Doanh nghiệp xuất khẩu vẫn “kêu khổ”
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, hiện tại nhiều mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu sa sút đơn hàng
Mặc dù hoạt động xuất khẩu của 9 tháng qua là khả quan, nhưng không thể chủ quan bởi diễn biến thị trường rất phức tạp.
Đây là cảnh báo của đại diện Bộ Công Thương và các doanh nghiệp tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện xuất khẩu 9 tháng 2011 và bàn biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 2012 diễn ra tại Tp.HCM ngày 11/10.
Như đánh giá của ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9 tháng qua đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kì là mức tăng trưởng khá. Rất nhiều mặt hàng tăng cả về lượng và giá. Nhưng hiện tại nhiều ngành hàng đã xuất hiện những dấu hiệu bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề cần thực hiện ngay là điều hành xuất khẩu để duy trì thị trường, ổn định xuất khẩu từ nay đến hết quý 4/2011 và cả năm 2012.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, hiện tại nhiều mặt hàng có dấu hiệu sa sút đơn hàng, nhiều khách hàng chần chừ việc kí kết các hợp đồng đặt hàng, điển hình như trong ngành dệt may.
Ngoài nhu cầu thị trường còn thấp thì tác động của nợ công ở các nước châu Âu cũng là những nguyên nhân có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. Ông Biên cho rằng, để giữ vững kết quả tăng trưởng về xuất khẩu đã đạt được những tháng qua, trong 3 tháng của quý 4/2011, phải nỗ lực để duy trì mỗi tháng đạt kim ngạch xuất khẩu được khoảng 8 tỷ USD/tháng, nhằm hướng tới mục tiêu xuất khẩu từ 94-95 tỷ USD cho cả năm 2011 này.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, mặc dù xuất khẩu gạo của 3 quý 2011 đã tăng 8% về lượng, tăng 23% về giá. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm diễn biến thị trường khó lường, vì xuất khẩu gạo hiện đang phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý, chính trị hơn là chịu chi phối của quy luật cung cầu.
Về vấn đề cạnh tranh của mặt hàng gạo, theo ông Bảy, hiện tại Hiệp hội đang theo dõi sâu sát tình hình thu mua lúa gạo của Thái Lan, ấn Độ và nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường Indonesia. Thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn tốt, như Indonesia vẫn sẽ mua gạo đến hết tháng 2/2012, và đến thời điểm này họ đã mua 1,45 triệu tấn gạo.
Tính đến đầu tháng 10/2011, các doanh nghiệp trong nước đã có được đơn hàng xuất khẩu của cả năm ước đạt 6,879 triệu tấn gạo. Không phải lo áp lực từ gạo Thái vì lượng tồn kho của họ không còn nhiều.
Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết thêm, với diễn biến thị trường và kết quả đã đạt được của 9 tháng qua, thì năm 2011 ngành cao su sẽ đạt tốt chỉ tiêu xuất khẩu trên 3 tỷ USD mà Chính phủ đã giao. Để hoạt động tốt, hiện Hiệp hội Ngành hàng đã có kiến nghị thỏa thuận với hiệp hội vận tải để giảm chi phí.
Tiếp đó, nên tính toán lại việc đánh thuế xuất khẩu theo ý kiến của Bộ Tài chính vừa đưa ra mới đây, như ý kiến áp 5% thuế xuất khẩu cho mặt hàng cao su. Theo quan điểm của hiệp hội, việc đánh thuế xuất khẩu ở thời điểm này chưa thích hợp.
Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết thêm, các doanh nghiệp ngành Điều đang lo về tín dụng. Bởi đầu ra khó khăn mà áp lực lãi vay lớn cho nên dù kết quả kinh doanh 9 tháng qua không mấy khả quan dù kim ngạch xuất đạt khá.
Những doanh nghiệp quy mô nhỏ đã buộc phải bán giá thấp để trả nợ ngân hàng vì tới kỳ trả nợ vốn vay. Hiện xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ đang chiếm 50% giá trị xuất khẩu của ngành, nên làm ảnh hưởng đến uy tín toàn ngành. Bởi lẽ, khi giá bán thấp thì chất lượng sản phẩm cũng không đảm bảo.
Theo dự báo, nhu cầu thị trường điều nhân trên thế giới chỉ sụt giảm trong ngắn hạn và có khả năng tăng trở lại vào cuối quý 4/2011 và ở quý 1/2012. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương nên ban hành ngay quy chuẩn cho hạt điều và cương quyết thực hiện.
Nguyên do là, thời gian qua đã có tình trạng một số lô hàng bị trả về, những lô hàng này hầu hết là của các công ty thương mại xuất khẩu, do không có cơ sở chế biến nên khó kiểm soát tốt chất lượng vì thu gom trôi nổi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngành điều Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Tp.HCM kiến nghị, vốn vẫn là yếu tố bị doanh nghiệp kêu khó và các doanh nghiệp ngành gỗ đến thời điểm này đã ngấm mọi khó khăn. Cho nên, cần sớm có cơ chế vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Nếu không đến quý 1/2012 các doanh nghiệp không thể trụ nổi nữa.
Đại diện Hiệp hội Điều kiến nghị, Chính phủ nên có biện pháp hỗ trợ gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp, như gia hạn các khoản vay thêm từ 3-4 tháng, hỗ trợ hạ lãi suất các khoản vay cũ theo mức lãi suất mới hiện tại đã điều chỉnh giảm. Đồng thời, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại hơn nữa để duy trì thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu mới, để tiếp tục hướng đến đà tăng trưởng cho xuất khẩu năm 2012.
Qua kiến nghị của các hiệp hội ngành hàng, ông Biên cho biết, trong quý 4 Bộ Công Thương sẽ bàn với các bộ ngành để có biện pháp về hỗ trợ vốn vay xuất khẩu, phát triển sản xuất cho doanh nghiệp.
Đây là cảnh báo của đại diện Bộ Công Thương và các doanh nghiệp tại hội nghị đánh giá tình hình thực hiện xuất khẩu 9 tháng 2011 và bàn biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 2012 diễn ra tại Tp.HCM ngày 11/10.
Như đánh giá của ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9 tháng qua đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kì là mức tăng trưởng khá. Rất nhiều mặt hàng tăng cả về lượng và giá. Nhưng hiện tại nhiều ngành hàng đã xuất hiện những dấu hiệu bất lợi ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề cần thực hiện ngay là điều hành xuất khẩu để duy trì thị trường, ổn định xuất khẩu từ nay đến hết quý 4/2011 và cả năm 2012.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, hiện tại nhiều mặt hàng có dấu hiệu sa sút đơn hàng, nhiều khách hàng chần chừ việc kí kết các hợp đồng đặt hàng, điển hình như trong ngành dệt may.
Ngoài nhu cầu thị trường còn thấp thì tác động của nợ công ở các nước châu Âu cũng là những nguyên nhân có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới. Ông Biên cho rằng, để giữ vững kết quả tăng trưởng về xuất khẩu đã đạt được những tháng qua, trong 3 tháng của quý 4/2011, phải nỗ lực để duy trì mỗi tháng đạt kim ngạch xuất khẩu được khoảng 8 tỷ USD/tháng, nhằm hướng tới mục tiêu xuất khẩu từ 94-95 tỷ USD cho cả năm 2011 này.
Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, mặc dù xuất khẩu gạo của 3 quý 2011 đã tăng 8% về lượng, tăng 23% về giá. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm diễn biến thị trường khó lường, vì xuất khẩu gạo hiện đang phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý, chính trị hơn là chịu chi phối của quy luật cung cầu.
Về vấn đề cạnh tranh của mặt hàng gạo, theo ông Bảy, hiện tại Hiệp hội đang theo dõi sâu sát tình hình thu mua lúa gạo của Thái Lan, ấn Độ và nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường Indonesia. Thị trường xuất khẩu truyền thống vẫn tốt, như Indonesia vẫn sẽ mua gạo đến hết tháng 2/2012, và đến thời điểm này họ đã mua 1,45 triệu tấn gạo.
Tính đến đầu tháng 10/2011, các doanh nghiệp trong nước đã có được đơn hàng xuất khẩu của cả năm ước đạt 6,879 triệu tấn gạo. Không phải lo áp lực từ gạo Thái vì lượng tồn kho của họ không còn nhiều.
Đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết thêm, với diễn biến thị trường và kết quả đã đạt được của 9 tháng qua, thì năm 2011 ngành cao su sẽ đạt tốt chỉ tiêu xuất khẩu trên 3 tỷ USD mà Chính phủ đã giao. Để hoạt động tốt, hiện Hiệp hội Ngành hàng đã có kiến nghị thỏa thuận với hiệp hội vận tải để giảm chi phí.
Tiếp đó, nên tính toán lại việc đánh thuế xuất khẩu theo ý kiến của Bộ Tài chính vừa đưa ra mới đây, như ý kiến áp 5% thuế xuất khẩu cho mặt hàng cao su. Theo quan điểm của hiệp hội, việc đánh thuế xuất khẩu ở thời điểm này chưa thích hợp.
Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết thêm, các doanh nghiệp ngành Điều đang lo về tín dụng. Bởi đầu ra khó khăn mà áp lực lãi vay lớn cho nên dù kết quả kinh doanh 9 tháng qua không mấy khả quan dù kim ngạch xuất đạt khá.
Những doanh nghiệp quy mô nhỏ đã buộc phải bán giá thấp để trả nợ ngân hàng vì tới kỳ trả nợ vốn vay. Hiện xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ đang chiếm 50% giá trị xuất khẩu của ngành, nên làm ảnh hưởng đến uy tín toàn ngành. Bởi lẽ, khi giá bán thấp thì chất lượng sản phẩm cũng không đảm bảo.
Theo dự báo, nhu cầu thị trường điều nhân trên thế giới chỉ sụt giảm trong ngắn hạn và có khả năng tăng trở lại vào cuối quý 4/2011 và ở quý 1/2012. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương nên ban hành ngay quy chuẩn cho hạt điều và cương quyết thực hiện.
Nguyên do là, thời gian qua đã có tình trạng một số lô hàng bị trả về, những lô hàng này hầu hết là của các công ty thương mại xuất khẩu, do không có cơ sở chế biến nên khó kiểm soát tốt chất lượng vì thu gom trôi nổi. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngành điều Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Tp.HCM kiến nghị, vốn vẫn là yếu tố bị doanh nghiệp kêu khó và các doanh nghiệp ngành gỗ đến thời điểm này đã ngấm mọi khó khăn. Cho nên, cần sớm có cơ chế vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ. Nếu không đến quý 1/2012 các doanh nghiệp không thể trụ nổi nữa.
Đại diện Hiệp hội Điều kiến nghị, Chính phủ nên có biện pháp hỗ trợ gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp, như gia hạn các khoản vay thêm từ 3-4 tháng, hỗ trợ hạ lãi suất các khoản vay cũ theo mức lãi suất mới hiện tại đã điều chỉnh giảm. Đồng thời, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại hơn nữa để duy trì thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu mới, để tiếp tục hướng đến đà tăng trưởng cho xuất khẩu năm 2012.
Qua kiến nghị của các hiệp hội ngành hàng, ông Biên cho biết, trong quý 4 Bộ Công Thương sẽ bàn với các bộ ngành để có biện pháp về hỗ trợ vốn vay xuất khẩu, phát triển sản xuất cho doanh nghiệp.