Xuất khẩu giày dép tăng gần 31%
Giày dép xuất khẩu của Việt Nam hiện được đánh giá là có ưu thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành da giày đã thuận lợi hơn, sau khi Ủy ban châu Âu (EC) chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam.
Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua sản xuất và tiêu thụ của ngành da giày tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ là do từ 31/3/2011, mức thuế chống bán phá giá do EC áp đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam trong vòng 4 năm đã hết hiệu lực. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành da giày đã thuận lợi hơn so với trước, đặc biệt là của các doanh nghiệp sản xuất giày thể thao xuất khẩu.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong các tháng gần đây đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu giầy dép của cả nước đã thu về khoảng 4,76 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2010. Trên cơ sở này, Hiệp hội Da - Giày Việt Nam (Lefaso) cho rằng mục tiêu xuất khẩu đạt 6 tỷ USD đặt ra hồi đầu năm là điều có thể đạt được. Song song với đó, mặt hàng cặp, túi xách, năm 2011 cũng sẽ lọt vào “Câu lạc bộ 1 tỷ USD” - những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Hiện Hoa Kỳ, Bỉ, Italia, Pháp, Tây Ban Nha là 5 thị trường nhập khẩu chính mặt hàng giày dép Việt Nam. Còn các thị trường mới như Bồ Đào Nha, Philippin, Thái Lan cũng có tỷ lệ tăng trưởng về kim ngạch cao hơn so với cùng kỳ năm trước cho thấy mặt hàng giày dép đã có những bước tiến ổn định về xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng giống như ngành dệt may, các doanh nghiệp trong ngành da giày vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động khiến nhiều doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng mới, ngay cả những đơn hàng đang triển khai cũng phải cân nhắc hiệu quả mới tiếp tục thực hiện.
Báo cáo mới đây của Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua sản xuất và tiêu thụ của ngành da giày tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ là do từ 31/3/2011, mức thuế chống bán phá giá do EC áp đối với mặt hàng giày mũ da của Việt Nam trong vòng 4 năm đã hết hiệu lực. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành da giày đã thuận lợi hơn so với trước, đặc biệt là của các doanh nghiệp sản xuất giày thể thao xuất khẩu.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong các tháng gần đây đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu giầy dép của cả nước đã thu về khoảng 4,76 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2010. Trên cơ sở này, Hiệp hội Da - Giày Việt Nam (Lefaso) cho rằng mục tiêu xuất khẩu đạt 6 tỷ USD đặt ra hồi đầu năm là điều có thể đạt được. Song song với đó, mặt hàng cặp, túi xách, năm 2011 cũng sẽ lọt vào “Câu lạc bộ 1 tỷ USD” - những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
Hiện Hoa Kỳ, Bỉ, Italia, Pháp, Tây Ban Nha là 5 thị trường nhập khẩu chính mặt hàng giày dép Việt Nam. Còn các thị trường mới như Bồ Đào Nha, Philippin, Thái Lan cũng có tỷ lệ tăng trưởng về kim ngạch cao hơn so với cùng kỳ năm trước cho thấy mặt hàng giày dép đã có những bước tiến ổn định về xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng giống như ngành dệt may, các doanh nghiệp trong ngành da giày vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động khiến nhiều doanh nghiệp phải từ chối đơn hàng mới, ngay cả những đơn hàng đang triển khai cũng phải cân nhắc hiệu quả mới tiếp tục thực hiện.