Fitch cảnh báo tước định hạng tín nhiệm AAA của Mỹ
Fitch là tổ chức duy nhất trong số 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất cảnh báo về khả năng đánh tụt điểm tín nhiệm của Mỹ
Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings vừa lên tiếng cảnh báo có thể hạ định hạng tín nhiệm nợ AAA mà tổ chức này dành cho Mỹ. Trước đó, chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc cũng kêu gọi Washington sớm đạt thỏa thuận nâng trần nợ để ngăn nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia.
Theo tờ Wall Street Journal, lời cảnh báo của Fitch có thể được xem như tín hiệu mới nhất cho thấy thế bế tắc trong cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ đang xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư. Hiện Fitch đang dành cho Mỹ định hạng tín nhiệm cao nhất AAA với triển vọng tiêu cực. Tổ chức này cho biết, từ nay tới hết quý 1 năm sau, Mỹ có thể không còn giữ được định hạng tín nhiệm này.
Fitch cũng nói rằng, cho dù Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận nâng trần nợ ngắn hạn để tránh vỡ nợ, thế bế tắc về ngân sách ở nước này thời gian qua đã làm suy yếu niềm tin vào tính hiệu lực của chính phủ cũng như các chính sách kinh tế của nước Mỹ.
Phản ứng trước động thái trên của Fitch, Bộ Tài chính Mỹ nói rằng, lời cảnh báo này gia tăng tính cấp bách phải nâng trần nợ. Bộ này nhấn mạnh, Quốc hội nên “loại bỏ nguy cơ vỡ nợ đang treo lơ lửng trên nền kinh tế”.
Đến thời điểm này, Fitch là tổ chức duy nhất trong số 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất gồm Fitch, S&P và Moody’s cảnh báo về khả năng đánh tụt điểm tín nhiệm nợ của Mỹ. S&P đã tước định hạng AAA của Mỹ vào năm 2011 và hiện chưa đưa ra cảnh báo về một động thái cắt giảm tiếp theo.
Moody’s thì nói rằng, khó có khả năng họ sẽ hạ điểm tín nhiệm của Mỹ.
Cả ba hãng đánh giá tín nhiệm này cùng chung quan điểm là nước Mỹ sẽ không rơi vào cảnh vỡ nợ.
Dù thận trọng và cảnh giác trước tình trạng bế tắc ngân sách của Mỹ, nhiều nhà đầu tư cho biết họ vẫn muốn nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ miễn là Quốc hội nước này đạt được thỏa thuận để tránh vỡ nợ. Các nhà đầu tư này cũng nói rằng, việc nợ Mỹ được xếp hạng AAA hay AA+ chỉ là vấn đề thứ yếu. Gần đây, các nhà đầu tư đã bán ra nợ ngắn hạn của Mỹ vì đây là các khoản đầu tư có độ rủi ro cao hơn trong trường hợp Washington vỡ nợ. Tuy nhiên, giá trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn vẫn ổn định.
Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ hiện có quy mô 11,6 nghìn tỷ USD. Những lo ngại gần đây về khả năng Mỹ vỡ nợ không hề khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường này. Nợ Mỹ vẫn được xem là một kênh đầu tư an toàn bất chấp kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, Washington nợ chồng chất và cuộc chiến ngân sách leo thang. Theo giới phân tích, cho dù uy tín và điểm tín nhiệm của Mỹ có bị hạ, thì nợ Mỹ vẫn là kênh đầu tư có độ thanh khoản cao nhất và an toàn nhất.
Mặc dù vậy, chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc những ngày gần đây liên tục bày tỏ lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Washington. Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng, nước Mỹ phải gánh vác trách nhiệm với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, quốc gia sở hữu đồng tiền dự trữ chính, và “có những biện pháp nhất quán trước ngày 17/10 để tránh vỡ nợ”.
Trong diễn biến mới nhất, các nhà làm luật với quan điểm bảo thủ thuộc phe Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã phản đối một đề xuất ngân sách chuẩn bị được đưa ra bỏ phiếu thông qua trong đêm ngày thứ Ba theo giờ Mỹ. Với việc đề xuất này bị bác bỏ, thế bế tắc ngân sách của Mỹ sẽ kéo dài thêm ít nhất 1 ngày nữa.
Theo tờ Wall Street Journal, lời cảnh báo của Fitch có thể được xem như tín hiệu mới nhất cho thấy thế bế tắc trong cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ đang xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư. Hiện Fitch đang dành cho Mỹ định hạng tín nhiệm cao nhất AAA với triển vọng tiêu cực. Tổ chức này cho biết, từ nay tới hết quý 1 năm sau, Mỹ có thể không còn giữ được định hạng tín nhiệm này.
Fitch cũng nói rằng, cho dù Quốc hội Mỹ đạt được thỏa thuận nâng trần nợ ngắn hạn để tránh vỡ nợ, thế bế tắc về ngân sách ở nước này thời gian qua đã làm suy yếu niềm tin vào tính hiệu lực của chính phủ cũng như các chính sách kinh tế của nước Mỹ.
Phản ứng trước động thái trên của Fitch, Bộ Tài chính Mỹ nói rằng, lời cảnh báo này gia tăng tính cấp bách phải nâng trần nợ. Bộ này nhấn mạnh, Quốc hội nên “loại bỏ nguy cơ vỡ nợ đang treo lơ lửng trên nền kinh tế”.
Đến thời điểm này, Fitch là tổ chức duy nhất trong số 3 tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất gồm Fitch, S&P và Moody’s cảnh báo về khả năng đánh tụt điểm tín nhiệm nợ của Mỹ. S&P đã tước định hạng AAA của Mỹ vào năm 2011 và hiện chưa đưa ra cảnh báo về một động thái cắt giảm tiếp theo.
Moody’s thì nói rằng, khó có khả năng họ sẽ hạ điểm tín nhiệm của Mỹ.
Cả ba hãng đánh giá tín nhiệm này cùng chung quan điểm là nước Mỹ sẽ không rơi vào cảnh vỡ nợ.
Dù thận trọng và cảnh giác trước tình trạng bế tắc ngân sách của Mỹ, nhiều nhà đầu tư cho biết họ vẫn muốn nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ miễn là Quốc hội nước này đạt được thỏa thuận để tránh vỡ nợ. Các nhà đầu tư này cũng nói rằng, việc nợ Mỹ được xếp hạng AAA hay AA+ chỉ là vấn đề thứ yếu. Gần đây, các nhà đầu tư đã bán ra nợ ngắn hạn của Mỹ vì đây là các khoản đầu tư có độ rủi ro cao hơn trong trường hợp Washington vỡ nợ. Tuy nhiên, giá trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn vẫn ổn định.
Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ hiện có quy mô 11,6 nghìn tỷ USD. Những lo ngại gần đây về khả năng Mỹ vỡ nợ không hề khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường này. Nợ Mỹ vẫn được xem là một kênh đầu tư an toàn bất chấp kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, Washington nợ chồng chất và cuộc chiến ngân sách leo thang. Theo giới phân tích, cho dù uy tín và điểm tín nhiệm của Mỹ có bị hạ, thì nợ Mỹ vẫn là kênh đầu tư có độ thanh khoản cao nhất và an toàn nhất.
Mặc dù vậy, chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc những ngày gần đây liên tục bày tỏ lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Washington. Hôm qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng, nước Mỹ phải gánh vác trách nhiệm với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, quốc gia sở hữu đồng tiền dự trữ chính, và “có những biện pháp nhất quán trước ngày 17/10 để tránh vỡ nợ”.
Trong diễn biến mới nhất, các nhà làm luật với quan điểm bảo thủ thuộc phe Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã phản đối một đề xuất ngân sách chuẩn bị được đưa ra bỏ phiếu thông qua trong đêm ngày thứ Ba theo giờ Mỹ. Với việc đề xuất này bị bác bỏ, thế bế tắc ngân sách của Mỹ sẽ kéo dài thêm ít nhất 1 ngày nữa.