“Nhập EVN Telecom vào Viettel là phạm Luật Cạnh tranh”
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội cho rằng việc sáp nhập EVN Telecom vào Viettel là vi phạm Luật Cạnh tranh
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) vừa có công văn gửi tới Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), trong đó cho rằng việc sáp nhập EVN Telecom vào Viettel là vi phạm Luật Cạnh tranh và nhờ các đơn vị này đứng ra làm “trọng tài” giải quyết.
Trong công văn số 585 mà Hanoi Telecom gửi tới Cục Quản lý cạnh tranh, đồng thời cũng gửi tới Hội đồng Cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, Hanoi Telecom cho rằng, chủ trương sáp nhập Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) vào Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là tập trung kinh tế quá mức và dồn mọi nguồn lực của EVN Telecom cho Viettel, là trái với các quy định của Luật Cạnh tranh cũng như các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cụ thể, Hanoi Telecom cho rằng, thứ nhất, nếu mọi nguồn lực của EVN Telecom được chuyển giao toàn bộ cho Viettel bao gồm cả tài nguyên tần số 2G, 3G thì chỉ riêng đơn vị này sở hữu tới trên 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia.
Điều này, theo Hanoi Telecom, là vi phạm điều 18, mục 3, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 trong đó đã quy định rõ: “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan”.
Vì thế, theo Hanoi Telecom, điều này nếu trở thành hiện thực sẽ tạo điều kiện cho Viettel trở thành “doanh nghiệp có vị trí độc quyền” trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Thứ hai, do Viettel hiện chiếm gần 37% thị phần thông tin di động tại Việt Nam, nên theo điều 11, mục 2, Luật Cạnh tranh, với trên 30% thị phần, Viettel được coi là “doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường”. Cho nên, nếu lấy được phần băng tần 3G đang chia sẻ với Hanoi Telecom từ EVN Telecom, việc Viettel sẽ “ngăn cản việc tham gia thị trường” cung cấp dịch vụ 3G “của những đối thủ cạnh tranh” như Hanoi Telecom là không thể tránh khỏi.
Lý do, bởi chỉ với một phần nhỏ băng tần 3G còn lại, Hanoi Telecom sẽ không thể cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường với giá cả cạnh tranh nhất do chi phí triển khai quá lớn . Điều này đi ngược với quy định cấm “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” theo Luật Cạnh tranh.
Hơn nữa, theo Hanoi Telecom, trong kế hoạch tiếp nhận EVN Telecom của Viettel, Viettel sẽ được sử dụng miễn phí tất cả các cột tháp anten và hàng chục triệu cột điện trong khi đó các nhà mạng khác phải thuê cột điện để treo cáp với giá tăng gấp trên 7 lần so với giá khởi điểm. Điều này cũng vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Cạnh tranh.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Hanoi Telecom đã liên tục gửi công văn kiến nghị tới Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ, ban, ngành Hanoi Telecom về đề xuất mua lại phần băng tần 3G và cơ sở hạ tầng của EVN Telecom.
Vì lo ngại bởi khả năng EVN Telecom sẽ được sáp nhập với tập đoàn viễn thông quân đội Viettel sẽ diễn ra trong tháng 11/2011, nên cũng trong công văn 585, Hanoi Telecom kiến nghị các đơn vị trên cần có ý kiến công khai với Chính phủ về việc sáp nhập EVN Telecom với Viettel để đảm bảo tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, tránh sự quay trở lại thời kỳ độc quyền cũ hoặc dạng biến tướng của hình thức độc quyền mới.
Trong công văn số 585 mà Hanoi Telecom gửi tới Cục Quản lý cạnh tranh, đồng thời cũng gửi tới Hội đồng Cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, Hanoi Telecom cho rằng, chủ trương sáp nhập Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) vào Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là tập trung kinh tế quá mức và dồn mọi nguồn lực của EVN Telecom cho Viettel, là trái với các quy định của Luật Cạnh tranh cũng như các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cụ thể, Hanoi Telecom cho rằng, thứ nhất, nếu mọi nguồn lực của EVN Telecom được chuyển giao toàn bộ cho Viettel bao gồm cả tài nguyên tần số 2G, 3G thì chỉ riêng đơn vị này sở hữu tới trên 50% tổng quỹ tần số 3G của quốc gia.
Điều này, theo Hanoi Telecom, là vi phạm điều 18, mục 3, Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 trong đó đã quy định rõ: “Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan”.
Vì thế, theo Hanoi Telecom, điều này nếu trở thành hiện thực sẽ tạo điều kiện cho Viettel trở thành “doanh nghiệp có vị trí độc quyền” trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Thứ hai, do Viettel hiện chiếm gần 37% thị phần thông tin di động tại Việt Nam, nên theo điều 11, mục 2, Luật Cạnh tranh, với trên 30% thị phần, Viettel được coi là “doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường”. Cho nên, nếu lấy được phần băng tần 3G đang chia sẻ với Hanoi Telecom từ EVN Telecom, việc Viettel sẽ “ngăn cản việc tham gia thị trường” cung cấp dịch vụ 3G “của những đối thủ cạnh tranh” như Hanoi Telecom là không thể tránh khỏi.
Lý do, bởi chỉ với một phần nhỏ băng tần 3G còn lại, Hanoi Telecom sẽ không thể cung cấp dịch vụ 3G ra thị trường với giá cả cạnh tranh nhất do chi phí triển khai quá lớn . Điều này đi ngược với quy định cấm “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường” theo Luật Cạnh tranh.
Hơn nữa, theo Hanoi Telecom, trong kế hoạch tiếp nhận EVN Telecom của Viettel, Viettel sẽ được sử dụng miễn phí tất cả các cột tháp anten và hàng chục triệu cột điện trong khi đó các nhà mạng khác phải thuê cột điện để treo cáp với giá tăng gấp trên 7 lần so với giá khởi điểm. Điều này cũng vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật Cạnh tranh.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Hanoi Telecom đã liên tục gửi công văn kiến nghị tới Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ, ban, ngành Hanoi Telecom về đề xuất mua lại phần băng tần 3G và cơ sở hạ tầng của EVN Telecom.
Vì lo ngại bởi khả năng EVN Telecom sẽ được sáp nhập với tập đoàn viễn thông quân đội Viettel sẽ diễn ra trong tháng 11/2011, nên cũng trong công văn 585, Hanoi Telecom kiến nghị các đơn vị trên cần có ý kiến công khai với Chính phủ về việc sáp nhập EVN Telecom với Viettel để đảm bảo tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, tránh sự quay trở lại thời kỳ độc quyền cũ hoặc dạng biến tướng của hình thức độc quyền mới.