Doanh nhân và đường vào Quốc hội khóa 14
Cái nhìn về vị trí của doanh nhân trong Quốc hội nói chung và những người tự ứng cử nói riêng, cũng đã khác
Sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai vừa diễn ra, nhiều doanh nhân đã có tên trong danh sách sơ bộ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá 14.
Danh sách 197 ứng viên ở Trung ương đã được thông qua có bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group). Bà Hường là đại biểu Quốc hội đương nhiệm.
Tp.HCM cũng có khá nhiều doanh nhân chính thức được ghi danh trong danh sách sơ bộ. Đáng chú ý là trong số những người tự ứng cử có hai doanh nhân Đặng Thành Tâm và Hoàng Hữu Phước.
Ông Hoàng Hữu Phước là một trong bốn doanh nhân tự ứng cử đã trúng cử vào Quốc hội khoá 13.
Tại Hà Nội, trong danh sách sơ bộ đã được thông qua, cũng có một số doanh nhân được giới thiệu tái cử. Còn trong số những người tự ứng cử có không dưới 10 doanh nhân, trong đó có ông Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất chương trình An Viên (AVG).
Ngoài hai thành phố lớn nhất nước, được biết tại địa phương khác cũng có doanh nhân là đại biểu Quốc hội đương nhiệm tự ứng cử.
Hơn ai hết, họ hiểu rất rõ những áp lực không hề nhỏ, kể cả có trở thành một trong 500 vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước hay không.
Quốc hội khoá 13 có số đại biểu doanh nhân đông nhất trong lịch sử với 38 vị, có 4 vị tự ứng cử đắc cử đều là doanh nhân (khoá 12 chỉ có 1 vị doanh nhân tự ứng cử thành công).
Nhưng chỉ một năm sau khi trúng cử, một nữ doanh nhân đã bị bãi nhiệm.
Trên diễn đàn Quốc hội, một doanh nhân khác (tự ứng cử) liên tục gây nên điều tiếng thị phi, khiến cho cả cử tri và đại biểu đều bất bình.
Gần cuối nhiệm kỳ, thêm một nữ doanh nhân tự ứng cử bị bãi nhiệm, sau khi đã bị bắt tạm giam.
Nghị trường vẫn không thiếu những tiếng nói đầy trách nhiệm của một số vị đại biểu - doanh nhân khác, nhưng cái nhìn về vị trí của doanh nhân trong Quốc hội nói chung và những người tự ứng cử nói riêng, cũng đã khác.
Hơn một lần khi đề cập chất lượng đại biểu, có vị “nhầm” cả hai trường hợp bị bãi nhiệm đều là tự ứng cử (chỉ một người tự ứng cử) và nhận xét đó là do khâu chọn lọc không được kỹ càng.
Cơ cấu cứng về doanh nhân ở nhiệm kỳ tới cũng rút đi đáng kể với số đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo dự kiến ban đầu chỉ là 7 người, tức là nếu trúng cử hết cũng chưa bằng 1/4 số lượng đại biểu khoá 13.
Như thế, nghĩa là đường vào Quốc hội của các doanh nhân đã bớt phần thênh thang.
Tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, số lượng đại biểu ở khối doanh nghiệp đã được điều chỉnh tăng một người.
Ông Nhân cũng nói thêm, sẽ còn có những đại biểu tự ứng cử là doanh nghiệp, nếu trúng cử thì cũng sẽ làm tăng số lượng đại biểu là doanh nghiệp trong Quốc hội khóa 14.
Tất nhiên, với những diễn biến như đã nói ở trên, số doanh nhân trúng cử có thể nhỏ hơn và cũng có thể lớn hơn nhiều con số đã được phân bổ theo dự kiến ban đầu.
Lớn hơn, hẳn cũng là rất khó. Không phải khó ở chỗ là họ phải tranh cử với 95 vị uỷ viên Trung ương (trong đó có tất cả 19 vị uỷ viên Bộ Chính trị), với nhiều vị đã và sẽ làm bộ trưởng, với rất nhiều quan chức, tướng tá…
Mà khó còn ở chỗ, những người tự ứng cử nói chung và doanh nhân nói riêng, không phải ở đâu và lúc nào cũng được ứng xử bình đằng như ứng viên được cơ quan, tổ chức giới thiệu.
Tại buổi hiệp thương lần thứ hai do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tổ chức sáng 17/3 vừa qua, đã có một số vị lên tiếng “đòi” môi trường bình đẳng cho những người tự ứng cử vào Quốc hội khoá mới, khi đã có những phát ngôn không rõ ràng được cho là “xúc phạm” đến người tự ứng cử.
Vì quan trọng là chọn được người đủ đức, tài đại diện cho dân, không quan trọng đó là tự ứng cử hay không tự ứng cử.
Và như thế, có bao nhiêu vị doanh nhân trúng cử vào Quốc hội cũng sẽ không còn là vấn đề khiến cử tri băn khoăn nhiều.
Chỉ băn khoăn là, thông tin về các ứng viên sẽ được minh bạch thế nào, để mỗi lá phiếu đều là thực chất.
Danh sách 197 ứng viên ở Trung ương đã được thông qua có bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group). Bà Hường là đại biểu Quốc hội đương nhiệm.
Tp.HCM cũng có khá nhiều doanh nhân chính thức được ghi danh trong danh sách sơ bộ. Đáng chú ý là trong số những người tự ứng cử có hai doanh nhân Đặng Thành Tâm và Hoàng Hữu Phước.
Ông Hoàng Hữu Phước là một trong bốn doanh nhân tự ứng cử đã trúng cử vào Quốc hội khoá 13.
Tại Hà Nội, trong danh sách sơ bộ đã được thông qua, cũng có một số doanh nhân được giới thiệu tái cử. Còn trong số những người tự ứng cử có không dưới 10 doanh nhân, trong đó có ông Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất chương trình An Viên (AVG).
Ngoài hai thành phố lớn nhất nước, được biết tại địa phương khác cũng có doanh nhân là đại biểu Quốc hội đương nhiệm tự ứng cử.
Hơn ai hết, họ hiểu rất rõ những áp lực không hề nhỏ, kể cả có trở thành một trong 500 vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước hay không.
Quốc hội khoá 13 có số đại biểu doanh nhân đông nhất trong lịch sử với 38 vị, có 4 vị tự ứng cử đắc cử đều là doanh nhân (khoá 12 chỉ có 1 vị doanh nhân tự ứng cử thành công).
Nhưng chỉ một năm sau khi trúng cử, một nữ doanh nhân đã bị bãi nhiệm.
Trên diễn đàn Quốc hội, một doanh nhân khác (tự ứng cử) liên tục gây nên điều tiếng thị phi, khiến cho cả cử tri và đại biểu đều bất bình.
Gần cuối nhiệm kỳ, thêm một nữ doanh nhân tự ứng cử bị bãi nhiệm, sau khi đã bị bắt tạm giam.
Nghị trường vẫn không thiếu những tiếng nói đầy trách nhiệm của một số vị đại biểu - doanh nhân khác, nhưng cái nhìn về vị trí của doanh nhân trong Quốc hội nói chung và những người tự ứng cử nói riêng, cũng đã khác.
Hơn một lần khi đề cập chất lượng đại biểu, có vị “nhầm” cả hai trường hợp bị bãi nhiệm đều là tự ứng cử (chỉ một người tự ứng cử) và nhận xét đó là do khâu chọn lọc không được kỹ càng.
Cơ cấu cứng về doanh nhân ở nhiệm kỳ tới cũng rút đi đáng kể với số đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo dự kiến ban đầu chỉ là 7 người, tức là nếu trúng cử hết cũng chưa bằng 1/4 số lượng đại biểu khoá 13.
Như thế, nghĩa là đường vào Quốc hội của các doanh nhân đã bớt phần thênh thang.
Tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, số lượng đại biểu ở khối doanh nghiệp đã được điều chỉnh tăng một người.
Ông Nhân cũng nói thêm, sẽ còn có những đại biểu tự ứng cử là doanh nghiệp, nếu trúng cử thì cũng sẽ làm tăng số lượng đại biểu là doanh nghiệp trong Quốc hội khóa 14.
Tất nhiên, với những diễn biến như đã nói ở trên, số doanh nhân trúng cử có thể nhỏ hơn và cũng có thể lớn hơn nhiều con số đã được phân bổ theo dự kiến ban đầu.
Lớn hơn, hẳn cũng là rất khó. Không phải khó ở chỗ là họ phải tranh cử với 95 vị uỷ viên Trung ương (trong đó có tất cả 19 vị uỷ viên Bộ Chính trị), với nhiều vị đã và sẽ làm bộ trưởng, với rất nhiều quan chức, tướng tá…
Mà khó còn ở chỗ, những người tự ứng cử nói chung và doanh nhân nói riêng, không phải ở đâu và lúc nào cũng được ứng xử bình đằng như ứng viên được cơ quan, tổ chức giới thiệu.
Tại buổi hiệp thương lần thứ hai do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tổ chức sáng 17/3 vừa qua, đã có một số vị lên tiếng “đòi” môi trường bình đẳng cho những người tự ứng cử vào Quốc hội khoá mới, khi đã có những phát ngôn không rõ ràng được cho là “xúc phạm” đến người tự ứng cử.
Vì quan trọng là chọn được người đủ đức, tài đại diện cho dân, không quan trọng đó là tự ứng cử hay không tự ứng cử.
Và như thế, có bao nhiêu vị doanh nhân trúng cử vào Quốc hội cũng sẽ không còn là vấn đề khiến cử tri băn khoăn nhiều.
Chỉ băn khoăn là, thông tin về các ứng viên sẽ được minh bạch thế nào, để mỗi lá phiếu đều là thực chất.