Doanh nghiệp Nhật tại Trung Quốc lao đao
Liên tiếp vài ngày qua, những cuộc biểu tình chống Nhật đầy bạo lực của người Trung Quốc đã diễn ra ở nhiều thành phố
Trang tin kinh tế tài chính Market Watch dẫn nguồn báo Nikkei ngày 17/9 cho biết, nhiều công ty của Nhật Bản như Canon, Lion, Panasonic hôm nay đã phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất của họ tại thị trường Trung Quốc.
Nguyên nhân khiến các công ty này phải ngừng sản xuất là do tác động từ cuộc biểu tình chống Nhật của người dân Trung Quốc ngày càng lan rộng. Cuối tuần trước, các cuộc biểu tình này đã diễn ra ở khoảng 85 thành phố của Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Quảng Châu...
Những người biểu tình không chỉ hô vang khẩu hiệu "đả đảo Nhật Bản" mà còn phá hủy nhiều xe hơi, đồ điện tử do Nhật Bản sản xuất, đập phá nhiều nhà hàng, cửa hàng, siêu thị của người Nhật, tấn công cơ sở sản xuất, lắp ráp của những công ty Nhật như Panasonic, Toyota, Honda, Nissan...
Một nhân chứng tại Tây An nói với phóng viên hãng tin BBC rằng, chiếc camera của anh đã bị người biểu tình giật lấy và đập nát vì nó mang thương hiệu Nhật Bản. "Ôtô sản xuất ở Nhật cũng bị họ chặn lại, người lái xe bị lôi ra ngoài còn những chiếc xe bị đập phá, đốt cháy", nhân chứng cho hay.
Tại Bắc Kinh, hôm 15/9, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và phá vỡ rào chắn trước sứ quán Nhật Bản. Người biểu tình ném gạch đá, chai nhựa vào cổng sứ quán. Ước tính có hơn 1.000 người tham gia cuộc biểu tình này và đây là ngày thứ năm liên tiếp có biểu tình trước sứ quán Nhật.
Chưa hết, tới hôm qua (16/9), người biểu tình tiếp tục bao vây sứ quán Nhật tại Bắc Kinh, lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải... Trung Quốc đã phải huy động một lượng lớn cảnh sát để ngăn chặn biểu tình. Tại một số thành phố, cảnh sát còn phải dùng bình xịt hơi cay để ngăn những kẻ quá khích.
Từ Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc bảo vệ công dân và doanh nghiệp Nhật ở Trung Quốc. “Chúng tôi muốn Trung Quốc giám sát tình hình để ít nhất công dân và doanh nghiệp Nhật Bản không gặp nguy hiểm”, Thủ tướng Noda phát biểu.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích, những cuộc biểu tình này không chỉ gây tổn hại trước mắt cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc. Doanh số bán xe hơi Nhật ở Trung Quốc trong tháng qua đã suy giảm. Số khách Trung Quốc tới Nhật Bản du lịch cũng đã giảm khá mạnh.
Người biểu tình Trung Quốc cũng đang kêu gọi tẩy chay hàng Nhật Bản. Trung Quốc hiện là nước nhập hàng hóa lớn nhất của Nhật. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Nhật vào thị trường này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật, trong đó hàng điện tử được ưa chuộng nhất.
Tuy nhiên, không chỉ phía Nhật Bản mới phải chịu thiệt hại từ những căng thẳng hiện nay với Trung Quốc. "Cái giá mà phía Trung Quốc phải trả sẽ là nhận được ít đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn", Andy Xie, cựu chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á của Morgan Stanley cho biết.
Nguyên nhân khiến các công ty này phải ngừng sản xuất là do tác động từ cuộc biểu tình chống Nhật của người dân Trung Quốc ngày càng lan rộng. Cuối tuần trước, các cuộc biểu tình này đã diễn ra ở khoảng 85 thành phố của Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Quảng Châu...
Những người biểu tình không chỉ hô vang khẩu hiệu "đả đảo Nhật Bản" mà còn phá hủy nhiều xe hơi, đồ điện tử do Nhật Bản sản xuất, đập phá nhiều nhà hàng, cửa hàng, siêu thị của người Nhật, tấn công cơ sở sản xuất, lắp ráp của những công ty Nhật như Panasonic, Toyota, Honda, Nissan...
Một nhân chứng tại Tây An nói với phóng viên hãng tin BBC rằng, chiếc camera của anh đã bị người biểu tình giật lấy và đập nát vì nó mang thương hiệu Nhật Bản. "Ôtô sản xuất ở Nhật cũng bị họ chặn lại, người lái xe bị lôi ra ngoài còn những chiếc xe bị đập phá, đốt cháy", nhân chứng cho hay.
Tại Bắc Kinh, hôm 15/9, người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát và phá vỡ rào chắn trước sứ quán Nhật Bản. Người biểu tình ném gạch đá, chai nhựa vào cổng sứ quán. Ước tính có hơn 1.000 người tham gia cuộc biểu tình này và đây là ngày thứ năm liên tiếp có biểu tình trước sứ quán Nhật.
Chưa hết, tới hôm qua (16/9), người biểu tình tiếp tục bao vây sứ quán Nhật tại Bắc Kinh, lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải... Trung Quốc đã phải huy động một lượng lớn cảnh sát để ngăn chặn biểu tình. Tại một số thành phố, cảnh sát còn phải dùng bình xịt hơi cay để ngăn những kẻ quá khích.
Từ Nhật Bản, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã lên tiếng kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc bảo vệ công dân và doanh nghiệp Nhật ở Trung Quốc. “Chúng tôi muốn Trung Quốc giám sát tình hình để ít nhất công dân và doanh nghiệp Nhật Bản không gặp nguy hiểm”, Thủ tướng Noda phát biểu.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích, những cuộc biểu tình này không chỉ gây tổn hại trước mắt cho các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc. Doanh số bán xe hơi Nhật ở Trung Quốc trong tháng qua đã suy giảm. Số khách Trung Quốc tới Nhật Bản du lịch cũng đã giảm khá mạnh.
Người biểu tình Trung Quốc cũng đang kêu gọi tẩy chay hàng Nhật Bản. Trung Quốc hiện là nước nhập hàng hóa lớn nhất của Nhật. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Nhật vào thị trường này chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật, trong đó hàng điện tử được ưa chuộng nhất.
Tuy nhiên, không chỉ phía Nhật Bản mới phải chịu thiệt hại từ những căng thẳng hiện nay với Trung Quốc. "Cái giá mà phía Trung Quốc phải trả sẽ là nhận được ít đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn", Andy Xie, cựu chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á của Morgan Stanley cho biết.