bởi, đánh giá tín nhiệm là cả quá trình, và điều kiện để nắm thông tin đa chiều tại địa phương cũng không quá khó khăn. Và, kênh thông tin quan trọng nữa chính là từ lắng nghe ý kiến cử tri.
Tuy nhiên, cũng như nhiều ý kiến nhân dân đã phản ánh khi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội sau kỳ họp thứ 5 vừa qua, một số vị đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân cho rằng cũng nên tính đến khả năng chỉ để hai mức “tín nhiệm” và “không tín nhiệm” từ lần lấy phiếu tiếp sau, để lá phiếu sẽ có trọng lượng hơn.