EVN Telecom về Viettel là “hết sức bình thường”
Có thêm EVN Telecom thì quy mô thị phần của Viettel cũng chưa đến 50% và phù hợp với pháp luật về cạnh tranh
Có thêm EVN Telecom thì quy mô thị phần của Viettel cũng chưa đến 50% và phù hợp với pháp luật về cạnh tranh.
Quan điểm trên vừa được ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khẳng định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, về việc sáp nhập Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) vào Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Theo ông Muôn, Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, Điều 19 của Luật cũng chỉ rõ, tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 có thể được xem xét miễn trừ trong trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
“Sau khi điều chuyển, thị phần của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nếu cộng cơ học cũng chưa đến 50% thị phần thị trường viễn thông, chỉ ở khoảng 40% gì đó. Nếu tỷ lệ sau khi điều chuyển là trên 50% thì cũng không có vấn đề gì lớn, vì chúng ta cũng sẽ cơ cấu lại để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”, vị Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói.
Ông Muôn cho rằng, “các quy luật thị trường sẽ tự dẫn đến việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất, điều chuyển doanh nghiệp và cần coi đó là chuyện hết sức bình thường” và khẳng định, “nếu đi theo hướng này, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ lành mạnh hơn, quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo tốt hơn”.
Liên quan đến quá trình điều chuyển EVN Telecom về với Viettel, ông Phạm Viết Muôn cho biết, việc điều chuyển sẽ thực hiện nguyên trạng, tức điều chuyển toàn bộ trụ sở, tài sản, đất đai, các nguồn vốn, công nợ, tổ chức bộ máy, lao động; tài nguyên viễn thông, bao gồm tần số, khối số, tên miền, địa chỉ Internet, cơ sở hạ tầng viễn thông; các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác của EVN Telecom; chuyển quyền và nghĩa vụ nợ của công ty này và các đơn vị có liên quan từ các tổ chức tín dụng, chủ nợ khác sang Viettel.
Ông Muôn cũng khẳng định, sau khi chuyển đổi, quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, các đối tác của EVN Telecom vẫn được đáp ứng đầy đủ, ít nhất là như hiện tại và chắc rằng sẽ tốt hơn.
Được biết, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về việc Viettel chính thức tiếp nhận EVN Telecom kể từ ngày 1/1/2012.
Quan điểm trên vừa được ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, khẳng định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, về việc sáp nhập Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) vào Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).
Theo ông Muôn, Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, Điều 19 của Luật cũng chỉ rõ, tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 có thể được xem xét miễn trừ trong trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
“Sau khi điều chuyển, thị phần của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nếu cộng cơ học cũng chưa đến 50% thị phần thị trường viễn thông, chỉ ở khoảng 40% gì đó. Nếu tỷ lệ sau khi điều chuyển là trên 50% thì cũng không có vấn đề gì lớn, vì chúng ta cũng sẽ cơ cấu lại để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”, vị Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói.
Ông Muôn cho rằng, “các quy luật thị trường sẽ tự dẫn đến việc mua bán, sáp nhập, hợp nhất, điều chuyển doanh nghiệp và cần coi đó là chuyện hết sức bình thường” và khẳng định, “nếu đi theo hướng này, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ lành mạnh hơn, quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo tốt hơn”.
Liên quan đến quá trình điều chuyển EVN Telecom về với Viettel, ông Phạm Viết Muôn cho biết, việc điều chuyển sẽ thực hiện nguyên trạng, tức điều chuyển toàn bộ trụ sở, tài sản, đất đai, các nguồn vốn, công nợ, tổ chức bộ máy, lao động; tài nguyên viễn thông, bao gồm tần số, khối số, tên miền, địa chỉ Internet, cơ sở hạ tầng viễn thông; các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác của EVN Telecom; chuyển quyền và nghĩa vụ nợ của công ty này và các đơn vị có liên quan từ các tổ chức tín dụng, chủ nợ khác sang Viettel.
Ông Muôn cũng khẳng định, sau khi chuyển đổi, quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, các đối tác của EVN Telecom vẫn được đáp ứng đầy đủ, ít nhất là như hiện tại và chắc rằng sẽ tốt hơn.
Được biết, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về việc Viettel chính thức tiếp nhận EVN Telecom kể từ ngày 1/1/2012.