"Dự án sông Hồng không chỉ để kinh doanh địa ốc"
"Nếu chỉ vì mục đích kinh doanh bất động sản thì chắc chắn chúng tôi và cả những nhà đầu tư khác đã không tham gia"
VnEconomy hỏi chuyện ông Han Jei Hyun, Giám đốc dự án thành phố ven sông Hồng.
>>Trên 7 tỉ USD cho dự án thành phố hai bên sông Hồng
Tiến độ triển khai dự án hiện nay đến đâu và có gặp khó khăn gì không, thưa ông ?
Hiện nay, tổ công tác của dự án vẫn đang làm việc khẩn trương để hoàn thành nốt một số điểm chi tiết của dự án. Dự kiến đến cuối tháng 11 này, chúng tôi sẽ có một bản kế hoạch hoàn chỉnh để đầu tháng 12 chúng tôi sẽ gửi sang cho UBND thành phố Hà Nội và một số bộ, ngành có liên quan của Việt Nam.
Còn về khó khăn thì đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa gặp một khó khăn nào lớn trong công việc của mình. Mọi việc xem ra khá suôn sẻ đối với tổ công tác của chúng tôi. Chỉ duy nhất một điều khiến chúng tôi lấy làm tiếc là trong cuộc triển lãm dự án tại Hà Nội vào tháng 9 vừa qua, ý kiến đóng góp của người dân và các nhà khoa học vẫn chưa nhiều.
Vì vậy, sắp tới, khi chúng tôi gửi bản kế hoạch chi tiết cho phía Việt Nam, hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn những ý kiến đóng góp của người dân, các nhà nghiên cứu và cuối cùng là sự phê duyệt của Chính phủ Việt Nam.
Nhưng đến thời điểm này thì vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, ý tưởng về xây dựng một thành phố ven sông như sông Hàn của Hàn Quốc là khó khả thi vì tính toán chưa kỹ và sông Hồng không giống với sông Hàn?
Theo tôi thì không phải như vậy. Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy, sông Hồng và sông Hàn có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt. Chẳng hạn như về diện tích lòng sông và thủy văn là khá giống nhau.
Vì thế, chúng tôi cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể xây dựng một thành phố ven sông, giống như thành phố nổi tiếng bên sông Hàn tại Hàn Quốc.
Còn theo tôi hiểu thì những ý kiến quan ngại đối với dự án sông Hồng cũng chỉ xoay quanh việc di dời gần 40.000 hộ dân trong vùng dự án. Đây sẽ là một khâu quan trọng của dự án vì nó liên quan đến kinh phí đền bù cũng như vấn đề xã hội, khiếu kiện…
Vậy, kế hoạch di dời 40.000 hộ dân đã được tính toán như thế nào, thưa ông ?
Số hộ phải di dời trong dự án lên tới 40.000 hộ, tương đương với 170.000 dân. Đây sẽ là một con số không nhỏ nên cũng không phải là chuyện dễ. Do đó, chúng tôi dự kiến, việc di dân sẽ phải mất khá nhiều thời gian, nhanh nhất cũng phải từ 10 đến 12 năm và chia thành 3 giai đoạn.
Theo tính toán, chi phí dành cho việc bồi thường, tái định cư của 40.000 hộ dân sẽ lên tới 1,5 tỉ USD. Phương án bồi thường cho các đối tượng này là bồi thường bằng tiền mặt hoặc cung cấp chung cư theo phương thức cho thuê dài hạn. Dự kiến, khi dự án hoàn thành thì quỹ nhà mới tạo ra sẽ cung cấp chỗ ở tái định cư cho khoảng 29.000 hộ trong khu vực dự án.
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ nếu Chính phủ Việt Nam và thành phố Hà Nội quyết tâm thì không việc gì là không thể làm. Vấn đề còn lại chỉ là việc huy động nguồn vốn cho dự án, mà theo dự kiến là sẽ lên tới 7 tỷ USD.
Vậy, 7 tỷ USD này sẽ được huy động như thế nào, thưa ông ?
Đây là một dự án lớn nhất của Hà Nội từ trước đến nay. Vừa qua, chúng tôi cũng đã có một cuộc họp với lãnh đạo thành phố Hà Nội để bàn về việc huy động vốn cho dự án. Hai bên cũng đã thống nhất là sẽ huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp nước ngoài, kể cả ở Hàn Quốc. Phần còn lại sẽ do Chính phủ Việt Nam đóng góp.
Có nhiều ý kiến cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến dự án này là do bất động sản Hà Nội đang và sẽ được giá ?
Mục đích đầu tiên của chúng tôi khi tham gia vào dự án này là mong muốn làm sao cho người dân sống hai bên sông Hồng có một đô thị hiện đại mà không phải chịu cảnh lũ lụt. Còn nếu chỉ vì mục đích kinh doanh bất động sản thì chắc chắn chúng tôi và cả những nhà đầu tư khác đã không tham gia vào dự án này vì đây là một dự án “khó”.
Còn theo tôi, giá bất động sản ở Hà Nội tăng cao là một tất yếu của việc phát triển đô thị. Việc xây dựng dự án này cũng là nằm trong xu thế phát triển đô thị đó. Cho nên, phát triển đô thị không thể bị kìm hãm bởi lợi ích của một cá nhân hay tổ chức nào đó. Tất cả đều phải vì lợi ích chung và phải hòa chung xu thế của sự phát triển.
Tất nhiên, khi dự án này hoàn thành thì chắc chắn sẽ ít nhiều tác động đến thị trường bất động sản của Hà Nội nhưng sẽ là theo hướng có lợi cho người dân.
Vì vậy, tôi mong muốn rằng tất cả những người dân Hà Nội và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, hãy xem đây là một dự án mang tính xã hội, phục vụ người dân.
>>Trên 7 tỉ USD cho dự án thành phố hai bên sông Hồng
Tiến độ triển khai dự án hiện nay đến đâu và có gặp khó khăn gì không, thưa ông ?
Hiện nay, tổ công tác của dự án vẫn đang làm việc khẩn trương để hoàn thành nốt một số điểm chi tiết của dự án. Dự kiến đến cuối tháng 11 này, chúng tôi sẽ có một bản kế hoạch hoàn chỉnh để đầu tháng 12 chúng tôi sẽ gửi sang cho UBND thành phố Hà Nội và một số bộ, ngành có liên quan của Việt Nam.
Còn về khó khăn thì đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa gặp một khó khăn nào lớn trong công việc của mình. Mọi việc xem ra khá suôn sẻ đối với tổ công tác của chúng tôi. Chỉ duy nhất một điều khiến chúng tôi lấy làm tiếc là trong cuộc triển lãm dự án tại Hà Nội vào tháng 9 vừa qua, ý kiến đóng góp của người dân và các nhà khoa học vẫn chưa nhiều.
Vì vậy, sắp tới, khi chúng tôi gửi bản kế hoạch chi tiết cho phía Việt Nam, hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn những ý kiến đóng góp của người dân, các nhà nghiên cứu và cuối cùng là sự phê duyệt của Chính phủ Việt Nam.
Nhưng đến thời điểm này thì vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, ý tưởng về xây dựng một thành phố ven sông như sông Hàn của Hàn Quốc là khó khả thi vì tính toán chưa kỹ và sông Hồng không giống với sông Hàn?
Theo tôi thì không phải như vậy. Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy, sông Hồng và sông Hàn có nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt. Chẳng hạn như về diện tích lòng sông và thủy văn là khá giống nhau.
Vì thế, chúng tôi cho rằng, Hà Nội hoàn toàn có thể xây dựng một thành phố ven sông, giống như thành phố nổi tiếng bên sông Hàn tại Hàn Quốc.
Còn theo tôi hiểu thì những ý kiến quan ngại đối với dự án sông Hồng cũng chỉ xoay quanh việc di dời gần 40.000 hộ dân trong vùng dự án. Đây sẽ là một khâu quan trọng của dự án vì nó liên quan đến kinh phí đền bù cũng như vấn đề xã hội, khiếu kiện…
Vậy, kế hoạch di dời 40.000 hộ dân đã được tính toán như thế nào, thưa ông ?
Số hộ phải di dời trong dự án lên tới 40.000 hộ, tương đương với 170.000 dân. Đây sẽ là một con số không nhỏ nên cũng không phải là chuyện dễ. Do đó, chúng tôi dự kiến, việc di dân sẽ phải mất khá nhiều thời gian, nhanh nhất cũng phải từ 10 đến 12 năm và chia thành 3 giai đoạn.
Theo tính toán, chi phí dành cho việc bồi thường, tái định cư của 40.000 hộ dân sẽ lên tới 1,5 tỉ USD. Phương án bồi thường cho các đối tượng này là bồi thường bằng tiền mặt hoặc cung cấp chung cư theo phương thức cho thuê dài hạn. Dự kiến, khi dự án hoàn thành thì quỹ nhà mới tạo ra sẽ cung cấp chỗ ở tái định cư cho khoảng 29.000 hộ trong khu vực dự án.
Tuy nhiên, theo tôi nghĩ nếu Chính phủ Việt Nam và thành phố Hà Nội quyết tâm thì không việc gì là không thể làm. Vấn đề còn lại chỉ là việc huy động nguồn vốn cho dự án, mà theo dự kiến là sẽ lên tới 7 tỷ USD.
Vậy, 7 tỷ USD này sẽ được huy động như thế nào, thưa ông ?
Đây là một dự án lớn nhất của Hà Nội từ trước đến nay. Vừa qua, chúng tôi cũng đã có một cuộc họp với lãnh đạo thành phố Hà Nội để bàn về việc huy động vốn cho dự án. Hai bên cũng đã thống nhất là sẽ huy động chủ yếu từ các doanh nghiệp nước ngoài, kể cả ở Hàn Quốc. Phần còn lại sẽ do Chính phủ Việt Nam đóng góp.
Có nhiều ý kiến cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến dự án này là do bất động sản Hà Nội đang và sẽ được giá ?
Mục đích đầu tiên của chúng tôi khi tham gia vào dự án này là mong muốn làm sao cho người dân sống hai bên sông Hồng có một đô thị hiện đại mà không phải chịu cảnh lũ lụt. Còn nếu chỉ vì mục đích kinh doanh bất động sản thì chắc chắn chúng tôi và cả những nhà đầu tư khác đã không tham gia vào dự án này vì đây là một dự án “khó”.
Còn theo tôi, giá bất động sản ở Hà Nội tăng cao là một tất yếu của việc phát triển đô thị. Việc xây dựng dự án này cũng là nằm trong xu thế phát triển đô thị đó. Cho nên, phát triển đô thị không thể bị kìm hãm bởi lợi ích của một cá nhân hay tổ chức nào đó. Tất cả đều phải vì lợi ích chung và phải hòa chung xu thế của sự phát triển.
Tất nhiên, khi dự án này hoàn thành thì chắc chắn sẽ ít nhiều tác động đến thị trường bất động sản của Hà Nội nhưng sẽ là theo hướng có lợi cho người dân.
Vì vậy, tôi mong muốn rằng tất cả những người dân Hà Nội và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, hãy xem đây là một dự án mang tính xã hội, phục vụ người dân.