Động lực mới cho UPCoM
Thị trường đăng ký giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) sẽ sôi động hơn khi đón những nguồn hàng mới
Thị trường đăng ký giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) sẽ sôi động hơn khi đón những nguồn hàng mới.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 24/6/2009, UPCoM có 10 doanh nghiệp tham gia đăng ký giao dịch cổ phiếu đợt đầu. Hiện con số này là 14. Chỉ số UPCoM-Index khởi động từ mốc điểm cơ bản 100, hiện còn 66,16 điểm (tính đến ngày 31/8).
Về số lượng doanh nghiệp tham gia, điểm số và diễn biến giao dịch trong hơn hai tháng qua, UPCoM vẫn chưa thực sự sôi động. Một nguyên do là nguồn hàng ban đầu còn hạn chế. Điều này có thể sẽ sớm thay đổi khi sàn UPCoM chuẩn bị đón động lực mới.
Thông tin được chú ý tuần qua là con số khoảng 50 doanh nghiệp ngành dầu khí được đánh giá là có triển vọng tham gia UPCoM; trong đó có khoảng 15 – 20 trường hợp có thể tham gia được ngay. Việc tham gia thị trường này đã có trong quan điểm chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trước mắt, dự kiến có 2 doanh nghiệp ngành dầu khí đầu tiên sẽ tham gia trong quý 4/2009 và đầu 2010.
Động lực khác được kỳ vọng ở sự tham gia của các cổ phiếu ngân hàng, một điểm chưa thể hiện thực dù đã có trong kế hoạch dự kiến của UPCoM ngày khai cuộc. Tin tốt là các bên liên quan đang xúc tiến khai thông những vướng mắc thủ tục để một số nhà băng sớm lên sàn này.
Theo kế hoạch dự kiến trước đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) sẽ tham gia đăng ký giao dịch cổ phiếu tại UPCoM. Với mức vốn điều lệ trên 3.636 tỷ đồng, SCB sẽ là đầu mối có quy mô lớn nhất và khả năng tạo sự sôi động lớn nhất tại đây. Tuy nhiên, do vướng thủ tục từ Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ xin phép được “chuyển từ vụ này tới vụ nọ”, mất nhiều thời gian mà chưa có câu trả lời chính thức, SCB đã tính chuyển hướng sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).
Về vướng mắc trên, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán cũng đã ngồi lại để tháo gỡ.
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) cho biết, những vướng mắc chính khiến cổ phiếu ngân hàng chưa thể tham gia xoay quanh 3 câu hỏi: Cổ phiếu ngân hàng lên UPCoM có phải xin phép Ngân hàng Nhà nước như niêm yết hay không? Khi tham gia thì cơ chế báo cáo trong giao dịch như thế nào (liên quan đến các quy định về giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu)? Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện như thế nào?
“Về cơ bản những vướng mắc trên đang được tháo gỡ. Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản lấy ý kiến của các đầu mối để sớm ban hành văn bản hướng dẫn”, ông Sơn cho biết.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết sẽ kiểm tra việc triển khai của các vụ chức năng để sớm hỗ trợ các ngân hàng có nhu cầu đăng ký giao dịch cổ phiếu tại UPCoM.
Trong khi chờ văn bản hướng dẫn ban hành, một số ngân hàng đã và đang lên kế hoạch, chuẩn bị thủ tục cần thiết để có thể là nhà băng đầu tiên đưa cổ phiếu lên sàn mới này. Cụ thể nhất là trường hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (DaiABank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB).
Ngày 19/8 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có quyết định chấp thuận cho DaiABank được đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã DAB. Số lượng đăng ký giao dịch của ngân hàng này là 100 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với giá trị đăng ký giao dịch là 1.000 tỷ đồng. “Với sự kiện này, DaiABank là ngân hàng đầu tiên lên sàn UPCoM”, DaiABank thông tin đến cổ đông.
Với OCB, Tổng giám đốc Trần Văn Vĩnh cũng dự kiến sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị để có thể đưa cổ phiếu của ngân hàng mình lên giao dịch tại UPCoM trong tháng 10 tới.
Trước thềm kế hoạch trên, OCB thu hút sự chú ý của giới đầu tư với sự kiện nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tiếp tục đầu tư để nâng tỷ lệ sở hữu. Theo thỏa thuận đạt được ngày 26/8 vừa qua, đối tác chiến lược BNP Paribas sẽ nâng dần tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% lên 15%, xa hơn là 20% tại OCB sau khi được Chính phủ cho phép. Định hướng đầu tư của BNP Paribas cùng sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược này trong hoạt động có thể là một yếu tố tạo thêm hấp dẫn cho cổ phiếu OCB.
Trước mắt, với sự tham gia của DaiABank và OCB, sàn UPCoM chính thức có cổ phiếu ngân hàng, có thêm lực hấp dẫn mới khi đây là những mặt hàng vẫn thường tạo sôi động trên thị trường OTC và niêm yết. Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng sẽ góp phần mở rộng quy mô của UPCoM, bởi ngay trong năm 2009 cả DaiABank và OCB đều hướng đến mục tiêu tăng vốn lên tối thiểu 2.000 tỷ đồng, năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Đây cũng là mức vốn pháp định tối thiểu theo lộ trình thực hiện quy định hiện hành của hệ thống ngân hàng thương mại.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 24/6/2009, UPCoM có 10 doanh nghiệp tham gia đăng ký giao dịch cổ phiếu đợt đầu. Hiện con số này là 14. Chỉ số UPCoM-Index khởi động từ mốc điểm cơ bản 100, hiện còn 66,16 điểm (tính đến ngày 31/8).
Về số lượng doanh nghiệp tham gia, điểm số và diễn biến giao dịch trong hơn hai tháng qua, UPCoM vẫn chưa thực sự sôi động. Một nguyên do là nguồn hàng ban đầu còn hạn chế. Điều này có thể sẽ sớm thay đổi khi sàn UPCoM chuẩn bị đón động lực mới.
Thông tin được chú ý tuần qua là con số khoảng 50 doanh nghiệp ngành dầu khí được đánh giá là có triển vọng tham gia UPCoM; trong đó có khoảng 15 – 20 trường hợp có thể tham gia được ngay. Việc tham gia thị trường này đã có trong quan điểm chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trước mắt, dự kiến có 2 doanh nghiệp ngành dầu khí đầu tiên sẽ tham gia trong quý 4/2009 và đầu 2010.
Động lực khác được kỳ vọng ở sự tham gia của các cổ phiếu ngân hàng, một điểm chưa thể hiện thực dù đã có trong kế hoạch dự kiến của UPCoM ngày khai cuộc. Tin tốt là các bên liên quan đang xúc tiến khai thông những vướng mắc thủ tục để một số nhà băng sớm lên sàn này.
Theo kế hoạch dự kiến trước đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) sẽ tham gia đăng ký giao dịch cổ phiếu tại UPCoM. Với mức vốn điều lệ trên 3.636 tỷ đồng, SCB sẽ là đầu mối có quy mô lớn nhất và khả năng tạo sự sôi động lớn nhất tại đây. Tuy nhiên, do vướng thủ tục từ Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ xin phép được “chuyển từ vụ này tới vụ nọ”, mất nhiều thời gian mà chưa có câu trả lời chính thức, SCB đã tính chuyển hướng sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).
Về vướng mắc trên, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán cũng đã ngồi lại để tháo gỡ.
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng ban Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán) cho biết, những vướng mắc chính khiến cổ phiếu ngân hàng chưa thể tham gia xoay quanh 3 câu hỏi: Cổ phiếu ngân hàng lên UPCoM có phải xin phép Ngân hàng Nhà nước như niêm yết hay không? Khi tham gia thì cơ chế báo cáo trong giao dịch như thế nào (liên quan đến các quy định về giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu)? Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện như thế nào?
“Về cơ bản những vướng mắc trên đang được tháo gỡ. Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản lấy ý kiến của các đầu mối để sớm ban hành văn bản hướng dẫn”, ông Sơn cho biết.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết sẽ kiểm tra việc triển khai của các vụ chức năng để sớm hỗ trợ các ngân hàng có nhu cầu đăng ký giao dịch cổ phiếu tại UPCoM.
Trong khi chờ văn bản hướng dẫn ban hành, một số ngân hàng đã và đang lên kế hoạch, chuẩn bị thủ tục cần thiết để có thể là nhà băng đầu tiên đưa cổ phiếu lên sàn mới này. Cụ thể nhất là trường hợp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (DaiABank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB).
Ngày 19/8 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã có quyết định chấp thuận cho DaiABank được đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã DAB. Số lượng đăng ký giao dịch của ngân hàng này là 100 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với giá trị đăng ký giao dịch là 1.000 tỷ đồng. “Với sự kiện này, DaiABank là ngân hàng đầu tiên lên sàn UPCoM”, DaiABank thông tin đến cổ đông.
Với OCB, Tổng giám đốc Trần Văn Vĩnh cũng dự kiến sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị để có thể đưa cổ phiếu của ngân hàng mình lên giao dịch tại UPCoM trong tháng 10 tới.
Trước thềm kế hoạch trên, OCB thu hút sự chú ý của giới đầu tư với sự kiện nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tiếp tục đầu tư để nâng tỷ lệ sở hữu. Theo thỏa thuận đạt được ngày 26/8 vừa qua, đối tác chiến lược BNP Paribas sẽ nâng dần tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% lên 15%, xa hơn là 20% tại OCB sau khi được Chính phủ cho phép. Định hướng đầu tư của BNP Paribas cùng sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược này trong hoạt động có thể là một yếu tố tạo thêm hấp dẫn cho cổ phiếu OCB.
Trước mắt, với sự tham gia của DaiABank và OCB, sàn UPCoM chính thức có cổ phiếu ngân hàng, có thêm lực hấp dẫn mới khi đây là những mặt hàng vẫn thường tạo sôi động trên thị trường OTC và niêm yết. Bên cạnh đó, cổ phiếu ngân hàng sẽ góp phần mở rộng quy mô của UPCoM, bởi ngay trong năm 2009 cả DaiABank và OCB đều hướng đến mục tiêu tăng vốn lên tối thiểu 2.000 tỷ đồng, năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Đây cũng là mức vốn pháp định tối thiểu theo lộ trình thực hiện quy định hiện hành của hệ thống ngân hàng thương mại.