FAO kêu gọi đối phó khủng hoảng lương thực
FAO cho biết, sản lượng lương thực thế giới đã sụt giảm, giá lương thực tăng mạnh và dự trữ lương thực hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 1980
Thế giới đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp về lương thực. Chủ tịch Tổ chức lương nông LHQ (FAO), Jacques Diouf ngày 11/4 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh của FAO, tổ chức ở Rome (Italia) tháng 6 tới, tìm biện pháp đối phó khủng hoảng lương thực.
FAO cho biết, sản lượng lương thực thế giới đã sụt giảm, giá lương thực tăng mạnh và dự trữ lương thực hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 1980. 37 nước đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng giá lương thực.
Tăng cường giúp các nước thiếu lương thực
Để giải quyết nguy cơ thiếu lương thực và sự bùng nổ giá lương thực, thực phẩm, FAO kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng một chiến lược toàn cầu. FAO kêu gọi tất cả các nước cứu trợ và các tổ chức tài chính quốc tế tăng cường giúp đỡ những nước bị tác động mạnh bởi giá cả “leo thang”.
Theo ước tính, khoản tiền bổ sung của chính phủ các nước dành cho việc thực hiện các dự án và các chương trình cứu trợ trước tình trạng gia tăng giá cả vào khoảng 1,2 - 1,7 tỷ USD.
Giá lúa mì và ngũ cốc tăng, cùng với chi phí vận tải tăng nhanh, đã làm tăng gánh nặng của các nước nghèo phải nhập khẩu lương thực. FAO dự tính, tổng chi phí cho nhập khẩu lương thực của các nước nghèo có thể lên tới 28 tỷ USD niên vụ 07/08, tăng 14% so với niên vụ 06/07. Tổng giá trị nhập khẩu lương thực của các nước đang phát triển năm 2008 có thể lên 52 tỷ USD.
Theo FAO, lượng dự trữ lúa mì của thế giới hiện ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Những năm trước, Quỹ Dự trữ an ninh lương thực thế giới là 140 triệu tấn gạo, nhưng đến năm nay chỉ còn 76 triệu tấn. Trong năm 2007, nhu cầu lương thực trên thế giới cần 245 triệu tấn gạo, trong khi các nước sản xuất lương thực chỉ có thể sản xuất khoảng 240 triệu tấn.
Trong khi đó, sản lượng lương thực lại cần phải tăng gấp đôi trong vòng 25-50 năm tới, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới ước tính sẽ tăng thêm khoảng 3 tỷ người vào năm 2050.
FAO dự đoán, sản lượng ngũ cốc của thế giới năm 2008 có thể sẽ tăng 2,6%, đạt mức kỷ lục 2.164 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa mỳ tăng nhiều nhất do các nước sản xuất chính tăng mạnh diện tích trồng trọt. Nếu tỷ lệ tăng về sản lượng trên được thực hiện, tình hình cung cấp ngũ cốc có thể sẽ dịu đi trong niên vụ mới 08/09. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Cảnh báo thảm hoạ nhân đạo ở châu Phi
Tại London, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã kêu gọi Nhật, nước đang đảm nhiệm chức Chủ tịch nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) cần phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên hiệp quốc đưa ra kế hoạch giải quyết vấn đề lương thực đang leo thang đến mức báo động. Theo ông, cải cách thương mại toàn cầu cũng sẽ giúp xử lý cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.
Cao uỷ phụ trách vấn đề phát triển của Liên minh châu Âu (EU) L. Michel đã cảnh báo về một thảm hoạ nhân đạo có thể xảy ra tại các nước châu Phi do tác động của tình trạng giá cả lương thực thế giới tăng cao. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường các hoạt động đầu tư tại châu lục này, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, để giải quyết vấn đề an ninh lương thực hiện nay.
EU có kế hoạch tăng khoản hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn cho các nước nghèo từ mức 650 triệu EUR hiện nay lên 1,2 tỉ EUR trong thời gian tới.
Tổ chức liên chính phủ đánh giá về nông nghiệp và công nghệ phát triển (IAASTD) đề xuất một Cuộc cách mạng Xanh mới với một loạt biện pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, hỗ trợ hàng trăm triệu người bị lâm vào tình trạng thiếu ăn.
IAASTD đã tập hợp được 400 nhà khoa học thế giới để tìm các biện pháp mới, nhằm tăng gấp đôi sản lượng lương thực trong vòng 25-50 năm tới một cách bền vững. Theo đó, cần phải kết hợp giữa bí quyết truyền thống địa phương với tri thức của nhân loại.
Các nhà lãnh đạo châu Phi cũng đã quyết định thúc đẩy một cuộc cách mạng xanh mới theo mô hình cuộc cách mạng xanh đã thành công ở châu Á và Mỹ Latinh nhằm đẩy nhanh cuộc chiến chống đói nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ ở lục địa này.
Các chuyên gia cho rằng trước hết phải cải thiện điều kiện giao thông, nguồn nước và kỹ thuật canh tác. Xây dựng mạng lưới bán lẻ phân hóa học tiện lợi để giảm giá thành vận chuyển và huấn luyện nông dân kỹ thuật canh tác mới...
FAO cho biết, sản lượng lương thực thế giới đã sụt giảm, giá lương thực tăng mạnh và dự trữ lương thực hiện ở mức thấp nhất kể từ năm 1980. 37 nước đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng giá lương thực.
Tăng cường giúp các nước thiếu lương thực
Để giải quyết nguy cơ thiếu lương thực và sự bùng nổ giá lương thực, thực phẩm, FAO kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng một chiến lược toàn cầu. FAO kêu gọi tất cả các nước cứu trợ và các tổ chức tài chính quốc tế tăng cường giúp đỡ những nước bị tác động mạnh bởi giá cả “leo thang”.
Theo ước tính, khoản tiền bổ sung của chính phủ các nước dành cho việc thực hiện các dự án và các chương trình cứu trợ trước tình trạng gia tăng giá cả vào khoảng 1,2 - 1,7 tỷ USD.
Giá lúa mì và ngũ cốc tăng, cùng với chi phí vận tải tăng nhanh, đã làm tăng gánh nặng của các nước nghèo phải nhập khẩu lương thực. FAO dự tính, tổng chi phí cho nhập khẩu lương thực của các nước nghèo có thể lên tới 28 tỷ USD niên vụ 07/08, tăng 14% so với niên vụ 06/07. Tổng giá trị nhập khẩu lương thực của các nước đang phát triển năm 2008 có thể lên 52 tỷ USD.
Theo FAO, lượng dự trữ lúa mì của thế giới hiện ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Những năm trước, Quỹ Dự trữ an ninh lương thực thế giới là 140 triệu tấn gạo, nhưng đến năm nay chỉ còn 76 triệu tấn. Trong năm 2007, nhu cầu lương thực trên thế giới cần 245 triệu tấn gạo, trong khi các nước sản xuất lương thực chỉ có thể sản xuất khoảng 240 triệu tấn.
Trong khi đó, sản lượng lương thực lại cần phải tăng gấp đôi trong vòng 25-50 năm tới, nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực của dân số thế giới ước tính sẽ tăng thêm khoảng 3 tỷ người vào năm 2050.
FAO dự đoán, sản lượng ngũ cốc của thế giới năm 2008 có thể sẽ tăng 2,6%, đạt mức kỷ lục 2.164 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa mỳ tăng nhiều nhất do các nước sản xuất chính tăng mạnh diện tích trồng trọt. Nếu tỷ lệ tăng về sản lượng trên được thực hiện, tình hình cung cấp ngũ cốc có thể sẽ dịu đi trong niên vụ mới 08/09. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Cảnh báo thảm hoạ nhân đạo ở châu Phi
Tại London, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã kêu gọi Nhật, nước đang đảm nhiệm chức Chủ tịch nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) cần phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên hiệp quốc đưa ra kế hoạch giải quyết vấn đề lương thực đang leo thang đến mức báo động. Theo ông, cải cách thương mại toàn cầu cũng sẽ giúp xử lý cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.
Cao uỷ phụ trách vấn đề phát triển của Liên minh châu Âu (EU) L. Michel đã cảnh báo về một thảm hoạ nhân đạo có thể xảy ra tại các nước châu Phi do tác động của tình trạng giá cả lương thực thế giới tăng cao. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường các hoạt động đầu tư tại châu lục này, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, để giải quyết vấn đề an ninh lương thực hiện nay.
EU có kế hoạch tăng khoản hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn cho các nước nghèo từ mức 650 triệu EUR hiện nay lên 1,2 tỉ EUR trong thời gian tới.
Tổ chức liên chính phủ đánh giá về nông nghiệp và công nghệ phát triển (IAASTD) đề xuất một Cuộc cách mạng Xanh mới với một loạt biện pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, hỗ trợ hàng trăm triệu người bị lâm vào tình trạng thiếu ăn.
IAASTD đã tập hợp được 400 nhà khoa học thế giới để tìm các biện pháp mới, nhằm tăng gấp đôi sản lượng lương thực trong vòng 25-50 năm tới một cách bền vững. Theo đó, cần phải kết hợp giữa bí quyết truyền thống địa phương với tri thức của nhân loại.
Các nhà lãnh đạo châu Phi cũng đã quyết định thúc đẩy một cuộc cách mạng xanh mới theo mô hình cuộc cách mạng xanh đã thành công ở châu Á và Mỹ Latinh nhằm đẩy nhanh cuộc chiến chống đói nghèo, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ ở lục địa này.
Các chuyên gia cho rằng trước hết phải cải thiện điều kiện giao thông, nguồn nước và kỹ thuật canh tác. Xây dựng mạng lưới bán lẻ phân hóa học tiện lợi để giảm giá thành vận chuyển và huấn luyện nông dân kỹ thuật canh tác mới...