Đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 61-2021
Mời quý độc giả đón đọc Kinh tế Việt Nam bộ mới số 61 phát hành ngày 6-9-2021 với nhiều chuyên mục...
Kinh tế tháng 8/2021 đảo chiều khi hàng loạt chỉ số kinh tế vĩ mô rơi vào trạng thái âm. Vì thế, không ngạc nhiên khi số lượng doanh nghiệp “đứt gãy” vì Covid-19 gia tăng. Chuẩn bị khả năng sống chung với Covid–19 là không thể khác được. Chúng ta cần xác định điều này với ý thức hệ thống y tế sẵn sàng, tổ chức sản xuất phù hợp, phủ vaccine rộng…
Trong số báo ra sáng mai, thứ Hai - ngày 6/9/2021, Kinh tế Việt Nam bộ mới số 61-2021 với chủ đề: "Quyết sách giải cứu doanh nghiệp: Cần một vaccine chuẩn cho chuỗi cung ứng sản xuất", sẽ phản ánh những câu chuyện chống dịch từ thực tế, những đề xuất hiến kế từ cơ sở và những quyết sách từ Chính phủ, nhằm đảm bảo thích ứng với tình hình dịch bệnh và có phương án lâu dài cho chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới.
Các bài viết bao gồm:
- Thấm đòn Covid, hàng loạt doanh nghiệp “đứt gãy”. Nền kinh tế đang đối mặt với những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp buộc phải hoạt động cầm chừng hoặc thậm chí rơi vào tình cảnh “đứt gãy”, buộc phải chấp nhận rời bỏ thị trường. (Ngân Hà).
- Nhiều chỉ tiêu đảo chiều, chuỗi cung ứng có dấu hiệu đứt gãy. Hai tháng giãn cách theo Chỉ thị 16 đã làm đảo chiều nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng, chuỗi cung ứng có dấu hiệu đứt gãy, gây tổn hại uy tín về khu vực sản xuất an toàn của Việt Nam. Trong báo cáo “Khuyến nghị chính sách tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng do giãn cách trong đại dịch Covid-19” gửi đến Thủ tướng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Kinh tế Quốc hội và Ban Kinh tế Trung ương, nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân bày tỏ lo ngại: “Từ khi bùng phát Covid-19 lần thứ tư, buộc phải giãn cách ở hai thành phố lớn nhất - đầu tàu kinh tế cả nước khiến nền kinh tế có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cung ứng và suy giảm kinh tế”. (Tuyết Phùng).
- Giao thông - vận tải bị “tổn thương” nặng! Tám tháng, 540 doanh nghiệp vận tải, kho bãi rời bỏ thị trường sau cuộc thanh lọc khắc nghiệt mang tên Covid. Còn lại những doanh nghiệp đang “thoi thóp”, dù không hoạt động, phương tiện nằm bãi nhưng doanh nghiệp vẫn đang oằn mình gánh chịu hàng loạt chi phí. (Ánh Tuyết).
- Tránh nguy cơ đổ vỡ chuỗi sản xuất thủy sản. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), hiện nay đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông TP.HCM đóng cửa. Nếu Chính phủ, các địa phương không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất là khó tránh khỏi. (Chu Khôi).
- Không để Covid-19 ảnh hưởng đến “luồng xanh” xây dựng. Việc thực hiện các biện pháp chống dịch thiếu thống nhất và máy móc đã làm ách tắc hoạt động xây dựng, gây thiệt hại kinh tế không đáng có. Vì vậy, cần phải nhanh chóng xem xét lại cách thức chống dịch giữa các địa phương, các vùng… để tránh ảnh hưởng “luồng xanh” xây dựng. P/v ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC). (Khánh Vy thực hiện).
- Cần một “vaccine” chuẩn cho chuỗi cung ứng sản xuất. Ngày 29/8, Thủ tướng Chính phủ vừa phát đi thông điệp mới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, đó là “cuộc chiến này còn lâu dài, phải xác định sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối…”, từ đó thích ứng và có cách làm phù hợp. (Phương Thảo).
- Tất cả hàng hóa được lưu thông bình thường, trừ hàng cấm. Mặc dù khái niệm “hàng thiết yếu” đã được quy định rõ tại Luật Giá năm 2012, nhưng sau khi dịch Covid–19 bùng phát và nhiều địa phương phải áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quy định chỉ được lưu thông “hàng hoá thiết yếu” thì khái niệm này lại được mỗi địa phương áp dụng một kiểu. Điều khó thực thi Chỉ thị 16 là trong Chỉ thị không quy định thế nào “hàng hóa và dịch vụ thiết yếu khác” mà chỉ quy định chung chung các mặt hàng cần thiết. (Lâm Phong).
- Cần các biện pháp sản xuất kinh doanh an toàn. Trong tình hình biến thể Delta có nguy cơ lây nhiễm rất cao, dịch bệnh vẫn tiếp tục căng thẳng và có thể kéo dài, ViettelPost mong muốn đề xuất Chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp sản xuất kinh doanh an toàn để phát triển kinh tế nhằm thích nghi và sống chung với dịch Covid. Phỏng vấn bà Cao Cẩm Linh, Giám đốc Chiến lược Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post). (Mạnh Chung thực hiện).
- Thuốc “trị thương” cho chuỗi cung ứng. Đợt bùng phát dịch covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam đã tác động nghiêm trọng đến cuộc sống người dân và doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Điều đáng lo ngại nhất đối với nền kinh tế lúc này là rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, cả trong nước và quốc tế mà Việt Nam đang đóng vai trò ngày càng quan trọng thông qua việc hội nhập sâu rộng trong những năm gần đây. Để thích ứng với dịch Covid đang diễn biến phức tạp và tháo gỡ khó khăn hiện nay, nhiều giải pháp đã được đề xuất từ các doanh nghiệp và hiệp hội. Chuyên mục Diễn đàn bàn tròn kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc. (Nhóm phóng viên thực hiện).
Cùng nhiều bài viết cho các chuyên mục khác:
- "Phao cứu sinh" cho doanh nghiệp. Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bám sát sự chỉ đạo của Thủ tướng, chắc chắn sẽ nghiên cứu, đề xuất được nhiều giải pháp, góp phần giúp doanh nghiệp và người dân từng bước ổn định sản xuất và đời sống thời đại dịch. (Nguyễn Quốc Uy).
- Tháng 8: Xã hội giãn cách, kinh tế “co lại”. Làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát mạnh cùng với các đợt giãn cách xã hội để phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã khiến hoạt động của hầu hết các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là đứt gãy. Đáng lo ngại hơn cả, nhiều doanh nghiệp trong các ngành dệt may, da giày, gỗ, điện tử... đang đối mặt nguy cơ bị bật ra khỏi các chuỗi cung ứng toàn cầu. (Mạnh Đức).
- Giải phóng ngay nguồn lực đầu tư. Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương sẽ tham mưu cho Thủ tướng giải pháp tháo gỡ vướng mắc theo hình thức “cuốn chiếu”, làm đến đâu rõ đến đó… Thứ trưởng Trần Duy Đông đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy. (Anh Nhi thực hiện).
- Thu ngân sách nội địa bắt đầu hụt hơi. Bộ Tài chính lo ngại “tình hình dịch Covid-19 còn đang diễn biến rất phức tạp, dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến số thu ngân sách trong các tháng tới”. Đồng thời, nhiều chỉ dấu cho thấy thu nội địa, khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách, đang có dấu hiệu đuối sức vì dịch bệnh. (Tuyết Nhi).
- Ngạt thở vì Covid, bất động sản cần gấp “oxy tín dụng” . Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, qua bốn đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, và dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức. Thiếu dòng tiền, nhiều chủ đầu tư giống như cơ thể bị “thiếu oxy”, đang đứng trước nguy cơ “ngạt thở”. (Phan Dương).
- “Mối lương duyên” EVFTA cần được vun đắp lâu dài. Tròn một năm (1/8/2020 - 1/8/2021) thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), thương mại song phương đã tăng 18,4%. Kết quả này được ví như “trái ngọt” ban đầu của “mối lương duyên” giữa Việt Nam và châu Âu. (Hương Loan).
- Thị trường tiền số bật tăng. Sự bùng nổ của các đơn vị phát triển tiền số lẫn tỷ lệ người nắm giữ các đồng tiền này tạo cơ hội cho Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự phấn khích của thị trường và người chơi cũng tiềm ẩn không ít rủi ro dính bẫy các mô hình lừa đảo bởi chưa có các hành lang pháp lý rõ ràng. (Thu Hoàng).
- Thực đơn nhà hàng đón đầu công nghệ. Sau gần hai năm sống chung với dịch Covid, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và đồ uống (F&B) đã bị ảnh hưởng nặng nề. Để giúp ngành F&B vượt qua đại dịch, gần đây trên thị trường đã xuất hiện nhiều giải pháp công nghệ như đặt món không tiếp xúc, quản lý bán hàng online, tạo App giao hàng... (Băng Hảo).
- Cần sửa đổi điều kiện, mở rộng đối tượng hỗ trợ. Sửa quy định, điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh vay vốn trả lương và mở rộng đối tượng hỗ trợ… là những nội dung cơ bản được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/CP và Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 23/2021/TTg của Thủ tướng Chính phủ. (Dũng Hiếu).
- Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp “nghiến răng” chở hàng bằng máy bay. Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trong khi nhu cầu hàng hoá tăng mạnh ở nhiều nơi khác đã khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào gián đoạn chưa từng có tiền lệ. Trong lúc những con tàu trên biển không thể chở hết số hàng hoá cần vận chuyển, chở hàng bằng máy bay đã trở thành một giải pháp bắt buộc tuy đắt đỏ. (An Huy).